Làm phiếu lý lịch tư pháp mất bao lâu?

Nhiều người thường băn khoăn không biết làm phiếu lý lịch tư pháp mất bao lâu, không biết có kịp thời gian để giải quyết công việc của mình hay không. Do vậy, bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn bài viết: Làm phiếu lý lịch tư pháp mất bao lâu?

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì lý lịc tư pháp được hiểu như sau:

"1.Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

............

4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản."

Như vậy, thông thường người dân làm phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh mình không có tiền án tiền sự và đủ điều kiện để làm việc, chứng minh cá nhân có hay không có án tích, ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng, hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự, hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

Hiện nay có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phục vụ công việc... Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là cấp để nộp cho cơ quan tố tụng...

Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu?

2. Hồ sơ làm lý lịch tư pháp

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp đối với công dân Việt Nam

  • Chứng minh thư/ Hộ chiếu;
  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp không tự mình đi làm)

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp đối với công dân nước ngoài

  • Hộ chiếu, visa hoặc thẻ tạm trú;
  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Giấy ủy quyền (trường hợp không tự mình đi làm)

3. Thời gian làm lý lịch tư pháp

Theo quy định không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì…thời gian không quá 20 ngày làm việc.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Phiếu lý lịch tư pháp, Đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 1.336
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi