Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH38

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH38 - Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH38 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH38 là bài thu hoạch về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH17

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH21

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Năm học: ..............

Họ và tên: ...............................................................................................................

Đơn vị: ....................................................................................................................

1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này thì hoạt động GDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhi đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.

Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu sao cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.

Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Hoạt động GDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường. Hoạt động GDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội. Hoạt động GDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.

- Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách, phát triển toàn diện cho HS tiểu học.

Các nghiên cứu về tâm lí - giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách cơ bản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường. Việc tham gia vào nhiều hoạt động GDNGLL phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho HS được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợi cho HS được tham gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng ... Từ đó sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của HS, giúp các em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin,...và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, ... Xét ở phạm vi rộng hơn, hoạt động GDNGLL còn tạo điều kiện để HS được tham gia, được hội nhập vào dòng chảy các hoạt động chung của trẻ em ở địa phương, đất nước, khu vực và trên thế giới. Điều này giúp phát triển năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực hòa nhập cộng đồng cho HS. Đó chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần thiết của người công dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch, cắm trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,..., hoạt động GDNGLL còn giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất và thẩm mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình học tập cả ngày ở trường.

3. Các đặc điểm của hoạt động GDNGLL ở tiểu học

3.1.Họat động GDNGLL phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học

3.2. Hoạt động GDNGLL mang tính linh hoạt, mềm dẻo, mở hơn hoạt động dạy học.

3.3. Nội dung hoạt động GDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

3.4. Các hình thức đa dạng của hoạt động GDNGLL giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.

3.5. Hoạt động GDNGLL có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

4. Mục tiêu hoạt động GDNGLL ở tiểu học

- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển ở HS Tiểu học những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người phù hợp với lứa tuổi các em.

- Tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, bước đầu hình thành cho HS các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng, tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu lao động ... và phát triển ở HS các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng hợp tác, ...

- Giáo dục ý thức tập thể và phát triển các kĩ năng hoạt động tập thể cho HS (kĩ năng thiết kế, lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng chuẩn bị hoạt động, kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động).

- Tạo cơ hội cho HS tiểu học bước đầu được tham gia vào đời sống cộng đồng. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, ...

- Giáo dục lòng yêu nghệ thuật; phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần phong phú, lạc quan cho HS;

- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho HS.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
5 29.012
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi