Nghị định 24a/2016/NĐ-CP Quản lý vật liệu xây dựng

Tải về

Nghị định 24a/2016/NĐ-CP Quản lý vật liệu xây dựng

Nghị định 24a/2016/NĐ-CP nêu rõ, hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu: Đối với cửa hàng, siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng phải có đủ diện tích kho, bãi chứa đảm bảo cho việc bảo quản, xuất nhập các sản phẩm vật liệu xây dựng. Phải có đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các loại vật liệu xây dựng dễ cháy, có mùi, hóa chất độc hại, bụi bẩn. Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưa chứa, kinh doanh thì tổ chức và cá nhân phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý.

Thông tư 07/2016/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Thông tư 09/2016/TT-BXD Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình

Thông tư 05/2016/TT-BXD Đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24a/2016/NĐ-CPHà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản, Nghị định này chỉ điều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

2. Vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng được quản lý và quy hoạch trên phạm vi toàn quốc, bao gồm: Xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa.

3. Vật liệu ốp lát là vật liệu xây dựng được sử dụng để ốp, lát các công trình xây dựng.

4. Sứ vệ sinh là sản phẩm có nguồn gốc từ gốm sứ dùng để lắp đặt trong các công trình vệ sinh, phòng thí nghiệm và các phòng chuyên dụng khác.

5. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.

6. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Đá làm đá ốp lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, đôlômít, bentônít và các loại khoáng sản làm xi măng (gồm: Đá làm xi măng, sét làm xi măng và phụ gia xi măng), được quy hoạch trên phạm vi cả nước.

7. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là các loại khoáng sản được quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Luật Khoáng sản.

Điều 4. Quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng

1. Nội dung quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng:

a) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; các quy định về khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch: khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

d) Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

đ) Thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu xây dựng; công nghệ chế biến, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

e) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

2. Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

b) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

c) Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Chương II

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Mục 1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 5. Phân loại quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng bao gồm:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam.

2. Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, được lập trên phạm vi cả nước.

3. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, được lập trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 6. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là 10 năm, tầm nhìn là 20 năm.

2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng:

a) Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được rà soát, điều chỉnh tổng thể định kỳ 05 năm một lần; riêng đối với quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, có thể được xem xét, điều chỉnh đột xuất, cục bộ để đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường của cả nước.

b) Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng phải căn cứ kết quả rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng thời kỳ; chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội hoặc để đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường của cả nước.

Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và các số liệu khác về khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;

d) Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh.

2. Căn cứ lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam;

c) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và cơ sở dữ liệu khác về khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;

đ) Các tài liệu điều tra thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh trong nước, khu vực, thế giới về các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.

Đánh giá bài viết
1 918
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm