Nghị định 65/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng chống thiên tai
Nghị định số 65/2019/NĐ-CP
- Nghị định 65/2019/NĐ-CP
- NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 104/2017/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI; KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI; ĐÊ ĐIỀU
- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- Điều 2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 15 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
- Điều 3. Quy định chuyển tiếp
- Điều 4. Điều khoản thi hành
- Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Nghị định 65/2019/NĐ-CP của chính phủ - Nghị định số 65 năm 2019 được Chính phủ ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Theo đó, Nghị định này cũng bổ sung quy định về các mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi. Sau đây là nội dung Nghị định số 65/2019/NĐ-CP file doc, mời các bạn cùng theo dõi.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 09/9/2019.
Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 104/2017/NĐ-CP;
Nghị định 65/2019/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 65/2019/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 104/2017/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI; KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI; ĐÊ ĐIỀU
---------
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
1. Bổ sung khoản 4 Điều 2 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật hợp tác xã, Bộ luật dân sự, gồm: hợp tác xã, tổ hợp tác;
d) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư cá nhân); tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
2. Điểm a khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành công trình thủy lợi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại Điều 15a của Nghị định này;”
3. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi
2. Phạt tiền đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi theo quy định, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi vừa theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có quy trình vận hành công trình thủy lợi lớn hoặc quan trọng đặc biệt theo quy định.”
4. Bổ sung Điều 15a như sau:
“Điều 15a. Vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi nhỏ đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi vừa đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi lớn đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt đã được phê duyệt mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
5. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;
d) Hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi:
a) Không gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và thời gian quy định;
b) Không thực hiện kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và chế độ quy định;
c) Không có hoặc không tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công;
d) Không thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định;
đ) Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi;
e) Không có hoặc không thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt;
g) Không có hoặc không rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm hoặc không thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đã được phê duyệt.
4. Phạt tiền đối với hành vi mở rộng quy mô công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình dưới 10 m2;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình từ 10 m2 đến 30 m2;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình trên 30 m2.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi kết cấu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng trái phép công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Khoan, đào khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
b) Xây dựng nhà ở, công trình phụ, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này.”
6. Khoản 1, khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về sử dụng phương tiện giao thông đi trên công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.”
7. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19. Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:
a) Trồng cây lâu năm;
b) Nuôi trồng thủy sản;
c) Nghiên cứu khoa học;
d) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:
a) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
c) Xây dựng công trình ngầm;
d) Hoạt động du lịch, thể thao, kinh doanh, dịch vụ.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau:
a) Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;
c) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm d khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều này.”
8. Bổ sung Điều 19a như sau:
“Điều 19a. Vi phạm quy định về cản trở, chống đối người có thẩm quyền trong hoạt động thủy lợi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền trong hoạt động thủy lợi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, chống đối hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.”
Điều 2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 15 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 4. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 9 năm 2019.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Hành chính được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tải Nghị định 65/2019/NĐ-CP pdf
19/07/2022 4:25:17 CH
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Luật an ninh mạng nghiêm cấm những hành vi nào?
-
Mức hưởng và hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
-
Quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất
-
Phụ cấp độc hại cho cán bộ, công chức, viên chức 2024
-
Chị thị 03-CT/TW
-
Nghị định 64/2019/NĐ-CP
-
Khung tiêu chuẩn chức danh, đánh giá lãnh đạo
-
Nghị quyết 50/NQ-CP 2019
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hành chính
Các trường hợp miễn tập sự đối với viên chức, công chức
Quyết định 16/2016/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật
Nghị định 128/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 2024
Công văn 2591/BNV-TCBC về quản lý biên chế công chức, biên chế sự nghiệp và tinh giản biên chế
Quyết định 902/QĐ-BNV 2019
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác