Nghị định 132/2018/NĐ-CP
Quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & tải File cực nhanh chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Nghị định số 132/2018/NĐ-CP - Quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Nội dung Nghị định 132/2018/NĐ-CP
Thuộc tính văn bản
Số hiệu văn bản | 132/2018/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Nơi ban hành | Chính phủ |
Lĩnh vực | Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ký | 1/10/2018 |
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 132/2018/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2018
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 16/2016/NĐ-CP NGÀY 16
THÁNG 3 NĂM 2016 VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA) VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3
năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
1. Bổ sung khoản 4a Điều 3 như sau:
“4a. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết,
mức độ khả thi và hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi làm cơ sở
để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.”
2. Sửa đổi khoản 15 Điều 3 như sau:
“15. Dự án hỗ trợ kỹ thuật là dự án có mục tiêu hỗ trợ công tác nghiên cứu chính sách, thể chế,
chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực con người hoặc để chuẩn bị thực hiện chương trình,
dự án khác thông qua các hoạt động như cung cấp chuyên gia trong nước và quốc tế, đào tạo, hỗ
trợ một số trang thiết bị, tư liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo trong và ngoài nước. Dự
án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại và
dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư.”
3. Bổ sung khoản 15a Điều 3 như sau:
“15a. Đề xuất chương trình, dự án đầu tư là tài liệu mô tả bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, phạm
vi, kết quả chính, dự kiến thời gian thực hiện, dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu vốn, sơ bộ đánh
giá hiệu quả kinh tế, xã hội, tác động môi trường (nếu có), đề xuất cơ chế tài chính trong nước,
phương án cân đối trả nợ và tác động đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan chủ
quản làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định cho phép lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.”
4. Sửa đổi điểm a khoản 16 Điều 3 như sau:
“a) Điều ước quốc tế khung về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là điều ước quốc tế về nguyên tắc và
điều kiện khung liên quan tới chiến lược, chính sách, khuôn khổ hợp tác, lĩnh vực ưu tiên; chuẩn
mực cần tuân thủ trong cung cấp và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; cam kết vốn ODA, vốn
vay ưu đãi cho một năm hoặc nhiều năm và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký
kết;”
5. Sửa đổi khoản 18 Điều 3 như sau:
“18. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng được người sử dụng (Chủ dự án) lựa chọn cho các dự án
vay ODA, vốn vay ưu đãi theo điều kiện thị trường, căn cứ danh sách và ý kiến về ngân hàng đủ
điều kiện làm ngân hàng phục vụ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.”
6. Sửa đổi khoản 20 Điều 3 như sau:
“20. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau
đây gọi là “Quyết định chủ trương đầu tư”) là văn bản quyết định của cấp có thẩm quyền về chủ
trương đầu tư chương trình, dự án hoặc chủ trương tiếp nhận khoản vay hỗ trợ ngân sách, bao
gồm những nội dung chính: Tên chương trình, dự án và nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài; tên
cơ quan chủ quản; mục tiêu và kết quả chủ yếu; thời gian và địa điểm thực hiện; hạn mức vốn;
cơ chế tài chính trong nước và phương thức cho vay lại; các hoạt động thực hiện trước (nếu có)
làm cơ sở để cơ quan chủ quản phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài xây dựng Báo cáo nghiên
cứu khả thi.”
7. Bổ sung khoản 20a Điều 3 như sau:
“20a. Quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không
hoàn lại (sau đây gọi là “Quyết định chủ trương thực hiện”) là văn bản quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án bao gồm những nội
dung chính: Tên dự án, phi dự án và nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài; tên cơ quan chủ quản;
mục tiêu; hạn mức vốn làm cơ sở để cơ quan chủ quản phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài phê
duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án.”
8. Sửa đổi khoản 21 Điều 3 như sau:
“21. Thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là văn bản thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu
đãi được ký kết nhân danh Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phải là điều
ước quốc tế.”
9. Sửa đổi khoản 22 Điều 3 như sau:
“22. Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại (sau đây gọi là
Văn kiện dự án) là tài liệu trình bày bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, hoạt động chủ
yếu, kết quả, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn, các nguồn lực
khác, phương thức tài trợ, điều kiện của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có), hình thức tổ chức quản
lý thực hiện do cơ quan chủ quản phê duyệt làm cơ sở thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự
án.”
10. Sửa đổi điểm b, c khoản 23 Điều 3 như sau:
“b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay
có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ
nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp
tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I của Nghị định này;
c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại
nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.”
11. Sửa đổi khoản 25 Điều 3 như sau:
“25. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi có ràng buộc là khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi có kèm theo
điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia tài trợ hoặc một
nhóm quốc gia nhất định theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài và quy định của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
12. Sửa đổi Điều 5 như sau:
“Điều 5. Lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo
dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển đô thị thông minh, thủy lợi.
2. Nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách.
3. Phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức và phát triển công nghệ.
4. Giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên
tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
5. Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác
công tư (PPP).
6. Lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
13. Sửa đổi Điều 6 như sau:
“Điều 6. Lĩnh vực ưu tiên theo nguồn vốn và nguyên tắc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu
đãi, vốn đối ứng
1. Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án tăng cường
năng lực; xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và
thích ứng với biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, chuẩn bị các dự án kết cấu hạ tầng có kỹ thuật,
công nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài trợ cho dự
án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
2. Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục,
giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông
thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
3. Vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, có
khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ; dự án vay về để cho vay lại.
4. Việc vay theo phương thức chỉ định nhà cung cấp, nhà thầu của nhà tài trợ nước ngoài áp
dụng đối với: Khoản vay hỗ trợ giải quyết các vấn đề khẩn cấp về thiên tai, thảm họa, đảm bảo
an ninh, quốc phòng, an ninh năng lượng; trường hợp chủ dự án chứng minh hàng hóa, thiết bị
của nhà tài trợ nước ngoài có ưu thế vượt trội về công nghệ, giá cả; các trường hợp cụ thể khác
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi
thường xuyên.
6. Việc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho các trường hợp khác thực hiện theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
7. Vốn đối ứng được ưu tiên bố trí cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5
năm và kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng tiến độ quy định trong điều ước quốc tế,
thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án và thực tế giải ngân các
nguồn vốn này trong quá trình thực hiện.”
14. Sửa đổi Điều 8 như sau:
“Điều 8. Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án sử
dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
1. Đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương không có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp: Ngân sách trung ương cấp phát toàn bộ.
2. Đối với chương trình, dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương: Ngân sách
trung ương cấp phát một phần, cho vay lại một phần hoặc toàn bộ đối với vốn vay ODA, vay ưu
đãi nước ngoài theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối
với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương sử dụng vốn vay
ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài làm phần đóng góp của địa phương trong dự án đối tác công
tư (PPP): Cho vay lại một phần hoặc toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách
trung ương theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quy định 47-QĐ/TW
-
Quyết định 35/2018/QĐ-UBND Tp HCM
-
3 điểm mới cần chú ý trong Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học
-
Nghị quyết 122/NQ-CP 2018
-
Quyết định 582/QĐ-TTg danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi giai đoạn 2016 - 2020
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Thông tư 13/2016/TT-BCT quy định quản lý than trôi
Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xuất bản số 195/2013/NĐ-CP
Nghị định 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công thương
Quyết định 1740/QĐ-TTg 2018
Quyết định về việc thí điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet số 4082/QĐ-BCT
Công văn 4023/VPCP-KTTH
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác