Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xuất bản số 195/2013/NĐ-CP

Hướng dẫn thi hành Luật xuất bản

Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản. Nghị định này được Chính phủ ban hành, xét theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 195/2013/NĐ-CPHà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XUẤT BẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản về trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản; tổ chức và hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm và xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.

2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

1. Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động xuất bản và các biện pháp phòng, chống in lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm.

1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh - trật tự và phòng, chống tội phạm trong hoạt động xuất bản.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện công tác quản lý thị trường trong hoạt động xuất bản.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

1. Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại địa phương.

2. Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký theo quy định của Luật xuất bản và Nghị định này.

Điều 5. Chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động xuất bản

1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động xuất bản và công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.

Điều 6. Điều kiện thành lập, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài

1. Điều kiện thành lập:

a) Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;

b) Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án;

c) Có địa điểm làm trụ sở văn phòng đại diện.

Điều 7. Cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài

1. Việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thực hiện theo quy định sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (bằng tiếng Việt và tiếng Anh có công chứng) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có: Đơn đề nghị cấp giấy phép; văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính; giấy tờ chứng minh có trụ sở hoặc hợp đồng thuê trụ sở để làm văn phòng đại diện; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

Chương II

LĨNH VỰC XUẤT BẢN

Điều 8. Điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản

1. Ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 13 của Luật xuất bản, nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên;

b) Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;

c) Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.

Điều 9. Chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản

1. Việc chấp thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản là tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập thực hiện như sau:

a) Trước khi bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị chấp thuận bổ nhiệm; sơ yếu lý lịch của nhân sự dự kiến bổ nhiệm; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc); bản sao chứng chỉ hành nghề biên tập của nhân sự dự kiến bổ nhiệm tổng biên tập;

Điều 10. Đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản

1. Việc đăng ký xuất bản của nhà xuất bản thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 22 Luật xuất bản, không giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần đăng ký và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.

Điều 11. Liên kết trong hoạt động xuất bản

Ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 23 Luật xuất bản, nhà xuất bản và đối tác liên kết phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Đối với nhà xuất bản:

Trực tiếp ký hợp đồng in với cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và ký quyết định phát hành xuất bản phẩm.

Điều 12. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

1. Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật xuất bản bao gồm:

a) Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;

b) Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

Chương III

LĨNH VỰC IN, PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Điều 13. Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

1. Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (bao gồm các công đoạn chế bản, in, gia công sau in) khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật xuất bản;

b) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Điều 14. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (gọi tắt là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm khi có đủ điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 38 Luật xuất bản, trong đó văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Điều 15. Từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm trong các trường hợp sau đây:

1. Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

2. Xuất bản phẩm nhập khẩu đã được yêu cầu thẩm định nội dung nhưng cơ sở nhập khẩu không báo cáo kết quả thẩm định nội dung;

Điều 16. Trách nhiệm thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu của cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải ban hành quy chế nội bộ về thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng quy chế trong quá trình hoạt động.

Chương IV

XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ

Điều 17. Điều kiện hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử

1. Điều kiện về thiết bị, công nghệ để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản, cụ thể như sau:

a) Có máy chủ đặt tại Việt Nam, máy tính và các thiết bị khác để phục vụ mục đích xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet;

b) Có thiết bị, phần mềm phục vụ việc thiết kế, dàn trang, ghi dữ liệu trên các phương tiện điện tử;

Điều 18. Thẩm định đề án và đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử

1. Việc thẩm định đề án hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử thực hiện như sau:

a) Nhà xuất bản phải có đề án hoạt động xuất bản điện tử và tổ chức, cá nhân phải có đề án hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử gửi Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Đề án hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử thể hiện rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định này;

Điều 19. Phân loại xuất bản phẩm điện tử và yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử

1. Xuất bản phẩm điện tử gồm 02 (hai) loại:

a) Được chuyển sang hình thức điện tử từ xuất bản phẩm đã được xuất bản hợp pháp dưới hình thức khác;

b) Được tạo lập bằng phương thức điện tử, chưa được xuất bản dưới hình thức khác và có quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

Điều 20. Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh

1. Cơ sở phát hành có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này được nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh.

Điều 21. Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử

1. Khi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại Điều 48 Luật xuất bản, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản phải nộp xuất bản phẩm điện tử dưới dạng 01 (một) bản ghi trong thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc nộp qua mạng Internet bằng định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vê định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh và có chữ ký số kèm theo 02 (hai) tờ khai lưu chiểu theo mẫu quy định.

Điều 22. Trách nhiệm của nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử

1. Đối với nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm điện tử ngoài quy định tại Điều 50 Luật xuất bản, nhà xuất bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản, phát hành, nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm kỹ thuật, công nghệ sử dụng để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về công nghệ thông tin và viễn thông;

b) Bảo đảm nguyên vẹn nội dung, hình thức của xuất bản phẩm điện tử;

Điều 23. Các trường hợp bị yêu cầu đình chỉ, chấm dứt hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử

1. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân đình chỉ việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử để chấn chỉnh hoặc khắc phục nguyên nhân trong các trường hợp sau đây:

a) Không duy trì đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định này trong quá trình hoạt động;

b) Không thực hiện đúng quy định tại Điều 22 Nghị định này;

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.

Điều 25. Cấp đổi giấy phép trong hoạt động xuất bản và đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm

1. Trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản.

2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động, giấy phép thành lập.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đánh giá bài viết
1 493
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo