Những biện pháp để xây đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Nêu những biện pháp để xây đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là câu hỏi bồi dưỡng thường xuyên Module 1: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay mà giáo viên phải hoàn thành khi tham gia chương trình tập huấn. Để giải đáp được, mời thầy cô tham khảo gợi ý đáp án tự luận Module GVPT 01: Một số biện pháp nâng cao đạo đức nhà giáo trên trang HoaTieu.vn.
Module 1 Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

1. Những biện pháp để xây đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Những biện pháp để xây đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là:
Người thầy chính là “Người ươm mầm tri thức”, “Người chèo lái con thuyền tri thức”, “ Mỗi nhà giáo là một nghệ sĩ trên bục giảng”. Cho nên người thầy cần có phong cách riêng của nhà giáo. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải luôn cố gắng xây dựng và rèn luyện phong cách nhà giáo mẫu mực để phấn đấu trở thành nhà giáo có phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách mẫu mực khi lên lớp. Phong cách là biểu hiện của nhân cách ra bên ngoài. Do đó bản thân mỗi người giáo viên cần xây dựng phong cách nhà giáo trước tiên phải có phong cách chuẩn mực khi lên lớp và cách thức giảng dạy và làm việc nghiêm túc, là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi gương, đòi hỏi người giáo viên cần:
Có tinh thần tự học và có ý thức tự rèn luyện tạo nên phong cách nhà giáo mẫu mực và rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất nhà giáo của mỗi giáo viên. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo./-strong/-heart:>:o:-((:-hĐể xây dựng phong cách nhà giáo mẫu mực thì bản thân mỗi người giáo viên cần rèn luyện đạo đức, trong sáng, lối sống lành mạnh, là người mẫu mực trong từng lời nói và việc làm. Từ đó, giáo viên sẽ có tiếng nói trước học sinh nên việc thực hiện công tác chuyên môn hoặc chủ nhiệm mới có hiệu quả. Bác Hồ đã từng nói: “Có tài không có đức là người vô dụng”, bản thân mỗi người giáo viên cần giáo dục học sinh là điều quan trọng đầu tiên. Phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cho học sinh, mỗi người thầy cần quan tâm và yêu thương đến từng học sinh của mình.
Luôn quyết tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh. Dạy học trò biết bao dung, tha thứ cũng như người thầy sẵn sàng tha thứ cho học sinh khi phạm phải sai phạm nội quy nhà trường. Người thầy tận tụy dạy học sinh mà không biết mệt mà phải toàn tâm, toàn ý vì học trò thân yêu. Trong mỗi tiết dạy, người giáo viên cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động và tạo ra không khí sôi nổi, vui vẻ, hăng hái, thoải mái để phát huy tinh thần học hỏi của học sinh. Giáo viên dạy học trò nhiệt tình, tận tâm của mình, khi đó học sinh sẽ chăm chỉ học tập vì nể phục, yêu mến chứ không phải sợ giáo viên. Muốn làm được điều đó thì người thầy cần giỏi về chuyên môn mà còn phải gương mẫu trong mọi hành động, cử chỉ, lời nói trước học trò.
Như vậy, đạo đức của người thầy ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện đạo đức học sinh. Người thầy có nhân cách tốt có thể cảm hóa, giáo dục nhiều học trò có lỗi sống lệch chuẩn, làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của các em, tù đó, các em xác định được động cơ và mục tiêu phấn đấu học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi và là một công dân có ích cho xã hội, xây dựng phong cách nhà giáo mẫu mực là điều không dễ, cũng không khó mà đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh, phải có lối sống đẹp với bạn bè, đồng nghiệp và học trò, phải có tình chòm xóm láng giềng; Là người tiên phong, gương mẫu sống không ngaị khó, ngại khổ và sống hòa thuận với mọi nguời và được mọi người tín nhiệm, tin yêu. Luôn có ý thức không ngừng tu dưỡng và rèn luyện phong cách nhà giáo, học tập suốt đời để phục vụ công tác giáo dục học sinh để đào tạo ra những công dân có đạo đức tốt, có năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại này hôm nay.
2. Một số biện pháp nâng cao đạo đức nhà giáo
Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo là yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đối với nhà giáo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp chính là điều kiện tiên quyết, là phẩm chất cơ bản, là nền tảng góp phần nâng cao trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh “Trồng người”, xứng đáng với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Không chỉ vậy, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo còn giữ vai trò quyết định đến hiệu quả và chất lượng giáo dục học sinh.
Ngày nay, trước xu thế phát triển của thời đại đang đặt ra những yêu cầu đổi mới giáo dục một cách “căn bản, toàn diện”, người thầy vừa phải giữ vững phẩm chất, nhân cách của người thầy truyền thống, vừa phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, bồi dưỡng kiến thức mới, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng những phương pháp, kĩ thuật tiên tiến hiện đại vào bài giảng trên nguyên tắc học đi đôi với hành, lấy học sinh là trung tâm. Người thầy còn phải là người thắp lên ngọn lửa, truyền cảm hứng say mê học tập, nghiên cứu cho học sinh. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải luôn là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. Muốn làm được điều đó bản thân mỗi thầy, cô giáo phải tự rèn luyện mình để xứng đáng với vị trí, vai trò của người thầy. Thầy cô cũng phải luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, phải có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng, luôn giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng, xã hội, được mọi người yêu quý và kính trọng.
Những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức nhà giáo
- Một là, bản thân mỗi nhà giáo phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn nữa về vị thế của nghề giáo, trọng trách cao cả của thầy, cô trong xã hội: “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo. Bởi lẽ, sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức vững vàng hay ở năng lực sư phạm mà quan trọng hơn cả là ở sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trò và sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo. Chỉ có như vậy, mỗi nhà giáo mới thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm lo, giáo dục học sinh.
Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải tự bồi dưỡng, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, đầu tư sức lực, trí tuệ cho từng bài giảng, tiết giảng; tích cực đấu tranh với những nhận thức lệch lạc về nghề dạy học, cùng những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà giáo; khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hai là, trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo, các trường cần nghiên cứu, cụ thể hóa, rà soát, bổ sung tiêu chí đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cho phù hợp với điều kiện của mỗi trường. Theo đó, nhà giáo phải thực sự tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác.
Mỗi nhà giáo cần có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, của đồng nghiệp; tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, quy định của nhà trường.
Trong công tác chuyên môn, phải thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh; chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.
- Ba là, thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trình độ và phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ nhà giáo. Nâng cao năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm; khả năng tư duy khoa học.
Coi trọng việc xây dựng phương pháp, tác phong công tác khoa học, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả; có tính nguyên tắc, sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, gương mẫu, nói đi đôi với làm; thực hành tiết kiệm, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chống xa hoa, lãng phí.
- Bốn là, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các nhà trường. Theo đó, mỗi nhà giáo phải xây dựng kế hoạch phấn đấu, đề ra nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi, xác định ý chí quyết tâm, nhất là trước những tác động, ảnh hưởng, chi phối đến tình cảm, lòng yêu nghề của đội ngũ nhà giáo.
Các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa việc giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để đội ngũ nhà giáo phấn đấu, rèn luyện; xây dựng nhiều điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Năm là, xây dựng và phát huy nhân tố tích cực của môi trường sư phạm, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ nhà giáo. Phối hợp giữa nhà trường với địa phương, hội phụ huynh, cha mẹ học sinh trong góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhà giáo.
Cần sớm nghiên cứu, xây dựng các chính sách đãi ngộ nhà giáo như bồi dưỡng, sử dụng, phát huy sở trường của từng nhà giáo; cải thiện chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ khen thưởng, chính sách bảo hiểm xã hội… trên cơ sở đó mà phát huy phong trào thi đua chấp hành nghiêm các quy chế, quy định trong giáo dục, lối sống có kỷ cương, văn hóa giáo dục; tăng cường đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
3. Đáp án Module 1
Tham khảo chi tiết tại đây:
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GVPT 01
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên Mô Đun 1 - Tất cả các môn
Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan trong chuyên mục Tập huấn giáo viên góc Học tập.
- Chia sẻ:
Snow White
- Ngày:
Những biện pháp để xây đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
35,8 KB 20/02/2025 3:12:00 CHTải Những biện pháp để xây đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 PDF
20/02/2025 3:45:07 CH
Tham khảo thêm
Đáp án module 4 môn Giáo dục thể chất Tiểu học
Bài tập cuối khóa module 9 - Tất cả các môn
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 28
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học
Những biện pháp để xây dựng phong cách nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Đáp án trắc nghiệm module 9 môn Công nghệ THPT (Đầy đủ 4 nội dung)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Thầy cô hãy nêu những dấu hiệu về việc mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh trong video trên
-
Gợi ý Đáp án Module 8 năm 2025 đầy đủ nhất
-
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính 2025
-
Đáp án Module 7 chi tiết năm 2025 (Mới cập nhật)
-
Đáp án tập huấn Bồi dưỡng bình đẳng giới 2025
-
Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô hãy chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
-
Thực hành phân tích việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong lớp học trường học tại đơn vị công tác của thầy/cô
-
Đáp án Module học thông qua chơi (Đủ 5 Module)
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 15 năm 2025
-
Bài thu hoạch Mô đun 3: Phát triển chuyên môn của bản thân 2025
-
Tổng hợp 35 bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non theo Thông tư 12
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 06

Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Cho biết tên chuyên đề của ví dụ minh họa cho nội dung 2.1 Lựa chọn xây dựng và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thcs?
Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Âm nhạc THCS
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Tự nhiên xã hội cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08
Gợi ý học tập môn Tin học mô đun 3 Tiểu học
(Đủ 4 chủ đề) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Giáo dục thể chất 12 Kết nối tri thức