Báo cáo 928/BC-SLĐTBXH

Báo cáo 928/BC-SLĐTBXH về công tác lao động, thương binh và xã hội Hà Nội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội ban hành.

SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Số: 928/BC-SLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2012

BÁO CÁO
CÔNG TÁC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2012

--------------------------

Thực hiện Công văn số 3635/UBND-KH&ĐT ngày 9/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, giải pháp 6 tháng cuối năm 2012; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội báo cáo như sau:

Phần 1.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

1. Công tác lao động việc làm

Ước 6 tháng, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 72.580/140.000 người, đạt 51,8% KH, xét duyệt 650 vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 66,8 tỷ đồng, tạo việc làm cho 5.300 lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã đưa 470 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2. Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố đã tổ chức được 45 phiên giao dịch việc làm với 2.316 doanh nghiệp, đơn vị tham gia, có 12.450 lao động được tuyển dụng.

Phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND TP ra quyết định thành lập Ban Quan hệ lao động thành phố Hà Nội.

Hoàn thiện Đề án tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch việc làm vệ tinh.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động nước ngoài, xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

Xem xét, thừa nhận 112 bản nội quy lao động, ra thông báo đăng ký thang bảng lương cho 128 doanh nghiệp, cấp 1784 giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2. Công tác đào tạo nghề

Ước 6 tháng, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh và đào tạo cho 65.500 lượt người, đạt 45% kế hoạch.

Tổ chức Hội thi tay nghề Thành phố năm 2012, Hội thao học sinh, sinh viên các trường dạy nghề trên địa bàn Thành phố. Xây dựng kế hoạch ôn luyện cho những giáo viên, học sinh được lựa chọn để tham dự Hội giảng giáo viên Toàn quốc và Hội thi tay nghề Quốc gia.

Hoàn thiện 2 Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch hệ thống các cơ sở xã hội giai đoạn 2010 - 2020.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính xây dựng mức thu học phí các năm học từ 2012 - 2015 trình UBND Thành phố phê duyệt.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ và giao chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012.

Trình UBND TP ban hành kế hoạch kiểm tra công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức đoàn kiểm tra công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây.

Triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo địa chỉ, có 5 cơ sở dạy nghề ký hợp đồng với Sở để dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Xây dựng phương án sáp nhập Trường trung cấp nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học vào một trường dạy nghề công lập của Thành phố.

Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho 10 đơn vị.

3. Công tác thực hiện chính sách với người có công

Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và giải quyết chế độ ưu đãi người có công cho trên 16.297 trường hợp.

Trình UBND Thành phố ban hành Kế hoạch 21/KH-UBND ngày 23/2/2012 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch:

- Phối hợp tuyên truyền ý nghĩa chính trị ngày Thương binh liệt sỹ. Phối hợp với Đài PTTH Hà Nội chuẩn bị tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sỹ.

- Tham mưu cho UBND Thành phố kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người có công với cách mạng.

- Đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện thực hiện Kế hoạch 21/KH-UBND của UBND Thành phố, tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ các hộ gia đình chính sách thuộc diện nghèo.

Tính đến trung tuần tháng 5/2012, toàn Thành phố đã vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 16.358/130 triệu đồng, đạt 90% kế hoạch; sửa chữa, nâng cấp 287/551 nhà cho người có công, đạt 52% KH; tu sửa 87/113 công trình ghi công liệt sỹ, đạt 77% KH, tặng 1.309/3.844 sổ tiết kiệm cho người có công, đạt 34% KH, nâng mức phụng dưỡng cho 39/55 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đạt 71%KH, có 32/131 hộ gia đình chính sách đã thoát nghèo.

Trinh UBND TP phê duyệt kế hoạch thăm và tặng quà đối tượng người có công nhân dịp 27/7.

Tham gia công tác chuẩn bị tổ chức Lễ mít tinh cấp Nhà nước kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ.

4. Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

Ước 6 tháng, toàn Thành phố giảm 10.688/23.000 hộ nghèo, đạt 46,5% KH.

Trình UBND TP ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo thành phố Hà Nội năm 2012, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn công tác xã hội năm 2012.

Xây dựng và trình UBND TP kế hoạch trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2015, phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân thành phố Hà Nội năm 2012.

Xây dựng phương án chuyển giao Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân cho UBND quận Cầu Giấy quản lý, đề án thành lập Trung tâm công tác xã hội và tư vấn trẻ em.

Trình UBND TP bổ sung 10 tỷ đồng vốn cho hộ nghèo, cận nghèo vay, 5 tỷ đồng cho người khuyết tật vay.

Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện triển khai nguồn vốn cho hộ nghèo, người khuyết tật vay ưu đãi. Tính đến nay, theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội, giải ngân cho hộ nghèo vay sản xuất kinh doanh đạt 173,5/178,5 tỷ đồng, cho người khuyết tật vay đạt 3,5/5 tỷ đồng, cho hộ nghèo vay xây dựng nhà ở đạt 53 tỷ đồng, cho hộ nghèo vay chăn nuôi bò sinh sản 15,235 tỷ đồng.

Các quận, huyện đã hoàn chỉnh thủ tục cấp thẻ BHYT miễn phí cho 2012.065 người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn, người bị bệnh phong, hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ BHYT cho 1044 thành viên hộ cận nghèo; tiếp tục chi trả kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; thực hiện chính sách cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP; trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho 130.000 đối tượng BTXH.

Tổ chức đi thăm, tặng quà các cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật, cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật nhân ngày Người Khuyết tật Việt Nam.

Phối hợp các quận, huyện tập trung được 228 người lang thang xin ăn đưa vào các trung tâm BTXH. Ra quyết định tiếp nhận 127 đối tượng vào nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

5. Chăm lo tết cho các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công, đối tượng hưởng chính sách xã hội

Chỉ đạo các quận, huyện, cơ sở bảo trợ xã hội quan tâm chăm lo Tết cho người có công với cách mạng, người nghèo, các đối tượng hưởng chính sách xã hội, người cao tuổi và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức kiểm tra tình hình tặng quà Tết cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại một số quận, huyện xã, phường.

Theo kết quả tổng hợp báo cáo từ quận, huyện, Tết Nhâm Thìn 2012, toàn Thành phố đã tặng 1.266.467 xuất quà cho các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người cao tuổi (người tròn 90 tuổi và người tròn 100 tuổi), hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, CBCNV nghỉ hưu, nghỉ mất sức đang hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí 249.063 triệu đồng, trong đó: ngân sách các cấp 241.576 triệu đồng, chiếm 97%, nguồn vận động 7.486 triệu đồng, chiếm 3%.

6. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Trình UBND TP ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em.

Phối hợp với huyện Quốc Oai tổ chức Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2012 với chủ đề "vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em". Tháng hành động Vì trẻ em sẽ được thực hiện từ ngày 1/6 đến 30/6. Tại buổi lễ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND huyện Quốc Oai đã trao học bổng mỗi suất 01 triệu đồng cho 21 em, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội tặng xe đạp cho 21 em có hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt trong học tập, tặng thiết bị vui chơi cho 06 trường mầm non trên địa bàn Thành phố với tổng trị giá 240 triệu đồng. Nhân dịp này có 20 doanh nghiệp, đơn vị đăng ký ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội số tiền 229.722.000 đồng và hiện vật trị giá 3.415.455.000 đồng.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của các cấp, các ngành, cộng đồng, gia đình về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, rà soát nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng để có kế hoạch trợ giúp kịp thời.

Chỉ đạo các hoạt động truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, xây dựng "ngôi nhà an toàn" cho trẻ em, phòng chống xâm hại lạm dụng trẻ em. Triển khai 8 mô hình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại một số địa bàn trọng điểm.

Triển khai Chương trình hành động về bảo vệ trẻ em lao động và phòng chống xóa bỏ lao động trẻ em do Tổ chức ILO tài trợ.

7. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai năm 2012.

Tổ chức hội thảo, đánh giá kết quả hoạt động của các câu lạc bộ B93, các đội hoạt động xã hội tình nguyện.

Hoàn thiện và trình UBND TP Đề án rà soát, quy hoạch lại các trung tâm cai nghiện và trung tâm quản lý sau cai của thành phố đến năm 2020.

Trình UBND thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012.

Xây dựng dự thảo Quyết định về việc áp dụng Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động TBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

Tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị định 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sau cai nghiện ma túy.

Tổ chức các hoạt động nhân hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống ma túy 26/6.

5 tháng đầu năm, các Trung tâm GDLĐXH, cơ sở cai nghiện của Thành phố tiếp nhận 1.796 người nghiện vào cai nghiện ma túy, trong đó cai bắt buộc: 1.098/2.500 người, đạt 44% KH, ước 6 tháng đạt 50% KH; cai tự nguyện: 698/500, đạt 138,2% KH; Trung tâm GDLĐXH số II tiếp nhận, quản lý và chữa trị 35/250 gái bán dâm, đạt 14% kế hoạch. Số đối tượng tham gia quản lý sau cai tại các Trung tâm là 848/1.600 người, đạt 53% KH, tại nơi cư trú là 515 người.

Đánh giá bài viết
1 167
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi