Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên ngắn gọn

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, khi Thúy Kiều trao mối lương duyên với Kim Trọng cho người em gái, Thúy Vân, thông qua kỷ vật và những lời dặn dò gan ruột. Qua đoạn trích ta không chỉ thấy được số phận bất hạnh của nàng mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều. Sau đây là một số đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên hay và ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên - mẫu 1

Đoạn trích Trao duyên của tác giả Nguyễn Du khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều đã đọng lại trong em vô vàn suy nghĩ. Một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo là thế nhưng lại bị chính cái xã hội đen tối phong kiến kia làm cho Kiều có cuộc đời gian truân, sóng gió. Với từng hành động “Cậy em, ngồi lên, lạy rồi sẽ thưa” em hiểu được sự trăn trở trong Kiều cùng với nhiều hi vọng và trông cậy vào Vân. Sự kí gửi tình cảm của nàng với em gái cho thấy Kiều đã xót xa, đau đớn như thế nào. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của Kiều đều rất chân thực, đều rất chua xót, đau đớn. Với từng kỉ vật như chiếc vành, như bức tờ mây, Kiều đều trân trọng, đều luyến tiếc và níu giữ. Sự níu giữ ấy cũng vì nàng yêu, nàng trân trọng mối tình đẹp với Kim Trọng nhưng bị xã hội ấy vùi dập làm đau, làm đớn. Qua đó, em thấy càng thêm chua xót cho những suy nghĩ, cho số phận nàng Kiều hẩm hiu.

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên - mẫu 2

Trao duyên là đoạn trích tái hiện lại khung cảnh phân đoạn Thúy Kiều nhờ cậy em gái của mình là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng với chàng Kim. Đoạn trích Trao duyên là những lời độc thoại của Thúy Kiều trước Thúy Vân, giống như là những lời ai oán Thúy Kiều đang tự nói với mình về số phận bạc bẽo hẩm hiu cũng như mối tình dang dở đầy đau khổ. Qua đoạn trích có thể thấy, Kiều rất trân trọng mối tình đẹp đẽ này nhưng hiện thực thì không thể thay đổi. Nàng sẵn sàng tự tay trao mối nhân duyên đẹp đẽ cho em gái để bù đắp những tổn thương nàng gây ra cho Kim Trọng. Dù vậy, Kiều chưa từng oán trách gia đình, oán trách hoàn cảnh hay bất kì ai. Quả thực, Thúy Kiều là một người con có hiếu, trọng tình nghĩa và giàu lòng vị tha.

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên - mẫu 3

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên siêu ngắn

Qua đoạn trích Trao duyên, em cảm nhận rõ được tinh thần cao đẹp của nhân vật Thúy Kiều. Nàng đã phải đối mặt với những tai họa trong cuộc đời nhưng vẫn giữ được tấm lòng thủy chung và nhân ái. Tình yêu đẹp đẽ giữa Kiều và Kim Trọng được tác giả tái hiện qua những câu thơ ngọt ngào, tình cảm sâu nặng giữa hai người đã truyền động lực và sức mạnh cho nhân vật Kiều. Dù đau khổ, nàng vẫn không hối tiếc trao duyên cho em gái để bù đắp những tổn thương mà mình đã gây ra. Tâm hồn cao thượng và lòng nhân hậu của Thúy Kiều thực sự gây ấn tượng sâu sắc với em.

Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên dài

Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Vì chữ hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh vốn dĩ trong cuộc sống chữ hiếu và chữ tình thường không được trọn vẹn cả hai. Với nàng Kiều cũng vậy, nàng chọn cứu cha nhưng không đành lòng phụ tình cảm của Kim Trọng. Từ đó, cho dù nàng đau xót, khóc than nhưng cũng phải dặn lòng trao tín vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đó ta thấy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt. Thúy Kiều là người con gái sống tại thời kỳ phong kiến phồn thịnh, những giáo huấn của lề thói tam tòng, tứ đức buộc chặt lên tấm thân của những người phụ nữ, chính bởi vậy mà sự hy sinh tưởng chừng rất lớn lao cao cả của Thúy Kiều đặt trong hoàn cảnh xã hội đó lại thấy sự hy sinh như vậy là rất đỗi bình thường. Qua đây có thể thấy, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thật sự đáng thương vô cùng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 15.031
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên ngắn gọn
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng