Chỉ thị 20/CT-UBND Đồng Nai về Covid19

Chỉ thị số 20 về Covid19 tỉnh Đồng Nai

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 NQ CP, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, tỉnh Đồng Nai cho phép mở lại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (không phục vụ các loại đồ uống có cồn) hoạt động không quá 50% công suất; người bán hàng rong, vé số sẽ  được hoạt động kèm điều kiện.

Sau đây là các nội dung chính Chỉ thị 20/ CT-UBND về các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Đông Nai, mời các bạn cùng theo dõi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện một số biện pháp kể từ 00 giờ ngày 24 tháng 10 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (trừ các khu vực, vùng cách ly y tế, phong tỏa), cụ thể như sau:

Đề nghị người dân luôn nêu cao ý thức tự giác, chủ động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khỏang cách, Khai báo y tế, Khứ khuẩn, Không tụ tập đông người); yêu cầu người dân sử dụng công nghệ thông tin để khai báo y tế điện tử khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc khi di chuyển; đăng ký tiêm vắc xin, đăng ký khám chữa bệnh, cập nhật chứng nhận tiêm chủng; quét mã QR khi vào/ra địa điểm công cộng, điểm tập trung đông người, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người, khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV2 (test nhanh) theo hướng dẫn của cơ quan y tế khi có nhu cầu hoặc khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác. Nếu kết quả dương tính, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Trạm y tế cấp xã hoặc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố nơi lưu trú.

Người dân tham gia lưu thông trong nội tỉnh khi đã được tiêm vắc xin ít nhất 1 mũi vắc xin và 14 ngày sau tiêm hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng. Khi tham gia lưu thông người dân phải sử dụng mã QR trên ứng dụng PCCOVID và thể hiện lịch sử tiêm chủng; trường hợp không có mã QR thì xuất trình giấy xác nhận đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 (ít nhất 1 mũi vắc xin và 14 ngày sau tiêm) hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng khi các cơ quan chức năng yêu cầu. Khuyến cáo người dân chưa được tiêm vắc xin chỉ tham gia lưu thông khi thật sự cần thiêt như chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, mua hàng hóa thiết yếu, khi thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp đặc biệt khác.

Đối với việc đi lại ngoài tỉnh phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế, Bộ Giao thông - vận tải và yêu cầu của địa phương nơi đến.

Về các chốt kiểm soát phòng, chống dịch: Duy trì các chốt kiếm soát phòng, chống dịch giáp ranh các tỉnh thành lân cận để kiểm soát dịch COVID-19; các chốt kiểm soát đường thủy, cửa khẩu cảng; các chốt kiểm soát tại các khu vực phong tỏa trong phạm vi hẹp nhất. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập các chốt kiểm soát tiếp giáp quốc lộ thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo không cản trở lưu thông đối với các trường hợp đủ điều kiện lưu thông và chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Các hoạt động tập trung đông người: sự kiện, đám cưới, đám tang,... được hoạt động tối đa không quá 30 người (trong nhà) và không quá 45 người (ngoài trời) cùng một địa điểm. Các hoạt động phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, 100% người tham gia phải là những người đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin và 14 ngày sau tiêm hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng.

Về vận tải hành khách công cộng, đường thủy nội địa, hàng hải; hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông - vận tải.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng được hoạt động khi có kế hoạch/phương án và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh,... hoạt động đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm: Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ truyền thông được hoạt động khi có kế hoạch và chiu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bào phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dich COVID-19 Bộ Y tế, Bộ Công thương.

Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (không phục vụ thức uống có cồn): hoạt động không quá 50% công suất, giữ khoảng cảch 1 mét giữa người và người, đảm bảo công táo phòng, chống dich.

Cơ sở kinh doanh các dich vụ: vũ trường, karaoke, mát-xa, quán bar, intemet, trò chơi điện tử, cơ sở làm đẹp, spa... tiếp tục ngừng hoạt động; riêng cơ sở làm tóc được hoạt động phài đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Người bán hàng rong, vé số được hoạt động khi đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin và 14 ngày sau tiêm hoặc giấy xác nhận đã khói bệnh COVID-19 dưới 6 tháng.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Có phương án và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động ”, Quyểt định của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khu công nghiệp".
Về hoạt động giáo dục, đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Hoạt động của cơ quan, công sở: các đơn vị Nhà nước tổ chức chính tri, tổ chức chính trị xã hội tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị Nhà nước của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ quan, công sở không hạn chế số lượng; xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc; Việc tổ chức các hội nghị, họp, tập huấn, hội thảo.. .tại các công sở tổ chức phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 30 người; người tham gia phải được tiêm ít nhât 1 mũi văc xin và 14 ngày sau tiêm hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 6 tháng.

Đối với cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch được hoạt động khi có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao được hoạt động tối đa 50% công suất, số lượng người tham gia Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với người tham quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới).

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (phẫu thuật thấm mỹ), cơ sở kinh doanh, vật tư sinh phẩm, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động bảo đảm công tác phòng, chống dịch.

Ứng dụng công nghệ thông tin: Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19 kết quả điều trị COVID-19. Quản lý thông tin người vào ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông ngươi bằng mã QR.

Các hoạt động chuyên mộn y tế thực hiện các biện pháp y tế quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQCP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ; trọng tâm là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 2, ưu tiên tiêm cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên, triển khai tiêm cho người dân từ 12 đến 17 tuổi. Thực hiện xét nghiệm tại địa bàn nguy cơ, nhóm nguy cơ; tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người và sử dụng phương pháp gộp mẫu. Tăng cường năng lực thu dung điều trị COVID-19 tại 3 tầng điều trị, đặc biệt là các giường hồi sức tích cực để giảm tỷ lệ tử vong; quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 561
0 Bình luận
Sắp xếp theo