Nghị định quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước số 43/2015/NĐ-CP
Chính phủ ban hành Nghị định 43/2015/NĐ-CP về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Theo đó việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước phải theo nguyên tắc được quy định chi tiết trong Nghị định 43 này, bạn đọc có thể tham khảo phần nội dụng dưới đây.
Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
CHÍNH PHỦ Số: 43/2015/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH LẬP, QUẢN LÝ HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước được quy định tại Điều 31 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng là nguồn nước được cộng đồng dân cư coi là nguồn nước linh thiêng hoặc là nơi tổ chức các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng.
2. Nguồn nước liên quan đến hoạt động bảo tồn văn hóa là đoạn sông, suối, kênh, rạch, hồ gắn liền với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa truyền thống của địa phương.
3. Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là nguồn nước gắn liền với môi trường sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài động, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Sông, suối, kênh, rạch phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 31 của Luật Tài nguyên nước, bao gồm:
a) Đoạn sông, suối, kênh, rạch là nguồn cung cấp nước của nhà máy cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, làng nghề;
b) Sông, suối, kênh, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp;
c) Sông, suối, kênh, rạch có chức năng cấp, thoát nước nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tại các đô thị, khu dân cư tập trung;
d) Sông, suối, kênh, rạch gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông.
5. Mép bờ của sông, suối, kênh, rạch là ranh giới giữa mái dốc tự nhiên của bờ sông, suối, kênh, rạch với mặt đất tự nhiên theo chiều ngang. Trường hợp sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ thì mép bờ là đỉnh của bờ kè. Mép bờ của đầm, phá, ao, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo không phải là hồ chứa thủy điện, thủy lợi do cơ quan lập phương án cắm mốc xác định trên cơ sở mực nước cao nhất; đối với đầm, phá ven biển thì xác định trên cơ sở mực nước đỉnh triều trung bình nhiều năm.
Điều 4. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau đây:
a) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;
b) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
c) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;
d) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
2. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn của hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước.
3. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trong Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước và là căn cứ để xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định này.
Điều 5. Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải bảo đảm việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.
4. Việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm công khai, dân chủ.
Điều 6. Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa.
2. Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.
3. Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.
4. Các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Điều 8. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
1. Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
2. Đối với các loại hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Cúc
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 25/2022/TT-BTNMT Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
-
Tải Thông tư 14/2023/TT-BTNMT file doc, pdf về sửa đổi các thông tư liên quan đến cư trú lĩnh vực đất đai
-
Tải Nghị định 42/2024/NĐ-CP về hoạt động lấn biển file Doc, Pdf
-
Tải Thông tư 34/2018/TT-BCT file Doc, Pdf
-
Tải Thông tư 11/2024/TT-BTC quy định về thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản file Doc, Pdf
-
Thông tư 21/2022/TT-BTNMT danh mục và thời hạn chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan thuộc lĩnh vực TNMT
-
Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế
-
Tải Quyết định 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch năng lượng quốc gia 2021-2030 file doc, pdf
-
Thông tư 01/2023/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
-
Tải Luật Tài nguyên nước 2024, số 28/2023/QH15 file Doc, Pdf
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tài nguyên - Môi trường
Thông tư 07/2015/TT-BTNMT quy định đơn giá thuê đất đối với công ty nông, lâm nghiệp
Quyết định 1743/QĐ-TTg 2019
Đi tiểu bậy sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng từ ngày 1/2/2017
Thông tư 30/2017/TT-BNNPTNT
Quyết định số 137/2008/QĐ-TTG
Thông tư quy định thăm dò, phân cấp trữ lượng khoáng sản vàng số 03/2015/TT-BTNMT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác