Giáo án lớp 6 sách Cánh Diều Tất cả các môn 2024
HoaTieu.vn xin chia sẻ Bộ Giáo án lớp 6 sách mới Cánh Diều file Word gồm đầy đủ các mẫu Kế hoạch bài dạy lớp 6 theo chương trình mới các môn học: Toán, Tiếng Việt, khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục công dân,... được biên soạn theo chuẩn CV 5512 của Bộ Giáo dục đào tạo. Đây là tài liệu hữu ích giúp thầy cô giáo tham khảo nhằm phục vụ cho công tác biên soạn giáo án theo chuẩn kiến thức chương trình GDPT 2018.
Mời thầy cô click vào từng đường link bên dưới để tham khảo và tải miễn phí file KHBD: Giáo án lớp 6 sách mới Cánh Diều về máy.
Giáo án lớp 6 sách Cánh Diều theo công văn 5512
- 1. Giáo án Toán 6 sách Cánh diều (Đầy đủ cả năm)
- 2. Giáo án Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều Trọn bộ cả năm
- 3. Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều Cả năm
- 4. Giáo án Hóa học lớp 6 sách Cánh Diều Đầy đủ cả năm
- 5. Trọn bộ Giáo án môn Sinh lớp 6 Bộ Cánh Diều
- 6. Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều Cả năm
- 7. Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều
- 8. Giáo án Tin học 6 Cánh Diều trọn bộ cả năm
- 9. Giáo án Lịch sử Địa Lí 6 sách Cánh Diều
1. Giáo án Toán 6 sách Cánh diều (Đầy đủ cả năm)
CHƯƠNG I: SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 1: TẬP HỢP (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm: tập hợp, phần tử của tập hợp.
- Biết cách kí hiệu và viết một tập hợp, sử dụng kí hiệu “∈ ” , “∉ ”.
- Biết cách viết một tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
2. Năng lực
Năng lực riêng:
- Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
- Sử dụng được các cách viết một tập hợp.
- Biểu diễn được tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Năng lực chung: Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, một số hình ảnh minh họa về sưu tập tem, phiếu BT cho HS.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
.....................
2. Giáo án Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều Trọn bộ cả năm
Bài 1. TRUYỆN
(TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: ……..
Số tiết:.....
CHỮ MÀU XANH LÀ NHẬN XÉT VỀ GIÁO ÁN.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
VĂN BẢN. THÁNG GIÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- HS xác định được chủ đề của truyện.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo…
- HS nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
(Bài nào cũng chẳng giống nhau nhưng lại không cụ thể hóa nó như thế nào. )
2.2. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Một tiết dạy thì không thể thực hiện tất cả những năng lực như thế này. Hơn nữa tất cả các bài đều copy giống nhau.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU (Không có bất kỳ thiết bị dạy học nào phù hợp với dạy học phát triển năng lực.)
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về truyện Thánh Gióng
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: + Theo em, người anh hùng là người như thế nào? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ? + Em đã biết tên người anh hùng nào trong lịch sử? Hãy kể tên 1 vài vị anh hùng? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Tiêu chuẩn của người anh hùng đầu tiêu là yếu tố thành tích phi thường, có lợi ích cho cộng đồng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc | - HS nêu suy nghĩ về người anh hùng. - HS kể tên người anh hùng theo hiểu biết của các em. |
..................
3. Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều Cả năm
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Nêu được những đặc điểm để nhận biết vật sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ:
+ Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
+ Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đúng với các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
- Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
- Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK.
.................
4. Giáo án Hóa học lớp 6 sách Cánh Diều Đầy đủ cả năm
BÀI 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ
QUY ĐỊNH TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
Môn học: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phân biệt được một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN, biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích.
- Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
- Phát biểu được quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Nêu được ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
- Nhận biết được một số biển báo an toàn.
- Nêu được ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các quy định, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành. Nội quy phòng thực hành để tránh rủi ro có thể xảy ra.
- NL giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Biết đặt các câu hỏi khác nhau về các vấn đề trong bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Sử dụng đúng mục đích và đúng cách một số dụng cụ đo thường gặp trong học tập môn KHTN.
- Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
- Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các biển báo an toàn, hình ảnh các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
.................
5. Trọn bộ Giáo án môn Sinh lớp 6 Bộ Cánh Diều
6. Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều Cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM – THÁNG 9
MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bày tỏ được những cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6
- Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.
- Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới, phù hợp với hoàn cảnh gia tiếp.
- Thiết lập được mối quan hệ với bạn bè
- Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.
2. Về năng lực:
+ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập
+ Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
+ Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.
+ Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.
3. Về phẩm chất:
+ Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.
+ Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.
- Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán…
- Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.
2. Đối với HS: Sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Văn nghệ: Chào lớp 6
a. Mục tiêu:
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.
b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.
c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:
1. Đón tiếp đại biểu
2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.
3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa didemr thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.
.................
7. Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều
TÊN BÀI DẠY:
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
.................
8. Giáo án Tin học 6 Cánh Diều trọn bộ cả năm
9. Giáo án Lịch sử Địa Lí 6 sách Cánh Diều 35 tuần
Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của lớp 6 trong chuyện mục Dành cho giáo viên góc Tài liệu của Hoatieu.vn
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
KHBD: Giáo án Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống
(File Word, PowerPoint) Giáo án Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều Cả năm
Trọn bộ Giáo án Công nghệ lớp 6 sách Chân trời sáng tạo Cả năm 2024
Giáo án lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn
KHBD: Giáo án Mỹ thuật lớp 6 sách Chân trời sáng tạo (Đầy đủ cả năm)
Phân phối chương trình môn Địa lí 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
(Word, PPT) Trọn bộ Giáo án Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức Đủ cả năm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Chân trời sáng tạo
Giáo án PowerPoint Tự nhiên và xã hội lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
(Tải free) Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo 2024
(Tải Free) Giáo án PowerPoint Mĩ thuật lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
Giáo án điện tử Vật lí 7 Kết nối tri thức cả năm
Trọn bộ Giáo án Công nghệ lớp 6 sách Chân trời sáng tạo Cả năm 2024