Công văn 5414/BTC-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh khi hệ thống VNACCS có sự cố 2016

Công văn 5414/BTC-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh khi hệ thống VNACCS có sự cố 2016

Công văn 5414/BTC-TCHQ năm 2016 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh khi hệ thống VNACCS có sự cố do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/04/2016. Theo đó, lô hàng quá cảnh đã mở tờ khai hải quan giấy: tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu khỏi Việt Nam và lưu hồ sơ thanh khoản riêng.

Quyết định 384/QĐ-TCHQ năm 2016 Quy chế trao đổi thông tin tờ khai hải quan điện tử

Thông tư 217/2015/TT-BTC thủ tục hải quan, quản lý thuế với hoạt động thương mại biên giới

Quyết định 13/2016/QĐ-TTg Cơ chế quản lý tài chính và biên chế với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5414/BTC-TCHQ
V/v hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh
khi hệ thống VNACCS có sự cố



Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Bộ Tài chính nhận được báo cáo vướng mắc của Hải quan địa phương liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh trong trường hợp hệ thống gặp sự cố. Về việc này, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hải quan giấy - mẫu HQ/2015/XK ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

b) Chứng từ khác quy định tại Điểm b.2, b.3, Khoản 1, Điều 51, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Khai và nộp 02 (hai) tờ khai hải quan giấy - mẫu HQ/2015/XK theo hướng dẫn tại Mục A của Phụ lục 1, Phụ lục 2(a) và Phụ lục 2(b) kèm theo Công văn này.

b) Xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập và Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa quá cảnh xuất khi được yêu cầu.

c) Vận chuyển đúng tuyến đường và thời gian quy định.

d) Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong hàng hóa.

đ) Thực hiện khai bổ sung tờ khai hải quan, hủy tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập:

a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hàng hóa quá cảnh.

b) Kiểm tra hàng hóa: Chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

c) Niêm phong hàng hóa theo quy định tại Điểm c3, Khoản 1, Điều 51, Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

d) Lập 02 Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL - Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

đ) Xác nhận kết quả kiểm tra giám sát hàng quá cảnh tạm nhập và số ký hiệu niêm phong hàng hóa (nếu có) trên tờ khai và Biên bản bàn giao, niêm phong hồ sơ gồm: 01 tờ khai hải quan và 01 Biên bản bàn giao, lưu 01 tờ khai và 01 Biên bản bàn giao.

e) Xử lý vi phạm (nếu có)

g) Tiếp nhận hồi báo Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh xuất.

h) Trường hợp đến thời hạn (ngày dự kiến đến đích được khai báo trên tờ khai) mà không nhận được hồi báo, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh xuất để truy tìm và xử lý vi phạm (nếu có).

i) Trường hợp doanh nghiệp phải khai bổ sung hồ sơ hải quan hoặc phải hủy tờ khai hải quan thì có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết khai bổ sung hồ sơ hải quan, hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan.

k) Lập sổ theo dõi tờ khai hải quan giấy đối với hàng hóa quá cảnh có nội dung theo mẫu tại phụ lục kèm theo công văn này (Phụ lục 4a và 4b).

4. Trách nhiệm Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh xuất:

a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa quá cảnh do người vận chuyển xuất trình.

b) Kiểm tra: Tính nguyên vẹn của niêm phong hồ sơ hải quan và sự phù hợp các chứng từ trong hồ sơ hải quan; số, ký hiệu và sự nguyên vẹn của niêm phong hàng hóa với số, ký hiệu niêm phong thể hiện trên biên bản bàn giao và tình trạng bên ngoài của bao bì hàng hóa được niêm phong (nếu hàng hóa có bao bì niêm phong); đối chiếu thực trạng hàng hóa niêm phong với nội dung hàng hóa thể hiện trên Biên bản bàn giao và hồ sơ hải quan để xác định tính nguyên trạng của hàng hóa quá cảnh được niêm phong.

c) Lập biên bản về tình trạng nghi vấn và kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh trong trường hợp phát hiện niêm phong hồ sơ, niêm phong hàng hóa hoặc bao bì không còn nguyên trạng theo thẩm quyền quy định tại Điều 90 Luật Hải quan và quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực Hải quan.

d) Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên tờ khai hải quan và Biên bản bàn giao.

đ) Thực hiện hồi báo (Fax Biên bản bàn giao đã xác nhận) cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập.

e) Điện (hoặc fax) thông báo lại để phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập truy tìm hàng quá cảnh chưa tái xuất trong trường hợp nhận được thông báo của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa quá cảnh nhập về thời hạn vận chuyển quá cảnh đã hết nhưng hàng hóa quá cảnh chưa đến cửa khẩu (nếu có).

g) Lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm (nếu có).

5. Khi hệ thống hoạt động trở lại:

a) Lô hàng quá cảnh nhập đã mở tờ khai hải quan giấy thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu khỏi Việt Nam và lưu hồ sơ thanh khoản riêng.

b) Những lô hàng tiếp sau phải thực hiện theo đúng quy định và đăng ký tờ khai độc lập trên hệ thống VNACCS hiện hành.

Bộ Tài chính hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nội dung trên đây. Trường hợp có vướng mắc, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để được hướng dẫn giải quyết./.

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
  • Đ/c TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
  • Các Vụ: CST, PC (để t/h);
  • Lưu: VT, TCHQ

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG


Vũ Ngọc Anh

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC Ô TRÊN TỜ KHAI HQ/2015/XK VÀ PHỤ LỤC TỜ KHAI HQ/2015-PLXK ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN ĐỘC LẬP

Chỉ tiêu thông tin

Nội dung hướng dẫn cụ thể

Góc trên bên trái TK

Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đến

Phần giữa tờ khai

* Ô thứ nhất: Số tham chiếu; Ngày, giờ gửi; Không ghi gì/gạch chéo.

* Ô thứ hai:

- Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: Ghi số tờ khai được mở và đăng ký trong Sổ đăng ký tờ khai giấy hàng quá cảnh theo trật tự: Số tờ khai/HQC/Mã đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai.

Lưu ý: Mã đơn vđăng ký tờ khai là mã chuẩn của đơn vị Hải quan theo quy định được áp dụng cho Hệ thống VNACCS/VCIS.

Ví dụ: tờ khai số 100 đăng ký tại Chi cục HQCK Cha Lo - Quảng Bình thì tại tiêu chí Số tờ khai được ghi như sau: 100/HQC/31BB.

- Số lượng phụ lục tờ khai: Là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên).

Góc trên bên phải tờ khai

Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai ký tên, đóng dấu công chức.

A- Phn dành cho người khai hải quan

Ô số 1

Ghi: Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của người xuất khẩu hàng hóa quá cảnh (thuộc nước thứ nhất).

Ô số 2

Ghi: Tên, địa chỉ của người nhập khẩu hàng quá cảnh (thuộc nước thứ ba).

Ô số 3

Ghi: Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax của thương nhân đượcủy thác vận chuyển hàng quá cảnh (thuộc nước thứ hai hay nước quá cảnh phải ghi mã số thuế).

Ô số 4

Ghi: Tên, địa chỉ, mã số thuế của Đại lý hải quan, nếu hàng quá cảnh do doanh nghiệp Việt Nam làm Đại lý hải quan được chủ hàng hóa quá cảnh thuế làm thủ tục quá cảnh hàng hóa qua Việt Nam.

Ô số 5

Ghi ba từ: Hàng quá cảnh.

Đánh giá bài viết
1 54
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi