Hướng dẫn 73/2013/HD-BGDĐT-BVHTTDL
Hướng dẫn 73/2013/HD-BGDĐT-BVHTTDL về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH --------------- Số: 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG, TRUNG TÂM GDTX
Kính gửi: | - Các Sở Giáo dục và Đào tạo; |
Nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh.
1.2. Yêu cầu
a) Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ thông và GDTX; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX và các cơ quan liên quan thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn.
b) Cán bộ quản lý, giáo viên trường phổ thông, trung tâm GDTX chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng di sản văn hóa trong dạy học.
2. Di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX
Di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX bao gồm:
2.1. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
2.2. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
3. Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổ thông, trung tâm GDTX
3.1.Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa).
3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích.
3.3. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp:
a) Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường;
b) Dạy học tại nơi có di sản văn hóa;
c) Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa;
d) Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…
3.4. Lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa.
3.5. Phổ biến, hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Các đơn vị thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hướng dẫn liên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn.
b) Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng cốt cán do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức về dạy học thí điểm các nội dung di sản văn hóa; tổ chức các lớp bồi dưỡng ở địa phương.
c) Tổ chức dạy học nội dung di sản văn hóa. Ở từng cấp (nhà trường, phòng GDĐT, sở GDĐT) chú ý triển khai và rút kinh nghiệm thông qua các bước thí điểm và triển khai đại trà, đồng thời chuẩn bị tích cực các điều kiện hỗ trợ thực hiện.
d) Phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng:
- Tài liệu giới thiệu về văn hóa địa phương, dân ca, trò chơi dân gian, di tích, di sản tại địa phương để các nhà trường tham khảo trong quá trình tổ chức dạy học di sản văn hóa;
- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học di sản văn hóa tại bảo tàng. Thực hiện thí điểm và chuẩn bị các điều kiện để triển khai đại trà trong các năm học tiếp theo.
đ) Hằng năm, chủ trì phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, đánh giá vào cuối học kì và cuối năm học kết quả việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông và trung tâm GDTX theo hướng dẫn của 2 ngành. Kết quả thực hiện sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX được báo cáo (thành nội dung riêng trong các báo cáo sơ kết, tổng kết) về cơ quan quản lý Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên trực tiếp.
4.2. Các đơn vị thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tại địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện hướng dẫn liên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn.
b) Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng tư liệu giới thiệu về văn hóa địa phương, dân ca, trò chơi dân gian, di tích, di sản tại địa phương để các nhà trường sử dụng trong hoạt động dạy học di sản văn hóa.
c) Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc phối hợp sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông.
d) Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong việc đưa trò chơi dân gian, hát dân ca, giới thiệu di sản, di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương trong trường phổ thông.
đ) Miễn phí các hoạt động giáo dục liên quan đến sử dụng di sản, di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng.
Căn cứ hướng dẫn này, các cấp quản lí, các cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo và của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.
Các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện có thể phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDTX) hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Đào tạo) để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Hướng dẫn 73/2013/HD-BGDĐT-BVHTTDL
43 KBGợi ý cho bạn
-
Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 về phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025
-
Điều lệ Trường tiểu học mới nhất 2024
-
Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT 2023 Dự án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho HSSV
-
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
-
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng DTTS
-
Ép giáo viên trực hè có thể bị phạt tới 20 triệu
-
Tải Công văn 3972/BGDĐT-TTr 2023 về hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học mới doc, pdf
-
Hồ sơ dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục
-
Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT Điều lệ trường cao đẳng sư phạm
-
Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác