Phân tích điểm thi 2023 để chọn nguyện vọng

Phân tích điểm thi 2023 hay phân tích điểm thi 2023 để chọn nguyện vọng hiện đang là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm khi mà Bộ giáo dục đã công bố điểm thi THPT quốc gia 2023 chính thức. Đây là khoảng thời gian quan trọng để các thí sinh đưa ra những quyết định về đăng kí cũng như điều chỉnh thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống sao cho khả năng trúng tuyển là cao nhất. Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia về phân tích điểm thi THPT quốc gia 2023 cũng như dự đoán về điểm chuẩn đại học 2023, các bạn có thể tham khảo để có những quyết định hợp lý trong việc xét tuyển đại học năm nay.

Dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2023 theo tổ hợp môn

Phân tích điểm thi THPT quốc gia 2023

Theo chuyên gia dự đoán, điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ có biến đổi tuỳ theo từng tổ hợp môn.

Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán tại Hà Nội nhận định, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 các môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Sinh học tăng, trong khi đó phổ điểm Hóa, Lý giảm. Với môn Toán, số thí sinh đạt điểm 8 môn Toán giảm mạnh, chỉ bằng 2/3 so với năm 2022.

Từ những phân tích trên, thầy Tùng đưa ra dự đoán: Điểm chuẩn xét tuyển đại học khối ngành A00 (Toán, Lý, Hóa) có thể giảm từ 0,2 - 0,5 điểm, điểm chuẩn khối A1 (Toán, Lý, Anh) tăng từ 0,2 - 0,5 điểm, khối D1 (Toán, Văn, Anh) điểm chuẩn tăng từ 0,5 – 1 điểm, khối B (Toán, Hóa, Sinh) điểm chuẩn tăng từ 0,5 – 1 điểm.

Từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội dự đoán các tổ hợp có môn Toán, Hóa, Địa Lý dự kiến điểm trúng tuyển sẽ thấp hơn từ 0,5 - 1,5 điểm so với năm ngoái.

"Tuy nhiên, việc tăng, giảm còn phụ thuộc vào chỉ tiêu so với năm ngoái. Nếu chỉ tiêu cho các phương thức khác tăng lên đáng kể, chỉ tiêu dành cho xét tuyển theo THPT giảm đi đáng kể thì điểm chuẩn sẽ tăng. Nếu không tính yếu tố này, với kết quả thi THPT như năm nay, dự kiến với tất cả các ngành điểm trúng tuyển sẽ hạ trong biên độ từ 0,5 - 1,5 điểm so với năm ngoái" - GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định.

Lưu ý khi lựa chọn đăng ký nguyện vọng xét tuyển

Nguyên tắc đăng ký nguyện vọng 1

Thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng – là nguyện vọng mà các em đặt lên cao nhất. Khi đã trúng tuyển nguyện vọng 1, kể cả không nhập học cũng không được xét tuyển tiếp các nguyện vọng 2, 3, 4... Đây là quy định nên thí sinh phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi quyết định đăng ký.

Có nhiều phụ huynh cho biết con đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm vào một trường và được tư vấn nên đặt ở nguyện vọng 1. Tuy nhiên, đây không phải nguyện vọng thí sinh và gia đình mong muốn nhất.

“Giả sử trúng tuyển 5 nguyện vọng theo các phương thức xét tuyển sớm của các trường nhưng nếu thí sinh không để nguyện vọng 1 mà để là phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và đỗ cả phương thức này thì hệ thống sẽ xác định thí sinh đỗ nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, hệ thống sẽ xét từ trên xuống theo thứ tự ưu tiên. Nếu đỗ ở nguyện vọng nào, hệ thống sẽ dừng lại ở nguyện vọng đó, không xét tiếp” – Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy phân tích và khẳng định “thí sinh không bắt buộc phải đặt ưu tiên nguyện vọng 1 với nguyện vọng xét tuyển sớm. Sắp xếp nguyện vọng như thế nào là tùy theo lựa chọn và mức độ ưu tiên của chính các em”.

Năm nay, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng lên hệ thống trước khi Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các em có thoải mái thời gian để đăng ký và điều chỉnh vì thực tế, ngay khi thi xong, hầu hết các em đã dự báo được số điểm của mình căn cứ vào mức độ làm bài thi.

Tránh tình trạng đạt điểm cao vẫn trượt

Trước băn khoăn của thí sinh về việc chọn trường hay ngành học, TS Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) khuyên các em nên chọn ngành trước, sau đó mới chọn trường. Để chọn ngành, thí sinh cần xem năng lực, sở trường của bản thân phù hợp với ngành nào. Theo đó, thí sinh có thể sử dụng các phần mềm test thử, sau đó trả lời câu hỏi để kiểm tra xem mình phù hợp với những ngành học nào.

Dành lời khuyên cho thí sinh, TS Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội - cho rằng, thí sinh nên thực hiện những bài kiểm tra về thiên hướng nghề nghiệp để biết tích cách, năng lực của các em phù hợp với ngành nghề nào. Điều này giúp các em có định hướng đúng đắn để lựa chọn ngành nghề yêu thích và phù hợp với bản thân.

TS Dũng cũng khuyên thí sinh không nên tập trung tất cả nguyện vọng vào ngành "hot" mà nên lựa chọn những ngành bản thân yêu thích và điểm chuẩn các năm trước nằm trong khả năng của mình. Như vậy, tỉ lệ đỗ đại học sẽ cao hơn.

Thí sinh nên chủ động tìm hiểu về ngành đào tạo của các trường đại học phù hợp với khối ngành dự thi. Đồng thời các em cần suy nghĩ phân tích thấu đáo và lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhân.

"Khi điền nguyện vọng, thí sinh nên điền ngành yêu thích, mong muốn theo học ở 3 nguyện vọng đầu. Những nguyện vọng phía dưới có thể chọn trường và ngành vừa tầm hoặc thấp hơn khả năng của bản thân" - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội lưu ý.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tuyển sinh - Tra cứu điểm thi của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.895
0 Bình luận
Sắp xếp theo