Mức bồi dưỡng cho người làm việc trong môi trường độc hại

Tải về

Mức bồi dưỡng người làm việc trong môi trường độc hại

Ông Phạm Văn N (Bình Dương) làm kỹ thuật viên chụp Xquang, CT Scan tại một cơ sở y tế công lập, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lây nhiễm từ nhiều bệnh khác nhau, tiếp xúc hàng ngày với bức xạ Ion (tia X). Vậy, ông được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như thế nào?

Cách tính ngày nghỉ hàng năm khi nghỉ không lương

Những công việc mà phụ nữ không được làm

Quy định về thời hạn tăng lương cho người lao động

Bộ Y tế trả lời ông Phạm Văn N như sau:

Căn cứ Quyết định số 915/BLĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, thì ngành y tế có 12 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và 26 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.

Như vậy, công việc của ông N đang làm thuộc nhóm V (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).

Theo quy định của pháp luật thì những người làm việc trong các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ.

Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, ngoài chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV còn được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Điều kiện để được hưởng chế độ này, được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 2 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Đối với các cơ sở y tế, ngoài việc đo, kiểm tra môi trường lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 6/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp, thì đơn vị của ông N còn phải thực hiện đánh giá yếu tố tiếp xúc vi sinh vật. Vì thế, cơ quan ông phải đề nghị cơ quan thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động thực hiện đánh giá yếu tố tiếp xúc vi sinh vật (theo Phụ lục 1 của Thông tư số12/2006/TT-BYT ngày 30/12/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp) tại các khoa phòng, bộ phận để bổ sung vào Báo cáo kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT.

Căn cứ Phụ lục số 1 (Bản xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH) thì mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công việc của ông Túy cao nhất là mức 3 (có ít nhất 2 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm).

Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH, những người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm thì căn cứ vào điểm b, khoản 4, Điều 3 người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng).

Đánh giá bài viết
1 224
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm