Mùi mẫn, muồi mẫn hay mùi mãn, từ nào đúng chính tả?

Mùi mẫn, muồi mẫn hay mùi mãn, từ nào đúng chính tả? Tiếng Việt luôn tồn tại những cặp từ dễ nhầm lẫn. Nhiều người thường sử dụng sai những từ ngữ này. Lâu ngày, chúng ta sẽ dần quen với từ bị dùng sai. Vậy trong 3 từ: mùi mẫn, muồi mẫn, mùi mãn từ nào mới là từ đúng?

1. Mùi mẫn, muồi mẫn hay mùi mãn, từ nào đúng chính tả?

Xét từ mùi mẫn:

Mùi mẫn có nghĩa là gì?

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích từ mùi mẫn như sau:

"Mùi mẫn": tính từ, có tác dụng làm xúc động và gây cảm thương.

Ví dụ:

  • Giọng ca mùi mẫn
  • Khóc rất mùi mẫn.

Xét từ muồi mẫn:

Mùi mẫn, muồi mẫn hay mùi mãn, từ nào đúng chính tả?

Từ điển Hoàng Phê giải thích nghĩa của từ muồi như sau:

Chín muồi. Ví dụ: Chuối đã chín muồi

(Ngủ) rất ngon, rất say (chỉ nói về trẻ con). Ví dụ: Ru em, em ngủ cho muồi.

Đại Nam Quấc âm tự vị thì không ghi nhận từ "mùi mẫn" mà chỉ có "muồi mẫn". Cụ thể "muồi", chữ Nôm viết 煤, có nghĩa là chín quá (nói về trái trăng - tức trái cây) và cho ví dụ "muồi mẫn", "chín muồi", "trái muồi", "khóc muồi".

Dựa vào Đại Nam Quấc âm tự vị, có thể thấy nghĩa gốc của "muồi" là trái cây chín quá, chín đến mức tối đa, rồi từ đó mở rộng thành cái gì đó rất say, rất nồng, đạt đến mức say sưa lắm, dữ dội lắm, như "khóc muồi", "muồi mẫn".

Từ điển Từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín cũng không ghi nhận "mùi mẫn" mà chỉ có "muồi mẫn". Huỳnh Công Tín còn giải thích tỉ mỉ hơn hẳn hai công trình kể trên, cụ thể như sau:

Muồi:

1. (Trái cây) chín đã lâu, ở trạng thái mềm, thâm sắp chuyển sang thối rữa.

Ví dụ: Ba cái chuối để muồi thâm kim, ăn hết ngon.

2. Ở trạng thái cao về chất của một quá trình.

Ví dụ: Mới nói có mấy tiếng mà nó đã tủi thân khóc muồi rồi; Em nó buồn ngủ muồi rồi, gục lên gục xuống kia kìa.

3. (Ca, đàn) rất điêu luyện, điệu nghệ, êm dịu và truyền cảm.

Ví dụ: Giọng Phương Quang ca bài "Tình anh bán chiếu" cũng rất muồi, đâu thua gì giọng Út Trà Ôn.

4. Tình tứ, rất tình, say đắm quyến luyến bên nhau.

Ví dụ: Muồi ở đâu chớ bọn trẻ bây giờ chúng nó muồi ở giữa đàng giữa sá trông nó kì quá

Về từ "muồi mẫn", Huỳnh Công Tín giải thích như sau:

"Muồi mẫn" là từ dùng có ý nhấn mạnh để chỉ trạng thái cao, điêu luyện của một quá trình.

Ví dụ: "Giọng ca phải muồi mẫn theo nghĩa là lãng mạn, buông thả tự do nhưng giữ chắc nhịp".

Ví dụ này là Huỳnh Công Tín dẫn theo sách của Sơn Nam. Điều này có nghĩa là Sơn Nam cũng viết "muồi mẫn".

=> Hầu hết các từ điển đều ghi nhận từ muồi mẫn, nhưng cũng có từ điển (cuốn từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê) ghi nhận từ mùi mẫn. Do đó, các bạn có thể dùng cả 2 từ mùi mẫn và muồi mẫn, còn từ mùi mãn là từ sai chính tả

2. Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt

Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt khác bên cạnh cặp từ mùi mẫn - muồi mẫn:

  • Bạc mạng - bạt mạng => bạt mạng: liều lĩnh, bất chấp tính mạng
  • Chua sót - chua xót : Sót: bỏ quên, bỏ ra ngoài; xót: động lòng thương, nóng lòng

=> chua xót: xót xa, đau đớn một cách thấm thía.

  • Nhận chức - nhậm chức. Nhậm: gánh vác công vụ, nhiệm vụ; chức: chức trách, việc quan, bổn phận => nhậm chức: giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ.
  • Nói suôn - nói suông: Nói suôn: nói trôi chảy, không vấp váp; nói suông: nói mà không làm.
  • Se sua - xe xua: se sua là phương ngữ Nam Bộ, nghĩa là làm đỏm, đua đòi chưng diện, có khi dùng với nghĩa khoe khoang, phô trương. Xe xua là cách viết sai do ảnh hưởng của việc phát âm.
  • Xạo xự - xạo sự: Xạo xự nghĩa là nói xạo, nói quá lên, nói cho rộn bộ chứ không xác thực gì cả. Từ này đại đa số nhầm thành xạo sự với cách hiểu “sự” là chuyện.
  • Xoay sở - xoay xở: Xoay xở: làm hết cách này đến cách khác để giải quyết vấn đề. Xoay sở là cách viết sai chính tả của xoay xở.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Mùi mẫn, muồi mẫn hay mùi mãn, từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 4.508
0 Bình luận
Sắp xếp theo