Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no

Truyện ngắn Một bữa no của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm hiện thực sâu sắc, khắc họa số phận đau thương của một người phụ nữ nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Qua câu chuyện, tác giả không chỉ phơi bày hiện thực xã hội khắc nghiệt mà còn thể hiện lòng trắc ẩn trước những kiếp người lầm than.

Trong bài viết này, Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích và đánh giá truyện ngắn Một bữa no, giúp bạn đọc nắm bắt rõ hơn những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Tài liệu này sẽ hỗ trợ học sinh hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng nhân đạo và tài năng của Nam Cao trong việc phản ánh hiện thực.

Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Một bữa no

Dàn ý phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật của tác phẩm Một bữa no

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Các sáng tác của ông trước 1945 đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn xuôi trên các phương diện: khả năng miêu tả và phân tích tâm lý, khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật... Đặc biệt, nhà văn được khẳng định là lá cờ đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong Trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930-1945.

-Tác phẩm "Một bữa no" được trích từ "Tuyển tập Nam Cao" của nhà xuất bản thời đại, được sáng tác năm 1943 viết về đời sống đói khổ, khốn cùng của người nông dân nước ta trước các mạng tháng Tám.

2. Thân bài:

* Khái quát chủ đề của truyện

Đời sống đói khổ, khốn cùng của người nông dân nước ta trước các mạng tháng Tám.

* Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

- Bà lão:

+ Là một người nông dân già yếu, mất hết nơi nương tựa ( chồng chết, con trai chết), có đứa cháu gái đã bán cho nhà giàu…Bà cùng đương và sắp bị chết đói.

+ Bà thường thở dài, rên rỉ, oán thán cho cuộc đời, số phận bạc bẽo của mình..Tất cả cũng vì họ quá khổ, quá bần hàn, tuyệt vọng.

+ Cái chết của bà lão trong truyện ngắn Một bữa no là một bản tố cáo đanh thép tội ác của bọn thực, phong kiến ở nước ta trước cách mạng tháng Tám 1945. Bọn chúng đã đẩy nhân dân ta vào hoàn cảnh khốn cùng, dù vô tình hay hữu ý thì cuối cùng người nông dân đều đi đến cái chết ( bà lão trong Một bữa no, Lão Hạc và Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên…).

- Bà phó Thụ: Đại diện cho giai cấp thống trị giàu có, hách dịch, keo kiệt, coi người như cỏ rác..

+ Lời nói mỉa mai, khinh miệt người khác…

+ Có uy quyền lớn trong gia đình làm cho người trong gia đình ăn không dám ăn, nói cũng không dám nói..

* Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

+ Hai nhân vật bào lão và bà phó Thụ là đại diện cho hai giai cấp: nông dân và thực dân phong kiến ở nước ta trước cách mạng tháng Tám – 1945, mà ở đó người nông dân phải bị đẩy đến con đường bần cùng hoá và phải chết.

+ Qua việc đánh giá, phân tích các nhân vật trong truyện, người đọc sẽ thấy được vai trò quan trọng của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện.

* Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống

+ Nhà văn Nam Cao đã thể hiện sâu sắc đời sống đói khổ, khốn cùng của người nông dân nước ta trước các mạng tháng Tám. Từ đó , lên án, tố cáo giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Đồng thời đó còn là nỗi đồng cảm, xót thương cho số phận bi thảm của người nông dân.

+ Bài học rút ra từ câu chuyện ( tình thương yêu giữa con người với con người, giúp đỡ người khác khi họ đói khổ, khó khăn..Giáo dục lối sống hướng thiện, nhân văn..) .

* Nghệ thuật:

+ Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cho số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị

+ Giọng điệu chua xót khiến con người cảm nhận rõ được số phận bất công.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

Nam Cao rất xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng, qua đó thể hiện chân thực đầy đủ, rất hiện thực. Có lẽ vì ông đề cao khuynh hướng, quan điểm nghệ thuât ''vị nhân sinh'' trong hầu hết tác phẩm cuả mình.Tác phẩm thể hiện số phận của người nông dân do bần cùng hóa nên con người đặt miếng ăn cuả mình lên hàng đầu.

Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Một bữa no

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi”. Các tác phẩm của Nam Cao chân thực đến đáng sợ, thể hiện một ý thức rõ ràng và chính xác trong việc phân tích vấn đề cuộc sống. Ông tập trung vào sự thật và thực tế, đem đến những hình ảnh sống động về cuộc sống của người nghèo. Từ "Lão Hạc" đến "Chí Phèo" và "Đời thừa", mỗi tác phẩm đều nêu lên câu chuyện của những nhân vật và số phận khốn khổ, đối mặt với những bất công trong xã hội. Trong số các tác phẩm của Nam Cao, "Một bữa no" là một truyện ngắn đầy cảm động.

Truyện ngắn "Một bữa no" của Nam Cao tập trung vào nhân vật người bà, một người phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sau khi chồng mất sớm, bà phải một mình nuôi con. Bà hy vọng rằng con sẽ giúp đỡ bà khi bà già yếu, nhưng con lại bỏ bà một mình. Con dâu của bà cũng không có lòng nhân từ và ngay sau đám tang chồng, con dâu cũng rời bỏ bà và để lại đứa cháu nhỏ cho bà nuôi dưỡng. Khi đứa cháu trưởng thành, nó đã bắt đầu kiếm sống để giúp bà giảm bớt khổ cực. Tuy nhiên, khi bà mắc bệnh và không đủ kinh phí, bà buộc phải đi làm thuê cho người khác. Ban đầu có nhiều người muốn thuê bà, nhưng sau một thời gian ngắn, đến cuộc sống của mình còn không lo được thì ai lại lo cho một bà già bệnh tật như thế nữa? Bà không có việc gì để làm, bị cái đói và bệnh tật hành hạ, chỉ nhờ vào sự thương hại của một người chủ cuối cùng để sống qua ngày. Bà không giữ được phẩm giá của mình và phải xin ăn từ chợ với tấm thân già yếu và mệt mỏi. Cuộc sống của người phụ nữ bất hạnh này chỉ còn hy vọng vào những bữa cơm mà thiên hạ thương hại cho mình.

Một lần sau nhiều ngày chịu đói, khi được một bữa ăn, bà không cầm đũa được vì tay chân run rẩy và không thể nắm thức ăn, khiến thức ăn tràn ra khỏi đĩa. Mặc dù bị khinh bỉ và chê cười trong suốt bữa ăn, bà không cảm thấy xấu hổ và ăn với niềm vui. Trong khi mọi người đã kết thúc việc ăn, bà vẫn ngồi miệt mài ăn, như thể chưa từng có cơ hội được no bụng. Có vẻ như sau quá lâu không được ăn cơm, bà ăn mãi vẫn không thấy no. Sau bữa ăn hoành tráng đó, bà trở về nhà với bụng căng tròn đầy, nhưng cảm thấy mệt nhọc. Sau đó, bà bị đau bụng, tiêu chảy và kéo dài suốt nửa tháng trước khi qua đời. Cái chết đến bất chợ khi bà đã có một bữa ăn no, nhưng đáng thương và đáng xấu hổ xiết bao! Trong cơn đói khát khốn nạn, bà không thể giữ được phẩm giá của mình và bà đã ăn một bữa ăn đầy đau khổ, cuối cùng chết một cách đáng thương. Tác phẩm kết thúc bằng lời răn của bà Thụ đối với đám con gái, con nuôi và con thụ: "Chúng mày hãy nhìn đi, con người đói đến mức nào cũng không chết, nhưng khi no một bữa là đủ để chết. Chúng mày hãy biết điều đó và hãy biết ăn một cách tử tế!...".

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của một của tác phẩm văn xuôi. Tình huống truyện là những hoàn cảnh bất thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện số phận cũng như tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. Truyện ngắn “một bữa no” đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa, khi mà con người ta phải lo từng bữa ăn. Bao khó khăn luôn đè nặng lên những người nông dân bé nhỏ. Khiến con người ta phải đánh đổi nhiều thứ vì quá nghèo đói. Trong tác phẩm, Nam Cao đã đưa nhân vật bà lão nghèo khổ vì một bữa ăn mà đánh đổi cả cuộc sống của mình. Tác giả đã dựng lên một tình huống đầy căng thẳng, éo le khi một gia đình nông thôn chờ con cháu từ thành phố trở về với hy vọng có một bữa ăn no đủ. Sự mong đợi này tạo ra căng thẳng và kỳ vọng lớn đối với nhân vật chính. Tác phẩm truyện xoay quanh người bà có chồng mất sớm, con trai cũng mất, con dâu thì bỏ bà đi lấy chồng mới, để lại cho bà đứa cháu nhỏ. Đã khổ lại càng thêm khổ, khi bà lâm một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền bạc cũng cạn kiệt. Thân già yếu mòn, không có nơi lương tựa bà đành lấy tấm thân tàn tạ của mình ra chợ ăn xin. Nam Cao đã xây dựng một tình huống truyện hết sức đau đớn. Đưa nhân vật bà cụ già đến tận cùng của cái đói khổ. Khi mà cuộc sống của bà chỉ trông cậy vào những bữa cơm mà thiên hạ ban phát cho ăn. Mặc dù bị khinh bỉ, nhưng bà vẫn không thấy xấu hổ và ăn được mỗi một cách ngon lành. Ngồi bút của Nam Cao rất lạnh lùng mà lại đầy tình thương. Cái chết của bà lão là cái chết no nhưng rất hèn hạ tủi nhục. Trong cơn đói khát bà không còn giữ được nhân phẩm của mình để rồi phải chết một cách nhục nhã.

Bằng ngồi bút đồng cảm với số phận đau khổ của những người dân nghèo trong xã hội xưa, Nam Cao đã xây dựng lên nhân vật người bà rất đáng thương. Bà đã sớm mất chồng, cậu con trai cũng mất để rồi khi một bà lão bảy mươi tuổi phải nuôi đứa cháu nhỏ cho con. Dù có mạnh mẽ, chăm chỉ đến đâu thì sức yếu của người tuổi già cũng không tránh khỏi những cơn đau ốm. Bà đã bỏ hết liêm sỉ của mình, mà ăn bữa ăn bố thí không cảm thấy xấu hổ. Sau bữa ăn no bà về nhà với cái bụng căng tròn đầy mệt nhọc. Chính điều đó đã dẫn đến cái chết tuổi nhục, hèn hạ. Ta đã từng thấy nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vì cái đói nghèo, khó khăn đầy rẫy bất công của xã hội khiến con người ta mất đi nhân tính, cái phẩm chất cao đẹp ẩn sâu trong con người. Nam Cao đã xây dựng nhân vật một cách chi tiết đầy sống động. Với các nhân vật gồm ông nội, cha mẹ và hai đứa nhỏ đã góp phần làm nổi bật lên nhân vật chính là người bà. Nam Cao đã đặc biệt chú trọng miêu tả cuộc sống khó khăn, đói nghèo của bà cụ. Qua đó tác giả đem đến cho độc giả những cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống khó khăn, về tình yêu thương và niềm hy vọng trong một gia đình nông thôn.

Những trang truyện cuối cùng khiến lòng người đọc tràn đầy cảm xúc và dư vị khó quên. Nó mang đến sự đau lòng cho số phận đáng thương của những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, cũng như làm tức giận trước sự bất công của những người có quyền lực, đã đẩy những người tốt bụng vào con đường biến chất. Không chỉ "Một bữa no", mà còn những câu chuyện khác của Nam Cao đều chạm đến lòng người như vậy. Các truyện ngắn của ông không sử dụng ngôn từ hoa mỹ, mà từ nhân vật, hình thức và nội dung câu chuyện đều đơn giản và chân thực. Chính vì vậy, Nam Cao dẫn dắt người đọc đến sự cảm thông chứ không phải là tình cảm giả tạo và lấp lánh. Như Nam Cao từng nói trong tác phẩm "Đời thừa" của mình: “Người mạnh không phải là người dùng người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Người mạnh chính là người giúp đỡ người khác trên vai mình”.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 15.794
Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng