Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH20

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH20 - Kĩ năng, kiến thức tin học cơ bản

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH20 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH20 là bài viết về kĩ năng cũng như kiến thức sử dụng tin học cơ bản được sử dụng trong trường tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH34

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH35

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

1. Khái quát chung về cấu tạo của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Giới thiệu hệ điều hành Windows; Thực hành một số thao tác cơ bản với hệ điều hành Windows:

a. Khái quát chung về cấu tạo của máy tính và các thiết bị ngoại vi:

Máy vi tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do đó, để máy tính có thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một cách hợp lý và khai báo với các thành phần khác. Ngày nay ngành tin học dựa vào trên các máy tính hiện đang phát triển trên cở sở hai phần: phần cứng và phần mếm.

* Phần cứng

Phần cứng(tiếng Anh: hardware) là các bộ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét (scanner), vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD,...

Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành:

– Thiết bị vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột...

– Thiết bị ra (Output): Các bộ phận trả về thông tin cho người dùng, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa,...

Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm quan trọng sau đây:

– Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng.

– BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành

– CPU: bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính

– Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu

– Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay qua phần sụn (nghe hơi khó chịu, không được dễ hiểu,tiếng Anh firmware)

– Bộ nhớ: là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung cấp các mệnh lệnh cho CPU và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS, phần mềm, kho lưu trữ, chuột đồng thời tải về cho các bộ phận vừa kể kết quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý các cổng vào/ra

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH20

Các thành phần chính của máy tính cá nhân để bàn. 1: màn hình, 2: bo mạch chủ, 3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn phím, 11: chuột

* Phần mềm

Phần mềm (tiếng Anh: Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.

Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.

Ví dụ:

  • Hệ điều hành windows
  • Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
  • Phần mềm tính toán Microsoft Excel
  • Phần mềm vẽ cơ bản Microsoft Paint
  • Phần mềm xử lý ảnh Photoshop
  • Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Microsoft Access
  • Phần mềm thiết kế web Microsoft FrontPage

Đứng trước một máy tính PC, ta có thể thấy máy tính này gồm những bộ phận: Bàn phím, chuột, màn hình, vỏ máy. Đây là những thành phần dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, máy tính PC còn có nhiều bộ phận khác. Các bộ phận này được nhóm trong các khối chức năng sau:

- Khối xử lý trung tâm: Khối xử lý trung tâm, hay còn gọi là bộ vi xử lý hoặc con chip, là bộ não của máy tính. Công việc chính của khối xử lý trung tâm là tính toán và điều khiển mọi hoạt động trong máy tính.

- Bộ nhớ trong: Bộ nhớ trong dùng để chứa các lệnh và dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hiện chương trình. Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM)

- Bộ nhớ ngoài: Bộ nhớ ngoài hay các thiết bị lưu trữ ngoài bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD đĩa ZIP...

Chú ý: Do ổ cứng nằm bên trong vỏ máy nên nhiều người nhầm lẫn ổ cứng là thiết bị lưu trữ trong. Thực chất nó là thiết bị lưu trữ ngoài.

- Các thiết bị vào: Các thiết bị vào cho phép thông tin hãy dữ liệu được nhập vào máy tính, ví dụ như bàn phím, chuột, máy quét ...

- Các thiết bị ra: Các thiết bị ra cho phép thông tin có thể được xuất ra từ máy tính, ví dụ như máy in, màn hình, loa ...

- Các thiết bị ngoại vi: Thiết bị ngoại vi là bất kỳ thiết bị nào có thể gắn vào máy tính. Như vậy, toàn bộ các thiết bị như máy quét, máy in, bàn phím, chuột ... đều là các thiết bị ngoại vi.

- Cổng nối tiếp: Cổng nối tiếp là một khe cắm có nhiều chân nằm ở phía sau máy tính, cho phép các thiết bị có thể kết nối với máy tính, chẳng hạn Modem. Các cổng nối tiếp thường được đặt tên là COM1, COM2.

- Cổng song song: Cổng song song là một khe cắm nhiều chân nằm ở phía sau máy tính, cho phép các thiết bị có thể kết nối với máy tính, chẳng hạn máy in. Các cổng song song thường được đặt tên là LPT1 hoặc LPT2.

- Cổng nối tiếp vạn năng USB: Cổng nối tiếp vạn năng USB là một bộ phận mới trong máy tính, chỉ có trong các máy tính thế hệ gần đây. Có thể có một hoặc nhiều ổ cắm USB ở trên thân vỏ máy, cho phép các thiết bị được thiết kế cho USB có thể kết nối với máy tính.

b.Giới thiệu hệ điều hành Windows:

Khái quát

Đây là hệ điều hành thông dụng nhất trên thế giới bởi tính năng ưu việt của nó. Có các phiên bản như Window 95, Window 98, Window Millennium Edition, Window NT, Window 2000, và mới nhất là Window XP.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
5 21.854
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH20
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm