Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 6

Tải về

Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển kỹ năng Quản lý
-----------------------------

Hợp đồng Trong hoạt động xây dựng 6

Người soạn : Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng

4.4. Nghĩa vụ của Bên nhận thầu

a) Thực hiện đúng các cam kết ghi trong hợp đồng;

b) Chịu trách nhiệm trước Bên giao thầu và trước pháp luật về chất lượng công việc thực hiện, công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Bên giao thầu hoặc tư vấn theo dõi và kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng;

c) Quản lý các tài sản, xe máy dùng trong thi công và an toàn lao động;

d) Phối hợp với Bên giao thầu thực hiện việc nghiệm thu công việc thực hiện, công trình, hạng mục công trình hoàn thành theo hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo quy định tại khoản 6 mục IV của chương này;

đ) Các nghĩa vụ khác được cam kết trong hợp đồng.

5. Các quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tùy theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.

Để thực hiện công tác đầu tư xây dựng, chủ đầu tơư phải thực hiện những quan hệ hợp đồng kinh tế .

5.1. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình

Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.

5.2. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình trừ những trường hợp
sau đây không phải lập dự án:

a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình , bao gồm :

- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

- Công trình xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;

- Công trình hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong
kế hoạch đầu tư hàng năm;

- Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo sử dụng vốn ngân sách, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, đã có chủ trương đầu tư và rõ hiệu quả đầu tư, có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.

- Các công trình xây dựng khác không thuộc các trường hợp nêu trên có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng, tuỳ từng trường hợp cụ thể người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và làm rõ tính hiệu quả trước khi quyết định đầu tư xây dựng công trình.

b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.

5.3. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình a) Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất);

b) Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên);

c) Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có);

d) Mua sắm thiết bị lắp đặt trong công trình;

e) Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;

f) Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán;

g) Tiến hành thi công xây dựng;

h) Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng;

i) Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng;

k) Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.

l) Nghiệm thu, bàn giao công trình.

m) Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.

n) Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.

o) Bảo hành công trình.

p) Quyết toán vốn đầu tư.

q) Phê duyệt quyết toán.

5.4. Các hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư phải ký để thực hiện các công việc nêu trong khoản 5.1, 5.2 và 5.3 mục II của chương này

Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng xây dựng với nội dung như sau:

a) Hợp đồng với tổ chức tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực về khảo sát xây dựng thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (kể cả trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng) khi chủ đầu tư thấy cần thiết.

b) Hợp đồng với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng cho buớc thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.

c) Hợp đồng với người có chuyên môn phù hợp thực hiện việc giám sát khảo sát xây dựng khi chủ đầu tư không có người có chuyên môn phù hợp.

d) Hợp đồng với tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế công trình xây dựng khi chủ đầu tư không tự lập được.

Đánh giá bài viết
1 124
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm