Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 10

Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển kỹ năng Quản lý
-----------------------------

Hợp đồng Trong hoạt động xây dựng 10

Người soạn : Lê Văn Thịnh

Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng

9. Thanh lý hợp đồng xây dựng

9.1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thanh lý trong các trường hợp sau:

a) Hai bên hợp đồng xác nhận việc hoàn thành đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ theo hợp đồng của mỗi bên tham gia;

b) Hợp đồng bị huỷ bỏ theo quy định tại khoản 5.3 mục IV của chương này.

9.2. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản, có đủ xác nhận cần thiết của hai bên hợp đồng.

9.3. Cơ sở để tiến hành thanh lý Hợp đồng xây dựng bao gồm:

a) Tài liệu nghiệm thu công việc, hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành;

b) Bảng đối chiếu các số liệu về giải ngân, thanh toán giữa các bên tham gia được cơ quan tài chính hay tổ chức thanh toán xác nhận;

c) Báo cáo quyết toán công việc thực hiện, công trình, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành của Bên nhận thầu.

9.4. Thời hạn thực hiện thanh lý hợp đồng có thể lấy như sau:

Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

10. Kế thừa hợp đồng

10.1. Một trong hai bên hợp đồng có thể chuyển giao các quyền và nghĩa vụ hợp đồng của mình cho một tổ chức, cá nhân khác trong các trường hợp:

a) Bị giải thể, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật;

b) Do nguyên nhân bất khả kháng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

10.2. Nguyên tắc kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp đồng

a) Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ của một bên hợp đồng phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên đối tác tham gia hợp đồng;

b) Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, việc kế thừa được thực hiện đối với một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp đồng không được làm thay đổi yêu cầu đối với công việc, mục tiêu đầu tư của dự án và nội dung chủ yếu của hợp đồng được ký kết;

d) Tổ chức, cá nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng phải có đủ điều kiện về năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy định của Pháp luật.

10.3. Những trường hợp không được phép chuyển giao các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, bao gồm:

a) Do tính chất của hợp đồng;

b) Do pháp luật quy định;

c) Do hai bên hợp đồng thoả thuận;

11. Quản lý hợp đồng

11.1. Bên giao thầu có trách nhiệm trực tiếp hoặc thuê tư vấn quản lý, giám sát việc thực hiện hợp đồng. Tổ chức, cá nhân được lựa chọn để quản lý, giám sát hợp đồng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy định.

11.2. Cơ sở để quản lý, giám sát việc thực hiện hợp đồng là Hồ sơ hợp đồng .

11.3. Nội dung quản lý, giám sát hợp đồng bao gồm:

a) Quản lý phạm vi, khối lượng công việc thực hiện;

b) Quản lý chất lượng công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng:

- Việc quản lý chất lượng hợp đồng xây dựng căn cứ vào các Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, số 16/2005/NĐ-CP, số 08/2005/NĐ-CP, số 112/2007/NĐ-CP,…

- Căn cứ từ các cam kết của nhà thầu trúng thầu.

- Nội dung quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu; Kiểm định vật tư, vật liệu xây dựng; Kiểm tra thiết bị thi công, nhân sự huy động; Nhật ký thi công; Hồ sơ hoàn công. - Trách nhiệm về quản lý chất lượng: Đối với nhà thầu, chủ đầu tư, các tư vấn
(theo các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 209/2004/NĐ-CP, số 16/2005/NĐ-CP, số 08/2005/NĐ-CP; Các Thông tư hướng dẫn để quy định cụ thể trong hợp đồng).

- Các trường hợp: tư vấn xây dựng, xây lắp, tổng thầu xây dựng.

- Biện pháp bảo đảm chất lượng

- Xử lý các phát sinh về chất lượng

- Các quy định về nghiệm thu các công việc hoàn thành: Căn cứ từ quy định của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Các văn bản khác xác lập trong hợp đồng để quản lý

- Thành phần tham gia nghiệm thu

- Nội dung các công việc nghiệm thu

- Điều kiện nghiệm thu

- Quyền nghĩa vụ các chủ thể trong nghiệm thu

- Báo cáo kết quả nghiệm thu

c) Quản lý thời hạn và các mốc tiến độ chủ yếu:

- Căn cứ vào kết quả đấu thầu, biện pháp quản lý tiến độ, từ các đề xuất của nhà thầu về tiến độ đ• được trúng thầu.

- Quy định các mốc thời gian tiến hành, kết thúc công việc. Bên nhận thầu phải lập tiến độ chi tiết trình bên giao thầu chấp thuận. Các dự án phức tạp thì có thể quy định trong các tài liệu kèm theo khác. Các tình huống kéo dài thời gian, trách nhiệm của các bên khi kéo dài thời gian và cách xử lý. - Nội dung quản lý: Biểu đồ tiến độ từng công việc; Các mốc tiến độ quan trọng;

Huy động nguồn lực bảo đảm; Tổng tiến độ; Các biện pháp bảo đảm tiến độ; Xử lý phát sinh về tiến độ;….

- Đánh giá các yếu tố tác động: Điều kiện thực hiện - Nguồn lực huy động để thực hiện - Mức độ co d•n, điều chỉnh tiến độ - Các tác động của điều kiện tự nhiên tới tiến độ - ….

- Trách nhiệm các bên trong việc quản lý tiến độ: Nhà thầu; Chủ đầu tư; Tư vấn.

d) Quản lý ngân quỹ và chi phí thực hiện;

đ) Quản lý rủi ro, đề xuất ý kiến giải quyết các khiếu nại, tranh chấp giữa hai bên hợp đồng tại hiện trường.

11.4. Trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn quản lý, giám sát hợp đồng

a) Đại diện cho Bên giao thầu trong phạm vi các nội dung của Hồ sơ hợp đồng từ khi hợp đồng có hiệu lực cho đến khi thanh lý hợp đồng;

b) Có mặt tại công trình ở vào những thời điểm thích hợp trong suốt thời gian thi công để kiểm tra tiến độ, khối lượng và chất lượng thực hiện các công việc nói chung và đánh giá về mức độ phù hợp với nội dung của Hồ sơ hợp đồng;

c) Diễn giải các yêu cầu trong Hồ sơ hợp đồng, đưa ra các diễn giải cần thiết để tiến hành các công việc cụ thể cho Bên giao thầu và nhà thầu thực hiện;

d) Xác định số tiền phải thanh toán cho nhà thầu theo giai đoạn hoặc thời gian thực hiện công việc trên cơ sở Phiếu đề nghị thanh toán của nhà thầu và kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện các công việc nêu ở Điểm b của Khoản này; đ) Đề xuất các ý kiến giải quyết các khiếu nại, tranh chấp tại hiện trường xây dựng giữa hai bên hợp đồng.

12. Tạm dừng thực hiện hợp đồng:

12.1. Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng:

a) Do lỗi của Bên giao thầu hoặc Bên nhận thầu gây ra;

b) Các trường hợp bất khả kháng.

c) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận : do xẩy ra sự cố trong quá trình thực hiện, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên hợp đồng có hành vi vi phạm pháp luật;

12.2. Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đ• ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.

12.3. Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả
thuận để khắc phục.

13. Huỷ bỏ hợp đồng:

13.1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đ• thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại; 13.2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;
13.3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền;

14. Theo dõi, kiểm tra thực hiện các công việc của hợp đồng

14.1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Bên giao thầu có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện các công việc của hợp đồng.

Bên giao thầu trực tiếp hoặc sử dụng tư vấn để theo dõi, kiểm tra giám sát các công việc của Bên nhận thầu theo nội dung của Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được ký kết.

14.2. Bên nhận thầu tự kiểm tra giám sát các công việc do mình thực hiện trong phạm vi của Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được ký kết.

VI. Thưởng, phạt, bồi thường thiệt hại và xử lý các vi phạm, tranh chấp hợp đồng

1. Thưởng thực hiện hợp đồng

1.1. Tuỳ thuộc quy mô, tính chất và hình thức hợp đồng, hai bên hợp đồng có thể thoả thuận về thưởng tiến độ và chất lượng thực hiện các công việc theo hợp đồng. Việc thưởng hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng.

1.2. Việc xét thưởng, trả thưởng cho Bên nhận thầu có thể thực hiện một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ hoàn thành các phần việc và toàn bộ hợp đồng.

1.3. Đối với các công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, việc xét thưởng và thanh toán tiền thưởng đối với Bên nhận thầu phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định.

1.4. Mức thưởng:

a) Mức thưởng về tiến độ được tính theo số ngày hoàn thành công việc sớm hơn so với thời hạn thực hiện theo hợp đồng;

b/ Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không nêu ở 2 mục a và b Khoản này vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi.

1.5. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.

Đánh giá bài viết
1 364
0 Bình luận
Sắp xếp theo