Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống là mẫu thầy cô phải lập sau khi tập huấn SGK mới nhằm nêu lên nội dung cơ bản của chương trình tập huấn, điểm mới của sách giáo khoa....
Bài kiểm tra cuối khóa SGK lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018
Câu hỏi 1: Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, được biên soạn theo quan điểm nào?
Trả lời:
Tiếng Việt 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, được biên soạn theo những quan điểm chủ đạo sau đây:
a. Đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Tiếng Việt 2 được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Tiếng Việt ở cấp tiểu học) 2018 với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Nội dung Tiếng Việt 2 đáp ứng các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình Tiếng Việt lớp 2.
Các bài học được thiết kế theo cách tạo cơ hội cho HS tăng cường tham gia vào các hoạt động giao tiếp tự nhiên. Một số kiến thức sơ giản về tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, giúp các em sử dụng tiếng Việt để giao tiếp hiệu quả; bước đầu hình thành, phát triển năng lực văn học, các năng lực chung, đồng thời bồi dưỡng ở HS các phẩm chất tốt đẹp.
b. Phát huy tính tích cực của người học.
Tiếng Việt 2 chú ý phát huy tính tích cực của HS trong học tập thông qua các hoạt động phù hợp với đặc điểm nhận thức và cách học của HS tiểu học. Những hoạt động này rất đa dạng, có tính chất và vai trò khác nhau trong quá trình học tập của HS, từ khởi động (giúp HS huy động những hiểu biết, trải nghiệm của các em để tiếp nhận bài học mới); đến luyện tập, vận dụng (giúp HS thực hành để phát triển các kĩ năng và vận dụng để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống của chính các em).
c. Chú trọng dạy học tích hợp và phân hoá.
Các nội dung trong Tiếng Việt 2 được chọn lọc theo hướng tinh giản ở mức hợp lí, chú trọng dạy học tích hợp và dạy học phân hoá. Định hướng dạy học tích hợp trong Tiếng Việt 2 được thể hiện như sau:
- Tích hợp giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ở lớp 2 và kết nối với kĩ năng đọc, viết, nói và nghe mà HS đã đạt được ở lớp 1. Các nội dung học tập có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trong từng bài học và giữa các bài học trong từng chủ điểm. Sự tích hợp trong Tiếng Việt 2 không chỉ thể hiện trên bình diện nội dung bài học mà còn thể hiện cả trên bình diện phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhiều hoạt động trong sách vừa có mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, vừa có mục tiêu phát triển một số năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Chẳng hạn, ở hoạt động đọc hiểu, HS có thể đóng vai để kể lại suy nghĩ, việc làm của nhân vật, để nói lại lời đối thoại của các nhân vật, để nêu nhận xét về nhân vật, sự việc. Trong nhiều bài học, HS còn được giao nhiệm vụ giải quyết một tình huống có thực (đơn giản) trong đời sống để các em tập vận dụng các kiến thức, kĩ năng mới được học vào giải quyết các vấn đề đặt ra với các em hàng ngày.
- Tích hợp nội dung các môn học và hoạt động giáo dục khác trong cùng một khối lớp với kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt. Nhiều bài học trong Tiếng Việt 2 đã tích hợp nội dung của một số môn học như Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật. Các em có cơ hội vận dụng hiểu biết về môi trường tự nhiên, hành vi ứng xử theo chuẩn mực với người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; khả năng cảm nhận màu sắc, đường nét của tranh ảnh,… để đọc hiểu và thực hành viết, nói và nghe trong khi học Tiếng Việt.
Để giúp HS phát triển năng lực một cách phù hợp, yêu cầu dạy học phân hoá cũng được chú trọng trong Tiếng Việt 2. Nhiều nội dung thực hành, nhiều nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho HS có thể thực hiện bằng nhiều cách, hoàn thành ở nhiều mức độ, yêu cầu khác nhau tuỳ theo năng lực, sở trường của mỗi HS.
Câu hỏi 2: SGK Tiếng Việt 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, kế thừa Tiếng Việt 1 như thế nào?
Trả lời:
SGK Tiếng Việt 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống kế thừa Tiếng Việt 1 ở những điểm chính sau đây:
a. Nhất quán với phương châm Kết nối tri thức với cuộc sống. Nội dung các bài học tạo cơ hội phát huy vốn hiểu biết và trải nghiệm của HS trong việc tiếp nhận bài học mới. Các kiến thức, kĩ năng của mỗi bài học được kết hợp một cách tự nhiên với hiểu biết, trải nghiệm của các em. Tất cả các bài học đều bắt đầu từ những điều HS quan tâm, những điều các em đã biết, muốn biết để từ đó hướng vào những điều các em cần biết. Đến lượt mình, những kiến thức và kĩ năng mới có được từ đọc, viết, nói và nghe lại giúp các em giải quyết những vấn đề trong đời sống của chính các em, nhất là kĩ năng đọc sách và tự học, kĩ năng viết, kĩ năng trao đổi.
b. Các bài học được triển khai theo chủ điểm. Hệ thống chủ điểm đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống của HS, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới của các em, giúp các em mở rộng hiểu biết về nhiều mặt phù hợp với lứa tuổi của mình. Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung các chủ điểm vừa gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa và Việt Nam vừa đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo nên những con người có được các phẩm chất và năng lực để sống tốt và làm việc hiệu quả trong thế kỉ XXI.
c. Cũng như Tiếng Việt 1, nội dung các bài học trong Tiếng Việt 2 không chia thành các “phân môn” như Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn,... mà được tổ chức theo các mạch tương ứng với các hoạt động giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe). Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động dạy học ngôn ngữ gần với giao tiếp thực tế, vì vậy tạo được hứng thú ở người học và nâng cao hiệu quả dạy học.
d. Hoạt động đọc VB được tổ chức theo 3 bước: khởi động, đọc VB và hoạt động sau khi đọc. So với Tiếng Việt 1, do yêu cầu phát triển kĩ năng đọc cho HS được nâng cao, Tiếng Việt 2 thiết kế hệ thống câu hỏi đọc hiểu đa dạng hơn, cấp độ tư duy cao hơn. Sau khi đọc VB, ngoài hoạt động chính là trả lời câu hỏi, HS còn có thể luyện từ, luyện câu và thực hành một số nghi thức lời nói được quy định trong chương trình. Các hoạt động thực hành này dựa trên ngữ liệu là VB đọc và những tình huống giao tiếp gợi ra từ VB đọc.
đ. Ngữ liệu được chọn lựa kĩ lưỡng, phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của người học; giúp HS có cơ hội kết nối với trải nghiệm cá nhân. Nhờ đó, ngoài việc giúp HS phát triển hiệu quả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, ngữ liệu trong Tiếng Việt 2 còn góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu gia đình, bạn bè; tình yêu thiên nhiên;… Các em cũng được phát triển kĩ năng quan sát, tư duy suy luận, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo.
e. Tiếng Việt 2 thiết kế các nội dung dạy học theo định hướng mở, tạo cơ hội cho GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt theo điều kiện của nhà trường và khả năng học tập của những đối tượng HS khác nhau. Sách cũng đổi mới định hướng đánh giá kết quả học tập của HS, nhắm đến mục tiêu then chốt là đánh giá được sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập để phát triển phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực sử dụng tiếng Việt.
g. Tiếng Việt 2 cũng tiếp tục chú ý dành thời gian cho hoạt động Đọc mở rộng. Với Đọc mở rộng, HS được khuyến khích tự tìm sách, báo để đọc và có cơ hội chia sẻ kết quả đọc với các bạn trong nhóm và lớp.
h. Tương tự Tiếng Việt 1, SGK Tiếng Việt 2 chú trọng đến kênh hình. Sách thiết kế các hình ảnh đạt tính thẩm mĩ cao, tạo điều kiện phát huy năng lực của HS, đem lại hứng thú cho cả thầy và trò trong quá trình dạy học.
Câu hỏi 3: SGK Tiếng Việt 2 có cấu trúc chung như thế nào?
Trả lời:
Tiếng Việt 2 được thiết kế thành 2 tập, tập một dành cho học kì I (18 tuần, trung bình mỗi tuần 10 tiết), tập hai dành cho học kì II (17 tuần, trung bình mỗi tuần 10 tiết).
Tập một có 32 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì. Ở đầu sách có Lời nói đầu; cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) và bảng tra cứu tên riêng nước ngoài.
Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 5 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì. Cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) và bảng tra cứu tên riêng nước ngoài.
b. Ngoài việc sắp xếp các bài học theo chủ điểm, Tiếng Việt 2 cũng chú ý đến sự cân bằng về thể loại hay loại VB đọc trong mỗi chủ điểm và trong cả bộ sách. Tập một có 32 VB (không tính VB dùng trong các tuần ôn tập và đánh giá cuối học kì), trong đó có 5 VB thông tin, 13 VB thơ, 14 VB truyện và các thể loại văn học khác. Tập hai có 30 VB (không tính VB dùng trong các tuần ôn tập và đánh giá cuối học kì), trong đó có 8 VB thông tin, 8 VB thơ, 14 VB truyện và các thể loại văn học khác. Tính chung cả hai tập có 62 VB (không tính VB dùng trong các tuần ôn tập và đánh giá cuối học kì), trong đó có 13 VB thông tin, 21 VB thơ, 28 VB truyện và các thể loại văn học khác. Các VB thuộc các thể loại, loại VB khác nhau thường được phân bố đan xen để hạn chế tình trạng HS phải đọc liên tục các VB cùng một thể loại, loại VB trong khoảng thời gian dài.
c. Bên cạnh các mục Đọc, Viết, Nói và nghe, Tiếng Việt 2 còn thiết kế mục Luyện tập để HS được thực hành, vừa đáp ứng yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe; vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp một số kiến thức sơ giản về tiếng Việt và văn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, môn Tiếng Việt ở lớp 2.
Câu hỏi 4: Bài học trong SGK Tiếng Việt 2 có cấu trúc như thế nào?
Trả lời:
Tiếng Việt 2 thiết kế mỗi tuần 2 bài học: Bài thứ nhất học trong 4 tiết, gồm: Đọc, Viết (tập viết chữ hoa), Nói và nghe (kể chuyện hoặc luyện nói theo chủ điểm). Bài thứ hai học trong 6 tiết, gồm: Đọc, Viết (nghe - viết chính tả, bài tập chính tả), Luyện tập (luyện phát triển vốn từ, luyện đặt câu và luyện viết đoạn), Đọc mở rộng.
a. Đọc
Ở mạch Đọc có 3 phần: Khởi động trước khi đọc, Đọc VB, và Hoạt động sau khi đọc (Trả lời câu hỏi và Luyện tập theo văn bản đọc). Hệ thống câu hỏi đọc hiểu được thiết kế đa dạng. Ngoài câu hỏi tự luận theo cách truyền thống, còn có câu hỏi trắc nghiệm khách quan (áp dụng chủ yếu cho những câu hỏi có thể khó nếu HS phải trả lời theo hình thức tự luận) và câu hỏi được thiết kế kèm tranh minh hoạ, HS vừa phải hiểu VB vừa phải hiểu nội dung tranh để trả lời. Sau khi đọc VB, ngoài hoạt động chính là trả lời câu hỏi, HS còn có thể luyện từ, luyện câu và thực hành một số nghi thức lời nói được quy định trong chương trình. Đối với VB đọc là thơ thì sau khi đọc VB còn có hoạt động học thuộc lòng một hai khổ thơ.
b. Viết
Ở bài 4 tiết có tập viết chữ hoa và viết câu có chữ hoa tương ứng. Ở bài 6 tiết có nghe - viết chính tả một đoạn ngắn và thực hiện các bài tập chính tả âm, vần. Ngoài ra có viết đoạn. Quy trình luyện viết đoạn thường bắt đầu hoạt động nói trước khi viết với những hướng dẫn, gợi ý bằng tranh ảnh hoặc câu hỏi, giúp HS chuẩn bị nội dung để viết đoạn ngắn theo yêu cầu. Tiếng Việt 2 đưa phần viết đoạn vào mục Luyện tập cùng với luyện từ và câu, nhằm giúp HS vận dụng ngay kiến thức, kĩ năng về từ và câu mà các em vừa có được vào thực hành viết đoạn.
c. Nói và nghe
Hoạt động nói và nghe được thiết kế thành mục riêng ở bài 4 tiết, chủ yếu được triển khai dưới hình thức nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện đã nghe hoặc kể lại câu chuyện đã đọc. Ở một số bài có hoạt động nói theo chủ điểm.
Ở hoạt động kể chuyện, yêu cầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện được chia thành 2 mức độ tương ứng với hai học kì. Ở học kì I, HS được yêu cầu nghe kể một câu chuyện đơn giản và kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện đó. Ở học kì II, nghe kể một câu chuyện rồi kể lại từng đoạn của câu chuyện và toàn bộ câu chuyện. Sau kể chuyện ở lớp, có phần vận dụng, chủ yếu là HS kể lại câu chuyện hoặc kể về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe cho người thân hoặc viết 2 - 3 câu liên quan đến câu chuyện.
Ở hoạt động luyện nói theo chủ điểm, HS được nói và nghe về những chủ điểm mà các em có nhiều trải nghiệm, chẳng hạn: Tuần 1: Nói về những ngày hè của em; Tuần 6: Nói về ngôi trường của em; Tuần 26: Nói về các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ngoài kĩ năng kể chuyện và nói theo chủ điểm, kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói và kĩ năng trình bày, trao đổi, tương tác được tích hợp qua nhiều hoạt động học tập trong cả bài 4 tiết và bài 6 tiết.
d. Luyện tập
Hoạt động Luyện tập được thiết kế thành mục riêng ở bài 6 tiết, trong đó HS được thực hiện các bài tập về từ, câu và luyện viết đoạn văn theo hướng dẫn. Khác với phần Luyện tập theo VB đọc ở cả bài 4 tiết và bài 6 tiết, ngữ liệu từ ngữ và câu ở phần Luyện tập này tuy vẫn cần phù hợp với chủ điểm, nhưng không phụ thuộc vào VB đọc mà có tính chất mở.
Các nội dung luyện tập về từ ngữ (chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm), về câu (gồm cả dấu câu) được triển khai có tính hệ thống, bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhận thức của HS lớp 2. Các bài tập luyện từ ngữ và câu được biên soạn còn nhằm mục đích cung cấp “nguyên liệu” cho phần viết đoạn, tạo cơ hội để HS vận dụng trực tiếp và hiệu quả vào hoạt động viết đoạn.
đ. Đọc mở rộng
Mỗi tuần học đều có hoạt động Đọc mở rộng. Đây được coi là nội dung vận dụng của bài học 6 tiết.
Câu hỏi 5: GV cần phải quán triệt tình thần đổi mới phương pháp dạy học như thế nào khi triển khai dạy học Tiếng Việt 2?
Trả lời:
SGV có những hướng dẫn cụ thể về phương pháp dạy học, tương ứng với mỗi hoạt động: đọc, viết, nói và nghe. Trên những nét chung, các thầy cô cần lưu ý mấy điểm chính sau đây:
a. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học là định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Theo định hướng này, GV cần tránh vận dụng phương pháp dạy học một cách máy móc, rập khuôn; không tuyệt đối hoá một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh, nội dung và mục đích của giờ học.
b. GV cần khơi gợi, kích hoạt, kết nối hiểu biết, trải nghiệm đã có ở HS để các em chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới. Điều đó khiến cho việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn đối với các em. GV cũng cần tạo được môi trường dạy học có tính tương tác cao. Trong môn Tiếng Việt, sự tương tác không chỉ giúp HS phát triển kĩ năng ngôn ngữ mà còn giúp các em phát triển các kĩ năng xã hội và tình cảm, cảm xúc tích cực đối với việc học.
c. GV cần tăng cường xây dựng những nội dung dạy học:
- Chứa đựng những tình huống có vấn đề cần giải quyết, giúp HS rèn phương pháp tư duy linh hoạt, năng động, sáng tạo. Chẳng hạn, thiết kế những loại bài tập mà HS có thể đưa ra nhiều phương án thực hiện khác nhau.
- Tạo cho HS cơ hội thể hiện chủ kiến, phát huy trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Các GV cần cùng nhau xây dựng những nội dung dạy học tạo cơ hội để HS được trình bày ý kiến riêng của cá nhân.
- Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng được học vào giải quyết các tình huống trong thực tế đời sống. Cách tiếp cận này giúp cho môn Tiếng Việt gần gũi, thiết thực và có ý nghĩa hơn với HS.
d. GV là người hiểu rõ đối tượng HS của lớp mình. Vì vậy, khi thiết kế hoạt động học tập cho HS, GV phải chuẩn bị các yêu cầu, câu hỏi, tài liệu học tập thích hợp cho từng nhóm đối tượng HS trong lớp, giúp các em có cơ hội bộc lộ thế mạnh cũng như khắc phục hạn chế của mình trong việc học tập môn học.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
Đáp án tập huấn Giáo dục thể chất lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Đạo đức lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Đầy đủ cả năm)
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ cả năm)
Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Đầy đủ cả năm)
- Chia sẻ:Minh Nguyễn
- Ngày:
Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
311 KB 29/06/2021 4:42:52 CHGợi ý cho bạn
-
Một trong những quan điểm xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm 4
-
Đáp án trắc nghiệm module 4 môn Khoa học tự nhiên THCS
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Tin học 8 Chân trời sáng tạo
-
Tài liệu tập huấn SGK Tiếng Anh 9 Global Success
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 12 2025 mới cập nhật
-
Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 3 THCS - Tất cả các môn
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 Kết nối tri thức
-
Cách sử dụng Bảng kiểm Học thông qua Chơi
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 9 Cánh Diều
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Cánh Diều 11 môn tiếng Anh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Nêu cách thức tải và cài đặt phần mềm ứng dụng dạy học tương tác (ActiveInspite) và phần mềm hình học động (GeoGebra)
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT11
Đáp án tự luận Toán module 4 THPT
Đáp án tập huấn SGK Âm nhạc 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Bài thu hoạch module 1 BDTX môn Tiếng Anh
Đáp án tự luận module 9 môn Toán đầy đủ