Hành vi gây phiền hà, sách nhiễu khi tiếp công dân bị xử phạt thế nào?

Ngày nay, dựa vào chức quyền mà làm khó dân trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo là hành vi phổ biến. Vậy làm thế nào để dẹp bỏ những hành vi này? Hoatieu.vn sẽ chia sẻ đến bạn bài viết: Hành vi gây phiền hà, sách nhiễu khi tiếp công dân bị xử phạt thế nào.

1. Tiếp công dân là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 thì tiếp công dân được hiểu như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

2. Phải làm gì khi cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu dân?

Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể quay video, ghi âm làm bằng chứng để khiếu nại, tố cáo cán bộ hoặc người có thẩm quyền giải quyết cho bạn nhưng gây phiền hà, sách nhiễu với các cán bộ cấp trên trực tiếp quản lý họ, để được giải quyết.

Hành vi gây phiền hà, sách nhiễu dân bị xử phạt thế nào?

3. Cán bộ tiếp dân gây phiền hà, sách nhiễu có bị xử phạt?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật khiếu nại 2011 thì hành vi gây phiền hà được quy định như sau:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

Về xử phạt hành vi gây phiền hà, sách nhiễu khi tiếp công dân giải quyết khiếu nại... được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 41. Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 66 Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định xử phạt đối với hành vi này như sau:

Điều 166. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

.....

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, hành vi gây phiền hà, sách nhiễu dân trong quá trình họ mong muốn giải quyết khiếu nại tố cáo thì tùy vào mức độ, sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc xử lý vi phạm hình sự theo quy định phù hợp.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Cách viết đơn xin khiếu nại, Mẫu đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 149
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm