Hướng dẫn phòng bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới
Vào ngày 16/01/2020 vừa qua, Bộ Y tế đã ra Quyết định 125/QĐ-BYT ban hành về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới. Qua đây có thể thấy được những cách để phòng chống bệnh viêm phổi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Hướng dẫn các cách phòng bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới
- I. Nếu bạn có triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở
- II. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm 2019-nCoV
- III. Sử dụng khẩu trang đúng cách
- IV. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm
- V. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm 2019-nCoV
- VI. 6 điều cần biết về coronavirus, chủng virus mới gây viêm phổi cấp
Virus Corona là một họ virus lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012.
Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính như ho, sốt, khó thở dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Điều đặc biệt, đây là chủng virus mới, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
[Cập nhật 31/01/2020]
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng toàn cầu (PHEIC) đối với sự lây lan của virus corona bên ngoài Trung Quốc, mô tả đây là “sự bùng phát chưa từng có tiền lệ”
Trước đây, trong lịch sử, WHO mới chỉ 5 lần tuyên bố tình trạng khẩn cấp Quốc tế, bao gồm các trường hợp: đối phó với dịch cúm năm 2009, dịch bại liệt bùng phát trở lại năm 2014, dịch virus Zika 2016, dịch Ebola bùng phát năm 2019.
Thực hiện theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do 2019-nCoV bằng cách thực hiện tốt các biện pháp sau:
I. Nếu bạn có triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở
- Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở.
- Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
II. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm 2019-nCoV
- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.
- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.
III. Sử dụng khẩu trang đúng cách
- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, cuộn tròn khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.
- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi – và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.
- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.
IV. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm
Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, HÃY thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
V. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm 2019-nCoV
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.
Một điều lưu ý nữa muốn nhắc nhở mọi người, một trong những cơ chế lây bệnh quan trọng của 2019-nCoV là qua giọt nhỏ được ho, hắt hơi... từ người nhiễm ra bên ngoài môi trường, sau khi lơ lửng trong không khí, các giọt nhỏ có thể đọng lại trên các bế mặt hoặc tay người nhiễm bám dính giọt nhỏ có thể vô tình bôi bẩn lên các bề mặt. Do vậy, công tác vệ sinh các bề mặt như thành cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà... rất quan trọng, đặc biệt chúng ta không chạm tay vào các loại bề mặt có nguy cơ như trong bệnh viện hoặc ở những khu vực công cộng.
Bên cạnh đó, để phòng lây nhiễm ngoài cộng đồng, người dân cần:
- Đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho, chùi mũi;
+ Che mũi, miệng khi hắt hơi và ho; vứt các khăn giấy lau mũi, miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy;
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ;
+ Không hút thuốc lá.
- Vệ sinh môi trường thường xuyên:
+ Duy trì thông thoáng khí nơi ở và nơi làm việc;
+ Tránh tiếp xúc và tụ tập nơi đông người, nơi không thoáng khí;
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, động vật hoang dã;
+ Tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/01/2020.
VI. 6 điều cần biết về coronavirus, chủng virus mới gây viêm phổi cấp
1. Virus corona là gì?
Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch, virus corona là một họ lớn gồm nhiều chủng virus khác nhau phổ biến trong động vật. Trong một số trường hợp hiếm hoi chúng có thể lây nhiễm từ vật sang người.
2. Các triệu chứng khi nhiễm virus corona
Các chủng virus này có khiến con người sinh bệnh, thường là các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình, tương tự như chứng cảm lạnh thông thường.
Các triệu chứng biểu hiện của nhiễm virus corona gồm chảy nước mũi, ho, đau họng, có thể đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày.
Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em, có khả năng virus corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.
Đã có một số chủng virus corona lây sang người đáng sợ. Đó là virus Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên phát hiện tại Trung Đông năm 2012. Virus này cũng gây ra các vấn đề về hô hấp, nhưng những triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều. Cứ 10 người nhiễm virus này lại có từ 3-4 người chết, theo dữ liệu của CDC (Mỹ).
Trong khi đó, virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) là một chủng virus corona khác có thể gây những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chủng virus này được phát hiện lần đầu tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Chủng virus gây bệnh SARS không chỉ gây ra những vấn đề về hô hấp mà còn có thể gây tiêu chảy, mệt mỏi, thở gấp, suy hô hấp, suy thận. Tùy theo tuổi người bệnh, tỉ lệ tử vong vì SARS rơi vào khoảng từ 0-50% số ca nhiễm, những người càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao.
3. Cách thức lây lan
Các chủng virus corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh, theo CDC (Mỹ).
4. Điều trị virus corona thế nào?
Chưa có cách điều trị cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Các bác sĩ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách kê thuốc giảm đau hay giảm sốt.
Theo CDC, việc ở phòng có độ ẩm đủ hoặc tắm nước nóng cũng sẽ giúp giảm đau họng và ho.
Người bệnh nên uống nhiều nước, chất lỏng, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm mà thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, cần tới bác sĩ ngay.
5. Phòng bệnh do virus corona gây ra
Hiện chưa có vắcxin phòng ngừa virus corona. Các thử nghiệm vắcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Nên cố gắng tránh đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước trong ít nhất 20 giây.
Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác.
Che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.
6. Virus corona và thai phụ
Với phụ nữ mang thai, các chủng virus corona có thể gây hậu quả nguy hiểm hơn. Có những trường hợp thai phụ bị MERS đã bị chết lưu thai như trong kết quả một nghiên cứu năm 2014.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục văn bản pháp luật
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài liên quan
-
Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
-
Thông tư 35/2019/TT-BYT Phạm vi người hành nghề khám bệnh chữa bệnh
-
Chỉ thị 02/CT-TTg 2020 tăng cường quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Quyết định 137/QĐ-BYT Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020
Thông tư 24/2020/TT-BYT Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp Giấy báo tử tại cơ sở KCB
Quyết định 1300/QĐ-BYT 2023 Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030
Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND
Thông tư 12/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư về Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Công văn 4122/BGDĐT-GDTC năm 2017 thực hiện chỉ tiêu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác