Chỉ thị 13/CT-TTg
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Chỉ thị 13/CT-TTg - Hướng dẫn tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2019
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 ngày 24/05/2018. Chỉ thị này hướng dẫn tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2019.
Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương
Nghị định 66/2018/NĐ-CP Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước
Thuộc tính văn bản: Chỉ thị 13/CT-TTg
Số hiệu | 13/CT-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Lĩnh vực, ngành | Thương mại, Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội |
Nơi ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 24/05/2018 |
Ngày hiệu lực | 24/05/2018 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/CT-TTg
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
Năm 2019, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, nền kinh tế nước ta dự báo tiếp tục gặp
nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Ở trong nước, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn những
hạn chế, tồn tại; trong đó năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp.
Khoa học phát triển nhanh và cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động, ảnh hưởng trên
nhiều phương diện đến nước ta. Bối cảnh quốc tế, trong nước đòi hỏi các cấp, các ngành
phải tiếp tục tập trung khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém; nỗ lực đổi mới, vượt
qua khó khăn, thách thức; phấn đấu đạt được những kết quả to lớn hơn nữa, tạo nền tảng
cho phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành và địa phương) tập trung chỉ đạo
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
với các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung chủ yếu sau:
A. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
1. Đánh giá sát thực, đúng thực chất tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ và tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018,
bao gồm: các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà
nước 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2018; phân tích, đánh giá những kết quả
đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, quốc phòng, an
ninh..., các tồn tại, hạn chế, phân tích kỹ các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các
biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng, ổn định đời sống nhân dân
trong những tháng cuối năm.
2. Dự báo kịp thời, sát tình hình thế giới và trong nước, những cơ hội, thách thức đối với
sự phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ để có giải pháp ứng phó phù hợp, hạn chế
thấp nhất các tác động tiêu cực có thể xảy ra.
3. Trên cơ sở kết quả đã đạt được và dự báo tình hình trong nước và thế giới, căn cứ
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, các mục tiêu nhiệm vụ phát
triển của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông
qua, các điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, các bộ, ngành và địa
phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
4. Việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2019 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch
tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016 - 2020; các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của
Đảng, của Quốc hội[1] và các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương
khóa XII[2].
5. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 phải
được triển khai đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành, các cơ quan, đơn vị.
6. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả; tăng cường trách nhiệm giải
trình trong xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực.
B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước đạt khoảng 6,8%. Chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững, hiệu
quả và sáng tạo; nâng cao năng suất lao động; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế
và các ngành, lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và
công nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo và đẩy mạnh khởi nghiệp nhằm tận dụng các cơ
hội phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ
môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng,
giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả
công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; duy trì môi trường hòa bình, ổn
định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu
vực và trên thế giới.
II. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Về phát triển kinh tế
a) Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Điều hành đồng bộ, hiệu quả các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền
tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật và các chính
sách khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định các cân đối kinh tế vĩ
mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách và đầu
tư công; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách
nhà nước theo hướng hiệu quả, bền vững; giữ cơ cấu hợp lý giữa tích lũy và tiêu dùng,
tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo chi cho con
người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng, an ninh. Bảo đảm an ninh tài chính quốc gia,
an toàn nợ công; lành mạnh hóa hệ thống tài chính; huy động, phân bổ và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế.
Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, thị trường
chứng khoán hiệu quả; hạn chế những biến động bất lợi. Phấn đấu tiếp tục tăng dự trữ
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Bài viết hay Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Thông tư 25/2015/TT-BNNPTNT về danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
Công văn 334/TTg-KTN
Tải Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá file Doc, Pdf
Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
Quyết định 1022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách, pháp luật kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác