Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 là bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 40: thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40
1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 số 1
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE TH 40
THỰC HÀNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
NỘI DUNG 1: CẤU TRÚC KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc một kế hoạch bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
1. Kế hoạch bài học được thiết kế bao gồm các mục lớn sau:
2. Mục tiêu bài học:Nhằm xác định các yêu cầu mà HS cần phải đạt được sau khi học xong bài.
3. Các kĩ năng sống được giáo dục: nhằm xác định các kĩ năng sống cụ thể được giáo dục cho HS qua bài học.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: Nhằm xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học có thể sử dụng để giáo dục các kĩ năng sống nêu trên cho HS.
1. Tài liệu phương tiện: Nhằm xác định các tài liệu và phương tiện dạy học cần thiết mà GV và HS cần phải chuẩn bị để sử dụng cho việc dạy và học bài cụ thể.
2. Tiến trình dạy học:Nhằm xác định các giai đoạn, các hoạt động dạy học cụ thể trong quá trình dạy học bài học.
3. Tư liệu:Nhằm cung cấp cho GV: nội dung Phiếu học tập cá nhân, Phiếu giao việc cho các nhóm, tình huống, thông tin, truyện, trường hợp điển hình, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh… có liên quan đến bài học để GV tham khảo, lựa chọn sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình dạy học.
4. So sánh kế hoạch bài học theo hướng tăng cường kĩ năng sống và kế hoạch bài học theo truyền thống:
- Điểm giống nhau: Đều có các mục lớn như: mục tiêu bài học, tài liệu và phương tiện, tiến trình dạy học và tư liệu.
- Điểm khác nhau: Kế hoạch bài học theo hướng tăng cường kĩ năng sống có thêm 2 mục mới, đó là: các kĩ năng sống được giáo dục; phương pháp va kĩ thuật dạy học tích cực.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết mục tiêu bài học
- Mục tiêu bài học bao gồm những mục tiêu cụ thể về kiến thức, về kĩ năng, hành vi và về thái độ.
- Các mục tiêu không chung chung mà được diễn đạt bằng những động từ cụ thể, phù hợp với trình độ và đặc điểm của HS tiểu học, có thể định lượng, đo, đếm được. Ví dụ như: nêu được…, trình bày được, kể được, liệt kê được…, so sánh được…, đánh giá được…, làm được…, thực hiện được…, vận dụng được…, có kĩ năng…, tự tin trong việc…, có trách nhiệm đối với…
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn trong tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học của kế hoạch bài học theo hướng tăng cường kĩ năng sống được chia thành 4 giai đoạn/4 bước lớn, đó là:
- Khám phá
- Kết nối
- Thực hành/ Luyện tập
- Vận dụng
Mục đích và cách thực hiện của mỗi giai đoạn như sau:
Các bước | Mục đích | Cách thực hiện |
1. Khám phá | - Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì, có kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng gì về bài sắp được học. - Giúp GV tìm hiểu/ xác định thực trạng kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ…đã có của HS về nội dung bài học trước khi giới thiệu bài mới. | - GV (cùng với HS) thực hiện hoạt động (có tính chất trải nghiệm) - GV đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của HS liên quan đến bài học mới. - GV giúp HS xử lí/phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ chức và phân loại chúng. |
2. Kết nối | - Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giũa cái HS “đã biết” và cái HS “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với nội dung bài học mới. | - GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẽ ở giai đoạn 1. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động để khám phá các kiến thức và kĩ năng mới. - Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa. - Nêu ví dụ khi cần thiết. |
3. Thực hành/ Luyện tập | - Tạo cơ hội cho HS thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa, tương tự như bối cảnh/ hoàn cảnh mẫu. - Định hướng để HS thực hành đúng cách. - Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch. | - GV thiết kế/ chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới. - HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - GV giám sát tất cả các hoạt động và điều khiển khi cần thiết. - GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được. |
4. Vận dụng | - Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh/ hoàn cảnh mới hoặc trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống. | - GV (cùng với HS) thiết kế các hoạt động đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới trong các tình huống/ bối cảnh mới hoặc trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống. - HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - HS/ nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. - GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này. |
So sánh các giai đoạn này các bước lên lớp mà GV vẫn thường áp dụng trong thực tế:
- Khám phá không phải là kiểm tra bài cũ của các bước lên lớp truyền thống. Mục đích của khám phá khác với mục đích của kiểm tra bìa cũ. Khám phá là tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống mà HS đã có về nội dung bài học mới để trên cơ sở đó tiếp tục hướng dẫn HS khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài mới. Những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đó có thể không liên quan đến nội dung bài học cũ, hoặc nếu có liên quan đến bài học cũ thì cũng ở phạm vi rộng hơn.
Khám phá cũng không chỉ đơn thuần là giới thiệu bài mới của các bước lên lớp truyền thống. Vì giới thiệu bài mới nhiều khi chỉ là một vài câu giới thiệu của GV, còn khám phá thì không phải như vậy. Trong giai đoạn khám phá, HS phải hồi tưởng, phải suy nghĩ và chia sẽ hoặc phải cùng tham gia các hoạt động mang tính chất trải nghiệm.
a) Kết nối: Kết nối tương đương với phần phát triển bài mới của các bước lên lớp truyền thống nhưng các bước thực hiện phải trên cơ sở liên kết giữa những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm HS đã có với cái HS chưa biết và cần biết.
b) Thực hành/luyện tập: Thực hành/luyện tập tương đương với phần Củng cố của các bước lên lớp truyền thống nhưng không phải là HS chỉ cần trả lời các câu hỏi do GV đưa ra mà trong giai đoạn này HS phải thực hiện các hoạt động để vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học trong những tình huống/bối cảnh tương tự như những tình huống/bối cảnh mẫu.
c) Vận dụng: vận dụng khá gần với phần hoạt động tiếp nối của các bước lên lớp truyền thống song khác biết ở chỗ:
- Về thời điểm thực hiện: Vận dụng có thể ngay trong giờ học hoặc sau giờ học còn hoạt động tiếp nối là thực hiện sau giờ học.
- Về nội dung: Vận dụng là tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống thực tiễn. Còn hoạt động nối tiêp có thể như vậy hoặc chỉ có thể đơn thuần yêu cầu HS học bài, Làm bài tập trong sách giáo khoa…
NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KNS ĐÃ THIẾT KẾ
Kế hoạch bài học các môn học theo hướng tăng cường giáo dục KNS cho HS:
CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Phân tích, đánh giá một số kế hoạch bài học đã thiết kế
Tên bài | Ưu điểm | Hạn chế | Đề xuất thay đổi |
1. Những con sếu bằng giấy | - Bài được thiết kế theo câu trúc quy định. - Hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ. - Các KNS được xác định phù hợp. - Hoạt động thực hành kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẽ rất cụ thể và phù hợp. | - Thiết kế không thật rõ mục tiêu và kết luận của các hoạt động dạy học. - Việc giáo dục kĩ năng xác định giá trị cho HS chưa được làm rõ trong các giai đoạn của tiến trình dạy học, đặc biệt là trong giai đoạn thực hành và vận dụng. | - Viết rõ các hoạt động dạy học với mục tiêu, cách thực hiện và kết luận cụ thể. - Bổ sung thêm các hoạt động dạy học để giáo dục kĩ năng xác định giá trị cho HS. Ví dụ: Tổ chức cho HS viết các thông điệp, các bài viết ngắn, bày tỏ ý kiến về tình yêu hòa bình, phản đối chiến tranh của trẻ em. |
2. Em yêu Tổ quốc Việt Nam | - Bài được thiết kế theo cấu trúc quy định. - Các KNS và PPDH,KTDH được xác định phù hợp. - Các hoạt động dạy học đa dạng, phong phú, phát huy được tính tích cực của HS và phù hợp với các giai đoạn dạy một bài KNS. | - Một số hoạt động hướng dẫn còn chưa thật cụ thể, có thể gây khó khăn cho GV trong quá trình thực hiện. - GV ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng chậm phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc sưu tầm các thông tin, tư liệu về đất nước và con người Việt Nam. | - Gợi ý cụ thể, chi tiết hơn một số hoạt động. - Cần cung cấp thêm một số tư liệu về đất nước và con người Việt Nam. |
NỘI DUNG 3: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
* Hoạt động 1: Thiết kế và dạy thử nghiệm kế hoạch bài học tăng cường giáo dục KNS cho HS trong môn Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt (lớp 5)
Tập đọc
Tiết 7
Những con sếu bằng giấy
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+ Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài (xa-xa-cô, xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki)
+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn: nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé xa-xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
- Hiểu ý chính của bài: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Thể hiện sự cảm thông: Biết bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông của nỗi bất hạnh của những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
- Xác định giá trị: Nhận biết giá trị của hòa bình, sự an lành đối với cuộc sống con người.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Đọc sáng tạo
- Thảo luân nhóm nhỏ
- Tự bộc lộ
- Gợi tìm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về thảm họa chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (GV và HS sưu tầm).
- Một lọ hoa tươi đặt lên bàn-tượng trưng cho đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại (dùng khi HS trả lời câu hỏi 4).
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
3. Khám phá
- GV giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Cánh chim hòa bình, nội dung các bài học trong chủ điểm(bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc). Hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh minh họa bài đọc Những con sếu bằng giấy (hình ảnh Xa-xa-cô đang gấp sếu, tượng đài tưỡng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại ở Hy-rô-xi-ma)
- GV giới thiệu: Bài đọc Những con sếu bằng giấy kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân đáng thương cả chiến tranh và bom nguyên tử. Bài đọc sẽ giúp các em hiểu thảm họa của chiến tranh hạt nhân, giúp các em học cách chia sẻ, cảm thông với nổi bất hạnh của các nạn nhân bị nguyên tử sát hại.
- HS giới thiệu những tranh, ảnh các em đã sưu tầm được (theo yêu cầu trước đó của GV) về vụ nổ bom nguyên tử, về thảm họa chiến tranh hạt nhân, nói điều các em biết về thảm họa của chiến tranh hạt nhân.
4. Kết nối
* Luyện đọc
- GV viết bảng và hướng dẫn HS đọc đúng số liệu 100.000 người(một trăm ngàn người); tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-xa-cô,Xa-xa-ki, Hy-rô-xi-ma, Na-ga-xa-ki)
- Một HS giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài trước lớp.
- Từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp từng đoạn của bài (đọc 2, 3 lượt).
Có thể chia bài thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đoạn 2: Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
+ Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-xa-cô, Xa-xa-ki.
+ Đoạn 4: Ước vọng hòa bình của HS thành phố Hy-rô-si-ma.
- Khi HS đọc GV kết hợp sửa lỗi cho các em (về phát âm, cách ngắt nghỉ giọng…). Sau lượt đọc vở, GV giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong SGK (bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết).
- Từng cặp HS luyên đọc.
- GV đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
* Tìm hiểu bài
GV tổ chức cho HS cả lớp trả lời câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV hoặc chia lớp thành các nhóm để HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Sau đó, đại diện các nhóm thi trả lời các câu hỏi trước lớp. Cũng có thể mời một HS nêu câu hỏi cho các bạn tiếp nối nhau trả lời.
Với câu hỏi 4, cần chọn một hình thức tổ chức dạy học gây ấn tượng.
Dưới đây là gợi ý những câu hỏi trả lời:
Câu hỏi 1: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ điện tử khi nào? (Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ điện tử khi chính phủ Mỹ ra lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản)
Câu hòi 2: Xa-xa-cô hy vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào? (Xa-xa-cô kéo dài cuộc sống bằng cách ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu
gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh)
Câu hỏi 3:
3a) Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?(Các bạn nhỏ đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới xa-xa-cô).
3b) Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?(Khi Xa-xa-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện sự mong muốn của các bạn: thế giới này mãi mãi hòa bình)
5. Thực hành
* Thể hiện sự thông cảm
- GV nêu câu hỏi 4: Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?
- GV có thể tổ chức cho HS thực hành nói lời cảm thông, chia sẻ với Xa-xa-cô như sau:
- GV lưu ý HS: Các em cần tưởng tượng mình đang đứng trước tượng đài nhớ nững nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại, các em mốn nói gì đó với Xa-xa-cô? Biết nói lời cảm thông, chia sẻ, làm dịu nổi đau của người khác là một trong những kỹ năng giao tiếp rất cần thiết với con người. Lời cảm thông, chia sẻ cần được nói với thái độ chân thành, giọng trầm lắng, nghiêm trang.
- HS suy nghĩ về những điều mình muốn nói.
- GV đặt lên bàn lọ hoa tươi (tượng trưng cho đài tưởng niệm); mời 1, 2 HS nói (làm mẫu) trước lớp. GV nhận xét về lời nói, tư thế, thái độ biểu hiện niềm thương tiếc đối với Xa-xa-cô, sự căm ghét chiến tranh…
- HS tiếp nối nhau nói lời cảm thông, chia sẻ với Xa-xa-cô(ví dụ: Xa-xa-cô ơi, tôi rất tiếc thương bạn và căm ghét chiến tranh đã làm bạn phải chết./ Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh./ Tượng đài này nhắc nhở chúng tôi phải đoàn kết chống lại những kẻ thích chiến tranh./ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất…)
- HS nói về ý nghĩa của câu chuyện(câu chuyện nói về cái chết đáng thương của một nạn nhân chiến tranh, thể hiện mong muốn hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới/ Câu chuyện tố cáo tội ác hủy diệt của chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới…)
* Luyện đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài văn theo qui trình đã hướng dẫn. Có thể chọn đoạn 3. Chú ý:
- Nhấn giọng các từ ngữ: Từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 644 con.
- Nghỉ hơi: Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng / nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh./ Nhưng khi Xa-xa-cô chết/ Khi em mới gấp được 644 con.
6. Áp dụng
- HS nói về những gì các em học được qua giờ học (ví dụ: Bài học giúp em biết một câu chuyện rất cảm động về một nạn nhân của bom nguyên tử./ Bài học giúp em hiểu hậu quả lâu dài của chiến tranh hạt nhân./ Bài học giúp em biết về một truyền thuyết lạ của Nhật Bản./ Bài học rèn cho em có kỹ năng bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những con người bất hạnh…)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; viết một đoạn thư ngắn cho cô bé Xa-xa-cô, bày tỏ niềm thương tiếc Xa-xa-cô.
* Hoạt động 2: Thiết kế và dạy thử nghiệm kế hoạch bài học tăng cường giáo dục KNS cho HS trong môn Đạo đức.
1. Môn Đạo đức (lớp 5)
Tìm hiểu cấu trúc kế hoạch bài học theo định hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống
Đạo đức lớp 5
Tiết 16
Hợp tác với những người xung quanh
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Trình bày được ích lợi của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC
- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH HỢP
- Phương pháp:
+ Thảo luận nhóm
+ Dự án
- Kĩ thuật dạy học
+ Động não
- Khăn trải bàn
- Phòng tranh
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Ca dao, tục ngữ, truyện về hợp tác trong công việc chung.
- Bảng phụ
- Mẫu kế hoạch hoạt động.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Khám phá
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời:
+ Các em đã từng hợp tác với bạn bè hoặc với ai đó để cùng làm một việc gì bao giờ chưa? Đó là việc gì?
+ Các em đã hợp tác với nhau như thế nào? Kết quả công việc ra sao?
- HS suy nghĩ trả lời:
- GV giới thiệu: Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta phải cùng làm việc với mọi người thực hiện những nhiệm vụ, công việc chung. Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ, công việc chung đó, đòi hỏi mọi người phải biết hợp tác với nhau. Vậy thế nào là hợp tác? Cần hợp tác như thế nào?...Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
2. Kết nối
* Hoạt động 1: Thế nào là hợp tác?
Mục tiêu: HS biết được thế nào là hợp tác.
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Theo các em thế nào là hợp tác?
- Một số HS trình bày ý kiến.
- GV ghi tóm tắt các ý lên trên bảng.
- Hướng dẫn HS thảo luận về từng ý.
- Gv kết luận:
+ Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
+ Người biết hợp tác là người biết chia sẽ trách nhiệm, biết cam kết cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
* Hoạt động 2: Thảo luận về lợi ích của sự hợp tác.
Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc hợp tác.
Cách tiến hành:
- GV chia Hs thảnh các nhóm 4 người, yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn thảo luận về lợi ích của sự hợp tác.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Trao đổi, nhận xét giữa các nhóm.
- GV kết luận:
+ Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp đỡ mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
+ Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.
+ Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác.
Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về các yêu cầu trong hợp tác
Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu trong hợp tác
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS dựa trên kinh nghiệm của bản thân về thảo luận các nhóm, liệt kê những việc cần làm để hợp tác có hiệu quả.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0, sau đó trưng bày kết quả lên tường xung quanh lớp học.
- Cả lớp cùng đi xem và ghi ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- GV kết luận:
Để hợp tác có hiệu quả cần:
+ Có mục đích và mục tiêu hoạt động chung của nhóm.
+ Có sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong nhóm.
+ Các ý kiến, ý tưởng của tất cả thành viên tham gia vào hoạt động chung. Huy động được năng lực và sở trường của mọi thành viên trong nhóm.
+ Mọi người đều có trách nhiệm trước sự thành công hay thất bại của những sản phẩm do nhóm tạo ra.
Tiết 2
1. Thực hành
* Hoạt động 4: Thực hành hợp tác theo nhóm
Mục tiêu: HS biết lập kế hoạch hợp tác nhóm.
Cách tiến hành:
- GV đưa ra một chủ đề (Bảo vệ môi trường, An toàn giao thông, Quyền trẻ em…) yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng hợp tác với nhau để thể hiện ý tưởng về chủ đề đó dưới các hình thức khác nhau như vẽ tranh, tiểu phẩm, hùng biện, múa hát…
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV hướng dẫn cả lớp cùng nhận xét về cách thức và kết quả hợp tác của mỗi nhóm.
* D. Áp dụng
Hoạt động nối tiếp: GV yêu cầu mỗi nhóm HS đăng kí cùng hợp tác với nhau để xây dựng và thực hiện một công việc chung của lớp, của trường hoặc của cộng đồng. Ví dụ: trang trí lớp học, tổng vệ sinh trường học, tổ chức một buổi lễ hội nhỏ của lớp, cổ động trong cộng đồng về bảo vệ môi trường….
Đạo đức lớp 5
Tiết 23
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS có khả năng:
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kỹ năng xác định giá trị (tình yêu Tổ quốc).
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin(về đất nước và con người Việt Nam).
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng(về đất nước và con người Việt Nam, về tình yêu Tổ quốc Việt Nam).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp: Thảo luận lớp, đóng vai, dự án
- Kỹ thuật: Trình bày 1 phút
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh ảnh, băng cát xét, đĩa hình, bài viết, bài thơ, bài hát về Tổ quốc Việt Nam và tình yêu Tổ quốc Việt Nam.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Khám phá
* Hoạt động 1: HS nghe băng bài hát” Việt Nam-Tổ quốc tôi”
GV bật băng cho HS cùng nghe băng bài hát Việt Nam-Tổ quốc tôi.
- Hỏi: Bài hát nói về điều gì?
- Kết luận: Bài hát nói về tình yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu-Hiểu biết của HS về Tổ quốc Việt Nam.
- GV viết 2 từ Việt Nam lên trên bảng và nêu câu hỏi động não: Các em đã biết những gì về Tổ quốc Việt Nam của chúng ta? (Gợi ý: Có các danh lam thắng cảnh nào? Có các di sản nào được thế giới công nhận? Có các vị anh hùng dân tộc nào? Có các thành tựu phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, ngoại giao, tôn giáo…nào nổi bật? Nước ta còn những khó khăn nào?
- HS suy nghĩ và phát triển nhanh, GV kẻ bảng và ghi tóm tắt ý kiến của HS qua từng nội dung.
2. Kết nối
* Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
Mục tiêu:
- HS biết được một số nét đặc trưng về Tổ quốc Việt Nam.
- HS được rèn luyện kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đọc các thông tin ở trang 34, SGK đạo đức 5
- GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình vế đất nước và con người Việt Nam.
- Thảo luận lớp:
+ Qua các thông tin trên em có cảm nghĩ như thế nào về đất nước và con người Việt Nam.
+ HS chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc, để góp phần đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện nay?
- GV nhận xét và kết luận:
+ Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, có truyền thống văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh dựng nước và bảo vệ Tổ quốc đáng tự hào.
+ Đất nước ta đang đổi mới và phát triển từng ngày song vẫn còn là một nước nghèo và có nhiều khó khăn cần phải vượt qua.
+ Yêu Tổ quốc Việt Nam, các em cần cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để mai sau góp phần xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
3. Thực hành
* Hoạt động 4: HS làm bài tập 1, 2 SGK
Mục tiêu:
- HS biết được một số sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, thêm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
- HS được rèn luyện kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi bài tập 1,2 SGK Đạo đức 5.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày về một sự kiện lịch sử có liên quan(bài tập 1) và các hình ảnh có liên quan(bài tập 2)
- GV kết luận: Về các sự kiện lịch sử và các hình ảnh có liên quan.
Công việc về nhà:
- Các nhóm HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, đĩa hình, bài viết, bài thơ, bài hát về đất nước và con người Việt Nam.
- Chuẩn bị trình bày kết quả sưu tầm được trước lớp.
Tiết 2
1. Áp dụng
* Hoạt động 5: Giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam.
Mục tiêu:
- HS biết trình bày một số nét về đất nước, con người Việt Nam.
- HS được rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm HS trưng bày xung quanh lớp học các tư liệu các em đã sưu tầm, tìm hiểu được về đất nước và con người Việt Nam.
- Cả lớp đi xem và nghe đại diện các nhóm-trong vai các hướng dẫn viên du lịch trình bày (kỹ thuật trình bày 1 phút).
Kết luận: GV nhận xét và kết luận về kết quả sưu tầm, tìm hiểu của các nhóm.
* Hoạt động 6: Hát, đọc thơ về Tổ quốc Việt Nam.
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu Tổ quốc qua các bài thơ, bài hát.
Cách tiến hành:
- Một HS sẽ đóng vai người dẫn chương trình, giới thiệu các tiết mục.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề.
- Bình chọn các tiết mục hay nhất/ ấn tượng nhất/ huy động được nhiều người tham gia nhất.
- Kết thúc tiết học: Cả lớp cùng đứng lên vừa làm động tác phụ họa, vừa hát theo băng bài hát Việt Nam-Tổ quốc tôi.
* Hoạt động 3: Thiết kế và dạy thử nghiệm kế hoạch bài học Tăng cường giáo dục KNS cho HS trong môn Khoa học.
Khoa học (Lớp 5)
Tiết 9
Thực hành: Nói “Không!” đối với chất gây nghiện
1. Mục tiêu
- Nêu được một số tác hại của thuốc lá, rượu bia, ma tuý.
- Từ chối sự rủ rê, lôi kéo. Sử dụng các chất gây nghiện
- Giáo dục HS kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối phải tránh xa và vận động mọi người nói không với chất gây nghiện.
Chuẩn bị
- Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh sách báo nói về tác hại rượu, bia …. Hình minh hoạ trang 22, 23 SGK. Phiếu ghi tình huống. Phiếu ghi câu hỏi
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các chất gây nghiện, thuốc lá, rượu, …
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
* Khởi động - Ổn định - Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì. Gọi HS trả lời câu hỏi. + Để giữ gìn vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì em phải làm gì? + Ở tuổi dậy thì những điều gì nên hoặc không nên làm? + Khi có kinh nguyệt em cần lưu ý điều gì? (nữ). - Nhận xét - Giới thiệu bài. o * Hoạt động 1: Trình bày các thông tin sưu tầm o MT: HS trình bày được thông tin sưu tầm - GV gọi 5-7 HS nối tiếp nhau trình bày các thông tin mà mình sưu tầm được về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, …. - GV nhận xét, tuyên dương, giáo dục HS * Hoạt động 2: Tác hại của các chất gây nghiện. MT: HS biết được sự độc hại của các chất gây nghiện - Tổ chức HS thảo luận trình bày bảng phụ - Hướng dẫn các em đọc SGK rồi kẻ bảng và hoàn thành bảng về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. + Nhóm 1, 2: thuốc lá + Nhóm 3, 4: rượu, bia + Nhóm 5, 6: ma tuý - Nhận xét, góp ý và kết luận o * Hoạt động 3: Kỹ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo MT: HS biết cách từ chối - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 22, 23 SGK - Chia lớp 6 tổ thảo luận sự từ chối về 3 loại rượu, thuốc lá, ma tuý. - GV nhận xét, chốt ý. - Liên hệ giáo dục HS kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối phải tránh xa và vận động mọi người nói không với chất gây nghiện. * Hoạt động 4: Củng cố - Chơi trò chơi trả lời câu hỏi + Các em hãy nêu lại những tác hại của thuốc lá ? + Tác hại của rượu? + Tác hại của ma tuý? - Nhận xét, tuyên dương, giáo dục - Dặn HS chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học | - Hát - 3 HS trả lời - Nhận xét - Lắng nghe - HS trình bày. - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Chia lớp 6 nhóm - Thảo luận và ghi vào phiếu - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung - HS theo dõi - Quan sát hình và thảo luận - Nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - 3 HS trả lời - Nhận xét - Theo dõi - Lắng nghe - Lắng nghe |
* Tự ghi điểm: 9,0
Người viết
2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40 số 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH40: Thực hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
Năm học: ..............
Họ và tên: ................................................................................................................
Đơn vị: .....................................................................................................................
1. Xác định mục tiêu bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
2. Cấu trúc kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trức một kế hoạch bài học tăng cường giáo dục kĩ năng sống
a. Kế hoạch bài học được thiết kế bao gồm các mục lớn sau:
- Mục tiêu bài học: Nhằm xác định các yêu cầu mà học sinh cần phải đạt được sau khi học xong bài.
- Các KNS được giáo dục: Nhằm xác định các KNS cụ thể được giáo dục cho HS qua bài học
- Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: Nhằm xác định các phương pháp và kỹ thuật dạy học có thể sử dụng để giáo dục KNS nêu trên cho học sinh.
- Tài liệu và phương tiện: Nhằm xác định cá tài liệu và phương tiện dạy học cần thiết mà GV và HS cần phải chuẩn bị để sử dụng cho việc dạy học và học bài cụ thể này.
- Tiến trình dạy học: Nhằm xác định các giai đoạn, các hoạt động dạy học cụ thể trong quá trình dạy học bài học.
- Tư liệu: Nhằm cung cấp cho GV: Nội dung phiếu học tập cá nhân, phiếu giao việc cho các nhóm, thông tin, truyện, tình huống, trường hợp điển hình, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát... Có liên quan đến nội dung bài học để GV tham khảo, lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt trong quá trình dạy học.
b. So sánh giữa kế hoạch bài học theo hướng tăng cường KNS và kế hoạch bài học truyền thống.
- Điểm giống nhau: Đều có mục lớn như: mục tiêu bài học, tài liệu và phương tiện, tiến trình dạy học và tư liệu.
- Điểm khác nhau: Kế hoạch bài học theo hướng tăng cường KNS có thêm 2 mục tiêu đó là các KNS được giáo dục, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết mục tiêu bài học
- Mục tiêu bài học bao gồm những mục tiêu cụ thể về kiến thức, về kĩ năng, hành vi và về thái độ.
- Các mục tiêu không chung chung mà được diễn đạt bằng những động từ cụ thể, phù hợp với trình độ và đặc điểm của HS tiểu học, có thể định lượng, đo, đếm được, ví dụ như nêu được, trình bày được......
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn trong tiến trình dạy học
- Tiến trình dạy học của kế hoạch bài học theo hướng tăng cường KNS được chia thành 4 giai đoạn:
- Khám phá
- Kết nối
- Thực hành, luyện tập
- Vận dung
3. Thực hành thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.
Các bước | Mục đích | Mô tả quá trình thực hiện | Ví dụ |
1. Giới thiệu bài | - Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem đã biết gì về vấn đề sẽ được học - Giúp GV xác định thực trạng của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới | - GV (cùng HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm) - GV (cùng với HS) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học - GV giúp HS xử lý/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS | Hoạt động1: Nhận xét về trang phục |
2. Bài mới | - Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc liên kết giữa cái đã biết với cái chưa biết | - Giới thiệu mục tiêu bài học - Giới thiệu KT và KN mới - KT việc cung cấp KT đã chính xác chưa | Hoạt động2: Lựa chọn trang phục |
3. Thực hành | Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bối cảnh/hoàn cảnh/điều kiện - Định hướng để HS thực hành đúng cách - Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch | GV thiết kế/ chuẩn bị những hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng KT và KN mới - HS làm việc theo nhóm, cặp,... để hoàn thành nhiệm vụ - GV giám sát, điều chỉnh nếu cần thiết - GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được | Hoạt động3: Đi siêu thị |
4. Vận dụng | Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới. Lưu ý: GV cần phối hợp với phụ huynh trong việc nhắc nhở, động viên HS thực hành ở nhà để nội dung bài dạy đạt hiệu quả cao. | - GV cùng HS lập kế hoạch các hoạt động đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và KN mới - HS làm việc theo nhóm, cặp,...để hoàn thành nhiệm vụ - GV cùng HS tham gia hỏi và trả lời trong quá trình hoạt động - Gv đánh giá kết quả học tập của HS | Hoạt động4: Biểu diễn thời trang |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Khang Anh
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH40
381 KB 04/05/2017 3:07:00 CHTải file định dạng .DOC
276,1 KB 28/05/2020 9:07:00 SA
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT35
Đáp án trắc nghiệm Module 4 THPT - Tất cả các môn
30 câu hỏi trắc nghiệm mô đun 3 môn Toán THCS
Đáp án trắc nghiệm module 4 môn Giáo dục công dân THCS
Bài tập cuối khóa module 4 Khoa học tự nhiên THCS
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo