Nghị định 127/2017/NĐ-CP
Nghị định 127/2017/NĐ-CP - Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng
Chính phủ ban hành Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng. Nghị định này quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự
Thông tư 135/2017/TT-BQP quy định về bảo quản vật chứng là chất độc trong quân đội
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC NIÊM PHONG, MỞ NIÊM PHONG VẬT CHỨNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến niêm phong, mở niêm phong vật chứng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách:
a) Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
b) Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;
c) Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong.
2. Mở niêm phong vật chứng là gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín vật chứng đối với vật chứng được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với vật chứng không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được.
3. Giấy niêm phong là giấy có tính bền vững cao, trên đó ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng, họ tên, chữ ký hoặc điểmchỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng, người tham gia niêm phong vật chứng, thời gian niêm phong vật chứng và đóng dấu của cơ quan chức năng.
4. Người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng là người được cơ quan, người có thẩm quyền giao tiến hành tố tụng hình sự, thi hành án.
Điều 4. Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
2. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.
3. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.
Điều 5. Vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong
Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:
1. Vật chứng là động vật, thực vật sống.
2. Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
4. Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Điều 6. Người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên.
2. Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
3. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.
Điều 7. Người tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Người tham gia niêm phong vật chứng:
a) Người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng;
b) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
c) Người bào chữa (nếu có).
Người tham gia mở niêm phong vật chứng:
a) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
b) Người bào chữa (nếu xét thấy cần thiết);
c) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng (trong trường hợp cần thiết);
d) Đại diện cơ quan quản lý vật chứng được niêm phong trong những trường hợp vật chứng được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.
Chương II
NIÊM PHONG VẬT CHỨNG
Điều 8. Trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng
Một vật chứng có thể thực hiện niêm phong, mở niêm phong một hoặc nhiều lần. Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định này và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật. Việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng
a) Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời hoặc triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng;
Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong bị mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã chết, thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời người thân thích hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia niêm phong vật chứng;
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng cần niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi niêm phong, người tổ chức thực hiện niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức niêm phong vật chứng chứng kiến.
Đối với vật chứng cần điều kiện bảo quản đặc biệt như chất độc, chất phóng xạ, chất nổ, chất cháy, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người và các mẫu vật khác của cơ thể người hoặc vật chứng khác có tính chất tương tự phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn khi thực hiện niêm phong vật chứng. Trường hợp cơ quan chuyên môn chưa đến kịp mà xét thấy cần phải niêm phong ngay để bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng thì vẫn có thể thực hiện niêm phong vật chứng nhưng phải bảo đảm an toàn.
Đối với vật chứng không thể niêm phong được tại hiện trường, thì phải niêm phong từng phần hoặc những phần quan trọng, sau đó đưa về địa điểm do cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án quyết định để tiến hành niêm phong theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
b) Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
Người chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng phải chỉ đạo chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc niêm phong, dán giấy niêm phong, bảo quản, di chuyển vật chứng.
2. Thực hiện niêm phong vật chứng
a) Kiểm tra vật chứng cần niêm phong để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng của vật chứng vào biên bản niêm phong vật chứng;
b) Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng cần niêm phong (trường hợp vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được.
c) Những người tổ chức thực hiện niêm phong, tham gia niêm phong vật chứng ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chi) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ rõ ràng bằng mực khó phai);
d) Đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng hoặc của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng vào giấy niêm phong;
đ) Dán giấy niêm phong;
Đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần có thể mở được để lấy vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng của vật chứng và những phần ghép, nối của vật chứng;
Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản.
e) Kiểm tra niêm phong của vật chứng (giấy niêm phong phải đảm bảo không bị rách, biến dạng; không bị mất, biến dạng các thông tin ghi trên giấy niêm phong).
Thuộc tính văn bản: Nghị định 127/2017/NĐ-CP
Số hiệu | 127/2017/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Lĩnh vực, ngành | Thủ tục Tố tụng |
Nơi ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 16/11/2017 |
Ngày hiệu lực | 01/01/2018 |
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bộ Luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13
-
Nghị định 68/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết vụ việc HN&GĐ
-
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
-
Bộ luật tố tụng dân sự 2024 số 92/2015/QH13
-
Luật thi hành án số 64/2014/QH13
-
Toàn văn Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị
-
Luật khiếu nại số 02/2011/QH13
-
Quyết định 87/QĐ-HĐTC Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán
-
Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tố tụng - Kiện cáo
Quyết định 42/2016/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội
Thông tư 02/2018/TT-TANDTC
Tổng hợp điểm mới của Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017
Quyết định 139/QĐ-TANDTC Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2016
Nghị quyết 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác