Các nguyên tắc áp dụng pháp luật 2024

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là việc cần thiết khi giải quyết một vụ việc trên thực tế liên quan đến pháp luật. Người làm luật, người dân bình thường cũng cần nắm vững để đảm bảo giải quyết, giám sát vụ việc một cách công bằng, đúng luật. Bài viết dưới đây Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Khái niệm áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. Hay đó là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, nó còn là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

Theo đó, nguyên tắc áp dụng pháp luật được tiến hành như sau:

  • Thứ nhất, Ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
  • Thứ hai, Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
  • Thứ ba, Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau
  • Thứ tư, Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực
  • Thứ năm, Áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật 2021

3. Ví dụ về áp dụng pháp luật

Ví dụ: Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế… xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân,.... Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong một bộ luật, luật cụ thể hay kết hợp những văn bản khác liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

  • Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
  • Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể
  • Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng.
  • Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

  • Đối với mỗi trường hợp cụ thể cần phải áp dụng pháp luật đúng, chính xác, cụ thể để đảm bảo tính công bằng cho xã hội.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Sở dĩ, luật thường quy định chung chung và đứng yên ổn định một chỗ. Thực tế, các vụ việc thực tiễn xảy ra biến tấu khác nhau. Để đảm bảo xét xử thấu tình đạt lý cho một vụ việc cần phải áp dụng pháp luật linh hoạt, sáng tạo.

5. Liên hệ thực tiễn áp dụng pháp luật

Khi giải quyết ly hôn, hiện nay cần áp dụng luật hôn nhân gia đình. Khi ly hôn phải tiến hành giải quyết phân chia tài sản, lúc này cần áp dụng thêm luật đất đai để xem xét... Áp dụng tất cả các quy định pháp luật ở các luật khác nhau phù hợp, để có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng và hiệu quả.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 3.784
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm