Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 2024
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học học sinh tiểu học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các lớp 2 mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về để nộp lên hệ thống.
Nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
1. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5
Dưới đây là một mẫu Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học thực tế của giáo viên do Hoatieu sưu tầm được, trong đó nêu rõ khó khăn của học sinh cần giải quyết trong bài kế hoạch này, sau đó đề ra kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho học sinh theo mục tiêu, thời gian, hình thức và nội dung cụ thể. Mời các bạn tham khảo.
KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
1. Khó khăn của học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
*Khó khăn trong phát triển bản thân
- Kĩ năng tự phục vụ: Một số em chưa biết tự phục vụ cho bản thân.
- Khó khăn để tự phát triển bản thân.
2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
2.1. Mục tiêu
- Rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho bản thân
- Tự tin, tự lập và chủ động trong cuộc sống.
- HS hình thành được thói quen chuẩn bị và bảo quản đồ dùng học tập cá nhân.
2.2. Thời gian: Học kì I
2.3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, lớp, nhóm
2.4. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cụ thể:
Xác định khó khăn của HS trong hoạt động giáo dục | Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục | ||||||
Hoạt động giáo dục/ Môn học | Khó khăn của học sinh | Mục tiêu | Nội dung hình thức tư vấn, hỗ trợ/Cách thức tiến hành | Thời gian | Người thực hiện | Phương tiện và điều kiện thực hiện | Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ |
Công tác chủ nhiệm | Các kĩ năng tự phục vụ chưa tốt: - Chưa biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường - Giữ vệ sinh cá nhân chưa tốt - Trang phục chưa đúng với quy định của nhà trường - Chưa tự bảo quản đồ dùng, tài sản của cá nhân. | 100% HS thực hiện được thói quen tự phục vụ cho bản thân. 100% học sinh phát triển kĩ năng tự phục vụ. 100% học sinh chấp hành đúng nội quy 100% học sinh biết giữ gìn, bảo quản tốt đồ dùng cá nhân. | - Trao đổi trò chuyện với phụ huynh, học sinh để hiểu về hoàn cảnh gia đình; việc tự học ở nhà của các em - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của học sinh; dần dần nâng cao yêu cầu và để học sinh tự kiểm soát việc thực hiện của chính mình. - Thực hiện một hoạt động “ Em tự phục vụ bản thân” lồng ghép vào Hoạt động trải nghiệm. - Phối hợp với Tổng phụ trách Đội, CLB kĩ năng sống tổ chức Chuyên đề về “ Giáo dục kỹ năng thói quen tự phục vụ bản thân”. - Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm; tiết sinh hoạt theo chủ đề “Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân” - Lồng ghép một hoạt động “thói quen tự phụ vụ bản thân” vào môn Đạo đức với chủ đề: + Tự giác làm việc của mình. + Sinh hoạt nề nếp trong tuần. - Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương điển hình về thói quen tốt trong việc tự phục vụ cho bản thân để các em bắt chước và biết cách điều chỉnh bản thân. - Phối hợp với các giáo viên bộ môn để trao đổi, nắm bắt về những biểu hiện, thói quen tự phục vụ của các em một cách thường xuyên. - Phối hợp với phụ huynh ghi hình, quay video học sinh có những cải thiện biết tự trang bị, sắp xếp đồ dùng học tập, tự trang phục… để điều chỉnh và khen ngợi kịp thời. - GV nhắc nhở HS thu dọn và sắp xếp đồ dùng ,dụng cụ học tập sau mỗi tiết học và cuối buổi học. | - Hằng tuần (từ tuần 1 đến tuần 18) - Đầu giờ vào lớp,Cuối tuần - Tùy thời lượng của hoạt động(1 buổi/cả ngày) 35 phút 15 phút - 10 phút | Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Giáo viên Tổng phụ trách đội; Y tế học đường; cha mẹ,bạn bè và các lực lượng ngoài xã hội… | - Điên thoại, máy tính, máy trình chiếu - Tư liệu trang bị chuyên đề, các mẫu chuyện, video, tranh ảnh - Các đồ dùng, dụng cụ học tập - Quà khen, thư khen,.. | - Quan sát; Phân tích sản phẩm; phỏng vấn. - HS đạt được niềm mong đợi của bản thân. - Kết quả thực hiện + 2 tháng đầu: 60% thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường; giữ vệ sinh cá nhân tốt; trang phục đúng với quy định của nhà trường; + 2 tháng tiếp theo: 100% thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. |
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học
KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
EM VUI VỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP
BƯỚC 1: KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.
Từ tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm, đầu năm học tôi thấy nổi cộm một số vấn đề:
- Năng lực, phẩm chất học sinh trong các tiết học chưa đạt.
- Thái độ của học sinh trong giờ học chưa tốt.
- Phản ánh của những giáo viên bộ môn về nề nếp học sinh.
- Tâm trạng của học sinh không vui khi tới tiết sinh hoạt lớp.
Tôi tiến hành khảo sát một số nội dung và thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát học sinh: Tổng số HS được khảo sát 30 em.
1. Đánh dấu x vào việc mà em thường mắc phải trong các giờ học. | SL | TL% |
Thường nói chuyện hoặc làm việc riêng, trêu ghẹo bạn. | 28 | 93,3 |
Chưa tự giác hoặc tinh thần hợp tác và chia sẻ chưa cao. | 27 | 90 |
Hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân. | 25 | 83,3 |
Chưa hoàn thành bài đầy đủ hoặc hoàn thành bài chưa đúng tiến độ. | 23 | 76,7 |
2. Đánh dấu x vào 1 ô mà em chọn. (chỉ được đánh x vào 1 ô) |
|
|
Thích tiết sinh hoạt lớp. | 5 | 16,7 |
Không thích tiết sinh hoạt lớp. | 25 | 83,3 |
- Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên dạy trong lớp.
STT | Nội dung lấy ý kiến khảo sát | Tổng số giáo viên được khảo sát | Số giáo viên đồng tình | Số giáo viên không đồng tình | ||
Số lượng | Tỉ lệ% | Số lượng | Tỉ lệ % | |||
1 | Học sinh nói chuyện và làm việc riêng, hay trêu ghẹo bạn và thưa kiện trong giờ học. | 6 | 6 | 100 | 0 | |
2 | Học sinh học thiếu tích cực, chưa tự giác phát biểu, tinh thần hợp tác, chia sẻ chưa cao. | 6 | 5 | 83,3 | 1 | 16,7 |
3 | Học sinh hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân. | 6 | 5 | 83,3 | 1 | 16,7 |
4 | Trong tiết học còn nhiều học sinh chưa hoàn thành bài đầy đủ, chưa đúng tiến độ theo yêu cầu giáo viên. | 6 | 6 | 100 | 0 | 0 |
BƯỚC 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Từ kết quả khảo sát, bản thân GV thấy tất cả vấn đề đều hết sức cần thiết nên quyết định thực hiện chuyên đề sau:
EM VUI VỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:Qua thực hiện chuyên đề này, học sinh lớp 2A có thể:
- Nhận ra những tích cực và hạn chế của bản thân qua tiết sinh hoạt lớp.
- Nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm hơn trong mọi hoạt động.
- Tự tin thể hiện năng lực sở trường của bản thân qua các hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm.
II. Thời lượng: 2 tiết
III. Hình thức tổ chức: Thông qua tiết Sinh hoạt lớp
IV. Chủ thể thực hiện: GV chủ nhiệm
V. Nội dung trọng tâm:
Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua các hoạt động sinh hoạt: hát, múa, làm bưu thiếp ... chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
Tự giác điều chỉnh hành vi thông qua tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Yêu thích tiết Sinh hoạt lớp.
VI. Kế hoạch và hoạt động cụ thể:
BƯỚC 3: THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
A. TIẾT 1: SINH HOẠT LỚP (TUẦN 1 THÁNG 11).
I. Ổn định
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Tạo không khí hứng khởi cho học sinh
- Phương tiện: Sắp xếp bàn ghế phù hợp không gian cho học sinh hát, múa; chuẩn bị loa máy có cài sẵn những bài hát về thầy cô.
- Cách tiến hành: GV mở nhạc, học sinh hát, nhún nhảy tập thể theo nhạc những bài hát về thầy cô.
2. Nhận xét, đánh giá lại bản thân.
- Thời gian: 15 phút
- Mục đích: HS thấy ưu điểm trong tuần để tiếp tục phất đấu vươn lên, nhận ra những khuyết điểm và tự hứa khắc phục thay đổi bản thân.
- Phương tiện: Sổ ghi chép theo dõi các hoạt động của cán sự lớp, của GVCN, bông hoa niềm vui.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau (bước này ưu tiên học sinh tự nhận xét mình, tự giác nhận ra lỗi của mình trong tuần trước tập thể, sau đó cán sự lớp dựa vào sổ theo dõi để báo cáo).
Bước 2: HS ý kiến hoặc giải trình ý kiến nếu cảm thấy bạn báo cáo chưa đúng về mình.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, giáo dục học sinh theo các mục
Nội dung 1: Năng lực,phẩm chất
Nội dung 2: Học tập
Nội dung 3: Hoạt động khác
Bước 4: Biểu dương thành tích những học sinh tích cực trong tuần: GV tổchức cho lớp bình chọn, GV cho HS được bình chọn lên đính tên mình lên bảng (giống cắm cờ vinh dự).
* Thông điệp: HS ý thức tự phấn đấu vươn lên ở tuần tiếp theo.
3. Khám phá năng khiếu của bản thân:
- Thời gian: (15 phút)
- Mục đích: Học sinh mạnh dạn thể hiện được năng khiếu bản thân, hiểu biết thêm nhiều hoạt động ý nghĩa vào các ngày chủ điểm trong tuần (tháng, năm).
- Phương tiện: Giấy vẽ, chì, màu tô, lời chúc…
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên đưa ra chủ điểm tháng 11: Biết ơn thầy cô giáo
Bước 2: Định hướng sinh hoạt: Các em sẽ tự tay mình làm những tấm thiếp gửi chúc mừng thầy cô giáo cũ hoặc viết lên suy nghĩ, tâm tư của mình với thầy cô đã và đang dạy mình.
Bước 3: Học sinh thực hiện vẽ, ghi lời nhắn, lời chúc mừng, trang trí thiếp.
Bước 4: Thảo luận, bình chọn thiếp đẹp, lời nhắn nhủ hay, ý nghĩa nhất để tuyên dương.
* Thông điệp: Cần mạnh dạn thể hiện khả năng của mình để thể hiện bản thân.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
B. TIẾT 2: SINH HOẠT LỚP LỚP (TUẦN 3 THÁNG 11)
I. Tự tin thể hiện khả năng và ý thức thay đổi bản thân
- Thời gian: 20 phút
- Mục đích: Học sinh thể hiện khả năng của mình qua kể chuyện, đọc thơ, tặng hoa cho thầy cô giáo.
- Phương tiện: Mời thầy cô đã dạy lớp trong trường đến tham dự tiết học, sắp xếp bàn ghế phù hợp, chuẩn bị sẵn hoa, thiếp chúc mừng ở tiết 1 đã làm.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Lớp đón chào quý thầy cô đến dự.
Bước 2: Lớp trưởng nêu lý do buổi sinh hoạt.
Bước 3: Học sinh xung phong thể hiện hát, múa, đọc thơ…về thầy cô, nói lời chúc và tặng hoa.
Bước 4: - Thảo luận: Theo các em, món quà gì làm thầy cô vui thích nhất?
- HS trao đổi, trả lời.
- Mời quý thầy cô phát biểu.
* Thông điệp: Học sinh chăm ngoan, sống có ích là món quà ý nghĩa nhất.
2. Tổng kết:
- Thời gian: 15 phút
- Mục đích: Tổng kết lại chương trình, nhìn nhận lại khả năng, ý thức rèn luyện về năng lực, phẩm chất của bản thân trong các hoạt động.
- Phương tiện: Phiếu khảo sát, phần thưởng
- Cách tiến hành:
Bước 1: GV nhắc lại nội dung chuyên đề
Bước 2: Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến học sinh khi tham gia chuyên đề.
Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS hợp tác, tích cực trong các hoạt động.
C. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ THỰC HIỆN:
1) Một số bài hát sử dụng cài sẵn trong máy:
- Những bông hoa, những bài ca
- Bông hồng tặng cô
- Bụi phấn
2) Nội dung sổ theo dõi học sinh sử dụng báo cáo mục 2.2.2 (tiết 1) :
STT | Tên HS | Năng lực chưa đạt | Phẩm chất chưa đạt | Ghi chú | |||||
Tự phục vụ, tự quản | Hợp tác | Tự học và giải quyết vấn đề | Chăm học, chăm làm | Tự tin, trách nhiệm | Trung thực, kỉ luật | Đoàn kết, yêu thương | |||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sổ này GV hướng dẫn học sinh theo dõi các bạn chưa đạt trong tuần và đánh dấu / vào ô tương ứng nội dung chưa đạt.
3) Trước 3 ngày cần mời thầy cô đến dự
VII. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch
Kết quả phiếu khảo sát sau khi thực hiện chuyên đề:Tổng số HS được khảo sát 30 em.
1. Đánh dấu x vào việc mà em thường mắc phải trong các giờ học. | SL | TL% |
Thường nói chuyện hoặc làm việc riêng, trêu ghẹo bạn. | 2 | 7 |
Chưa tự giác hoặc tinh thần hợp tác và chia sẻ chưa cao. | 3 | 10 |
Hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân. | 4 | 13 |
Chưa hoàn thành bài đầy đủ hoặc hoàn thành bài chưa đúng tiến độ. | 2 | 7 |
2. Đánh dấu x vào 1 ô mà em chọn. |
|
|
Thích tiết sinh hoạt lớp. | 30 | 100 |
Không thích tiết sinh hoạt lớp. | 0 | 0 |
Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên dạy trong lớp.
STT | Nội dung lấy ý kiến giáo viên dạy trong lớp. | Tổng số giáo viên | Số giáo viên đồng tình | Số giáo viên không đồng tình | |||
Đầu năm | Cuối học kì 1 | Đầu năm | Cuối học kì 1 | ||||
Số lượng | Tỉ lệ % | ||||||
11 | Học sinh nói chuyện và làm việc riêng, hay trêu ghẹo bạn và thưa kiện trong giờ học. | 6 | 6 | 0 | 0 | 6 | 100 |
22 | Học sinh học thiếu tích cực, chưa tự giác phát biểu, tinh thần hợp tác, chia sẻ chưa cao. | 6 | 5 | 0 | 1 | 6 | 100 |
33 | Học sinh hay nói leo, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân. | 6 | 5 | 0 | 1 | 6 | 100 |
44 | Trong tiết học còn nhiều học sinh chưa hoàn thành bài đầy đủ theo yêu cầu giáo viên. | 6 | 6 | 0 | 0 | 6 | 100 |
BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Chuyên đề thực hiện hiệu quả, GV thấy rõ sự tiến bộ của học sinh như sau:
- Tự giác thay đổi hành vi, thái độ theo hướng tích cực
- Đoàn kết, yêu thương
- Biết dùng lời hay ý đẹp để góp ý bạn, chúc mừng thầy cô
- Chăm ngoan, hợp tác
- Yêu thích trường lớp, kính trọng thầy cô
- Bộc lộ năng khiếu qua sinh hoạt chủ điểm
- Thích, mong chờ tiết Sinh hoạt lớp
ĐỀ XUẤT: Tiếp tục triển khai chuyên đề này trong trường để GVCN học hỏi kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp và có biện pháp phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.
Người xây dựng và thực hiện kế hoạch
3. Nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2
1. Xác định khó khăn của HS trong hoạt động giáo dục và dạy học
- Khó khăn về giao tiếp
- Khó khăn về vận động
- Khó khăn về viết chữ
- Khó khăn về hòa nhập
- Khó khăn về tập trung học tập
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ (TV, HT) khó khăn về giao tiếp.
2.1. Mục tiêu
- Giúp HS tự tin khi giao tiếp, hợp tác với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
- Có cách thức hỗ trợ cụ thể giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
- HS nhận ra được những khó khăn của bản thân trong hoạt động giao tiếp, hợp tác; Xác định những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của HS trong giao tiếp, hợp tác.
- Các em tích cực, chủ động, hăng hái học tập, lựa chọn được phương pháp học tập và cải thiện kết quả học tập.
2.2. Người thực hiện
- GVCN, Tổng phụ trách, GV bộ môn, bạn bè.
2.3. Thời gian Từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022
- Từ tháng 9 -> 10: Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen
- Từ tháng 11-> 12: Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.
- Từ tháng 12 -> tháng 1/2022: Rèn cho HS mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước đám đông
2.4. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ
* Nội dung hỗ trợ: Tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các biện pháp giúp HS mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nâng cao khả năng giao tiếp cho HS.
* Cách thức tư vấn, hỗ trợ:
STT | Thời gian | Nội dung | Cách thức tư vấn, hỗ trợ | Dự kiến kết quả đạt được |
1 | Tháng 9 -> 10 | Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen | - GV hỗ trợ trực tiếp cho HS. - GV tìm hiểu những khó khăn về giao tiếp của HS để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp. - Tổ chức vào các giờ học nhóm, giờ sinh hoạt lớp... để HS có thời gian chào hỏi, làm quen với bạn bè ( qua việc xử lí tình huống, đóng vai) - Xây dựng đôi bạn cùng tiến để hs hỗ trợ nhau. - Kết hợp với gia đình, bạn bè để giúp các em có kỹ năng chào hỏi. | - HS có kỹ năng chào hỏi khi gặp mọi người - HS dám làm quen khi gặp bạn mới, thầy cô mới. |
2 | Tháng 11 -> 12 | Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân. | - GV hỗ trợ trực tiếp cho HS. - GV tạo nhiều câu hỏi tình huống gần gũi với HS để HS có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. - GV thường xuyên khuyến khích, động viên để HS viết thư bày tỏ ý kiến, chia sẻ những điều mình thắc mắc hoặc chưa biết. - Kết hợp với gia đình và bạn bè để HS có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. | - HS biết trình bày ý kiến cá nhân của mình. - HS chủ động chia Sẻ với GV những điều mình còn thắc mắc hoặc chưa biết. |
3 | Tháng 12->1 /2022 | HS mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước đám đông | - GV hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho HS. - GV thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập để HS có thể trình bày trước đám đông như: Các cuộc thi đua trong nhóm, lớp về kể chuyện, âm nhạc, dẫn chương trình rung chuông vàng, tổng kết thi đua tháng... - Gv thường xuyên động viên, khuyến khích HS để khơi gợi ở các em sự mạnh dạn, tự tin. - Giúp HS biết tôn trọng kỉ luật, tập thể; Tuân thủ nội quy chung của trường, lớp; Kính thầy mến bạn; Đoàn kết, hỗ trợ; Thân thiện, học hỏi bạn bè… - Phối hợp với HS: Các bạn động viên, khuyến khích nhau để có thể mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp. | - HS có khả năng trình bày trước nhóm, lớp. |
2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện TV, HT
- Cơ sở vật chất: Phòng học, sân trường (máy chiếu, tivi, … )
- Tổ chức các sân khấu trong lớp để HS có thể giao lưu, tự tin trình bày trong các giờ học.
- Cho các em xem các video về giao tiếp để các em học tập và cảm thấy có hứng thú hơn.
2.6. Đánh giá kết quả TV, HT sau khi thực hiện kế hoạch
* Cách đánh giá kết quả:
- Quan sát những thay đổi của học sinh hằng ngày qua giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
- Tổ chức các trò chơi học tập để HS tham gia qua đó GV sẽ đánh giá được sự tiến bộ của Hs ở mức nào.
- HS đạt được những kết quả học tập nhất định, thông qua sự ghi nhận, động viên khích lệ kịp thời của thầy cô, cha mẹ.
* Dự kiến kết quả đạt được:
- HS có hứng thú học tập, kết quả học tập tiến bộ.
- HS chủ động thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.
- HS tự tin, mạnh dạn chia sẻ ý kiến trước đám đông.
4. Một số biện pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục
Hoatieu xin chia sẻ thêm một số biện pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục để làm gợi ý cho các bạn làm bài nhanh hơn. Mời các bạn tham khảo.
Tạo ra môi trường học tập tốt: Giáo viên và nhà trường cần cung cấp một môi trường học tập đầy đủ và thuận tiện cho học sinh. Điều này bao gồm đảm bảo điều kiện vệ sinh, cung cấp tài liệu học tập và công nghệ thông tin phù hợp, và tạo ra không gian học tập thoải mái và an toàn cho các em.
Thúc đẩy học sinh tự nhận thức và phát triển bản thân: Giáo viên cần khuyến khích học sinh tự nhận thức và phát triển bản thân bằng cách đề xuất các hoạt động học tập mang tính thực tiễn, đánh giá thường xuyên và cung cấp phản hồi tích cực và xây dựng cho học sinh.
Tạo ra một sân chơi giáo dục thú vị: Giáo viên cần thiết kế các hoạt động giáo dục thú vị, hấp dẫn và độc đáo để thu hút sự chú ý của học sinh và giúp họ tận hưởng việc học tập. Điều này có thể bao gồm sử dụng công nghệ thông tin, tạo ra các trò chơi học tập và sử dụng các hoạt động thực tế để giúp học sinh học tập một cách vui nhộn và thú vị.
Khuyến khích tình bạn và quan hệ xã hội: Giáo viên cần khuyến khích học sinh xây dựng tình bạn và quan hệ xã hội bằng cách tạo ra các hoạt động nhóm và giúp họ tham gia các hoạt động ngoại khoá, thể thao, văn hóa và nghệ thuật.
Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn: Giáo viên và nhà trường cần cung cấp hỗ trợ cho học sinh khi họ gặp khó khăn trong việc học tập hoặc phát triển bản thân. Điều này bao gồm cung cấp tư vấn, hỗ trợ học tập, đào tạo kỹ năng sống và giúp họ tìm kiếm các nguồn tài nguyên ngoài trường học để hỗ trợ phát triển bản thân.
Trên đây là Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 2024. Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Jenifer Hoang
- Ngày:
Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 2024
116 KB 18/12/2021 11:20:00 SAKế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 (PDF)
08/04/2023 8:44:48 SA
Gợi ý cho bạn
-
KWLH là viết tắt của từ gì? Kết nối các từ khóa với mảnh ghép tương ứng
-
Ngân hàng câu hỏi kiểm tra mô đun 2
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên Mô Đun 1 - Tất cả các môn
-
Tài liệu tập huấn môn Khoa học tự nhiên 8 bộ Cánh Diều
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
-
Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Ngữ Văn THCS
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 11 Kết nối tri thức
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Địa lý 11 Kết nối tri thức
-
Tài liệu tập huấn môn Mĩ thuật lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức (File PowerPoint, Pdf)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Anh lớp 7 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 11 Kết nối tri thức
Tài liệu bồi dưỡng module 9 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học
Tài liệu tập huấn môn Khoa học tự nhiên 8 bộ Cánh Diều
Đáp án tập huấn Ngữ Văn lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
Thầy/cô liệt kê các thiết bị công nghệ đã sử dụng trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục môn Toán