Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghị luận, chính luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ nghị luận là hai khái niệm quan trọng trong văn học và giao tiếp, mỗi loại mang những đặc trưng riêng biệt đáng chú ý. Trong bài viết này, Hoatieu xin gửi đến bạn đọc những phân tích chi tiết nhằm làm sáng tỏ bản chất của ngôn ngữ chính luận – với tính chất trang trọng, rõ ràng, thuyết phục – và ngôn ngữ nghị luận – mang tính lập luận, phân tích sâu sắc. Qua đó, nội dung không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng phong cách mà còn hỗ trợ phân biệt chính xác sự khác nhau giữa chính luận và nghị luận, từ đó áp dụng hiệu quả trong học tập cũng như giao tiếp thực tế. Mời các bạn cùng khám phá!

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận. Đây là nội dung bài tập 1: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2, mời các bạn cùng tham khảo.

Ngôn ngữ chính luận là gì?

Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

  • Ở dạng viết: Các tác phẩm lí luận, các tài liệu chính trị
  • Ở dạng nói: Lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận mang tính chất chính trị.

Phạm vi sử dụng: Dùng trong các văn bản chính luận và các tài liệu chính trị khác.

Mục đích: Chỉ xoay quanh một việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

Tiêu chí

Nghị luận

Chính luận

Khái niệm

Thao tác tư duy, phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường

Một phong cách ngôn ngữ do cách thức sử dụng ngôn ngữ hình thành những đặc trung, độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác

Phạm vi sử dụng

Tất cả mọi lĩnh vực

Trình bày quan điểm về một vấn đề chính trị

Kể tên một tác văn bản chính luận thuộc văn học trung đại và một văn bản chính luận thuộc văn học hiện đại Việt Nam?

VD: Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt; Chiếu dời đô - Lí Thái Tổ; Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Hịc tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn; Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh;...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 3.512
Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng