Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH14

Tải về

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH14 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch BDTX module TH14 là bài thu hoạch về việc thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực ở trường tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH14 số 1

MODULE TH 14

THỰC HÀNH THIẾT KẾ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế kế hoạch cho dạng bài hình thành kiến thức mới, cho dạng bài luyện tập và ôn tập theo hướng tích cực.

1.1 Yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực

+ Thể hiện được mục tiêu của chương trình.

+ Chú ý đến việc phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng.

+ Thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học.

+ Phải sử dụng dễ dàng khi lên lớp.

+ Phải mang tính chất mở.

1.2 Một số lưu ý khi thiết kế dạng bài hình thành kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực:

- Về mục tiêu của bài học:

+ Mục tiêu của bài học đã nêu những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau khi bài học. Trong đó, ghi cụ thể từng kiến thức, kỹ năng cần đạt được ở mức độ nào.

+ Cách viết mục tiêu đã sử dụng các động từ sau cho có thể lượng hóa, kiểm tra và đánh giá được những kiến thức, kỹ năng mà học sinh thu nhận được.

- Về đồ dùng dạy học:

+ Đồ dùng dạy học do cả giáo viên và học sinh chuẩn bị.

- Các hoạt động dạy học: bài học được chia thành các hoạt động chủ yếu. Các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự, logic hợp lí.

Các hoạt động trong bài học được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, đúng đặt trưng của loại bài học hình thành kiến thức mới. Giáo viên không áp đặt, không thông báo kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh được học tập tích cực, chủ động, hứng thú do có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những trải nghiệm; có cơ hội thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống; có nhiều cơ hội để độc lập suy nghĩ, bày tỏ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân; và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi làm việc theo nhóm… Do đó, bài học đã được tổ chức, thiết kế thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá phát hiện của học sinh với nhiều hoạt động phong phú, được thể hiện cụ thể ở các bài học như sau:

* Về các hoạt động dạy học trong kế hoạch bài học có các hoạt động

- Hoạt động khởi động: được tổ chức dưới hình thức trò chơi nhằm kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh trước khi bước vào bài học mới; tạo không khí lớp học vui vẻ.

- Hoạt động ôn luyện những kiến thức, kĩ năng đã học.

- Hoạt động giới thiệu bài. Giới thiệu thông tin kiến thức và kĩ năng của bài học mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học bài mới. Bài học đã sử dụng cách giới thiệu bài dựa trên vốn ngôn ngữ, vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của học sinh, nhằm kết nói những kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh đã có với kiến thức, kĩ năng tiếng việt mà học sinh sẽ được học trong bài mới

- Hoạt động hướng dẫn học sinh kiến thức mới đây là hoạt động trọng tâm của bài học. Hoạt động này được tổ chức bằng cách giúp học sinh tìm tòi, khám phá, rút ra kiến thức kĩ năng mới dưới sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.

- Hoạt động thực hành: đây là hoạt động nhằm giúp học sinh củng cố, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng mới trên cơ sở các kiến thức vừa học.

Tóm lại để lập một kế hoạch bài dạy hình thành kiến thức mới theo hướng tích cực cần lưu ý:

- Trước hết, bạn căn căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình và sách giáo khoa đã phần nào tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức để dẫn dắt học sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh trong lớp, điều kiện lớp học để xây dựng kế hoạch bài học.

Mục đích giờ học không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình và học sinh nghe, ghi nhớ, nhắc lại. Mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chiếm lĩnh được tri thức, hình thành, phát triển được kĩ năng.

- Các hoạt động trong bài hình thành kiến thức cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó học sinh chủ động, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Quá trình tự tìm tòi. Khám phá kiến thức sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức do chính mình (hoặc cùng các bạn) tìm ra kiến thức đó.

- Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới, cần lưu ý:

+ Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh.

+ Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề.

+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả.

+ Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi, khám phá hay không.

+ Động viên, khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập.

+ Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

+ Lưu ý những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục.

1.3 Một số lưu ý khi thiết kế dạng bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực

- Về mục tiêu của bài học:

+ Mục tiêu của bài học đã nêu những yêu cầu thực hành rèn luyện kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau bài học. Trong đó, ghi cụ thể mức độ học sinh cần đạt được.

+ Cách viết mục tiêu đã được sử dụng các động từ sao cho có thể lượng hóa, kiểm tra và đánh giá được những kĩ năng mà học sinh thu nhận được.

- Về đồ dùng dạy học:

+ Đồ dùng dạy học phong phú, liệt kê tất cả đồ dùng dạy học cần phải có để tổ chức tiết dạy.

+ Đồ dùng dạy học không chỉ dành cho giáo viên mà còn phải quan tâm đến đồ dùng để học sinh học tập (bao gồm cả đồ dùng cá nhân của học sinh và đồ dùng cho nhóm học sinh).

+ Đồ dùng dạy học do cả giáo viên và học sinh chuẩn bị.

- Về các hoạt động dạy học:

Bài học được chia thành các hoạt động chủ yếu. Các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự, logic hợp lí.

Các hoạt động trong bài học được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, đúng đặt trưng của loại bài học thực hành. Giáo viên không nói nhiều, không làm thay, làm hộ học sinh. Học sinh được học tập tích cực, chủ động, hứng thú, được thực hành, luyện tập thực sự dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

Để thiết kế một kế hoạch bài học cho bài thực hành theo hướng dạy học tích cực, GV có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

- Giao việc cho học sinh: Nhằm giúp tất cả học sinh trong lớp đều nắm vững yêu cầu cần luyện tập, thực hành (kết hợp với mọi thộng tin cơ bản, quan trọng khác, nếu có). Nội dung cụ thể là:

+ Cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK (HS tự đọc thành tiếng hoặc đọc thầm; giáo viên không làm thay, chỉ yêu cầu, giải thích trong trường hợp cần thiết). Học sinh có thể đọc nguyên văn câu hỏi, bài tập. Sau đó giáo viên đề nghị các em nêu tóm tắt yêu cầu của câu hỏi, bài tập ấy.

+ Cho học sinh thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK (làm thử, làm mẫu), nếu nhiệm vụ đặt ra trong những câu hỏi, bài tập ấy là khó hoặc mới với học sinh. Lưu ý: Trong trường hợp giáo viên làm mẫu thì tốt nhất là giáo viên vừa làm mẫu vừa kết hợp với giải thích cho học sinh hiểu. Sau đó, giáo viên tổ chức chữa bài để giúp học sinh nắm được cách làm.

+ Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm học sinh cần chú ý khi làm bài.

- Giúp học sinh chữa một phần của bài tập.

- Tổ chức cho học sinh thực hành:

+ HS có thể thực hành cá nhân hoặc theo nhóm, phụ thuộc vào nội dung thực hành và số đồ dùng chuẩn bị được. Giáo viên cần tạo điều kiện để càng nhiều học sinh được thực hành kĩ năng càng tốt.

+ Cần lưu ý kiểm tra học sinh nhằm mục đích:

Xem học sinh có làm việc không, nếu học sinh không chịu làm việc thì cần tìm hiểu lí do, động viên các em làm việc để đảm bảo yêu cầu tích cực hóa hoạt động của người học. Tìm cách hỗ trợ phù hợp từng đối tượng học sinh để các em có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ hoặc hợp tác hiệu quả với bạn (nếu hoạt động nhóm)

Xem học sinh có thể hiểu việc phải làm không, nếu học sinh không hiểu việc phải làm thì cần giải thích, hướng dẫn lại cho học sinh làm để hoạt động của các em đạt được mục đích đề ra. (Đây là thời gian giáo viên có thể quan tâm nhiều hơn đến những học sinh yếu kém, giúp các em thực hiện đúng yêu cầu của bài tập để các em tự tin, tiến bộ).

Trả lời thắc mắc của học sinh (nếu có).

- Tổ chức cho học sinh báo báo thực hành kết quả thực hành trước lớp.

+ Các hình thức: báo cáo trực tiếp với giáo viên; báo cáo trong nhóm; báo cáo trước lớp.

+ Các biện pháp: báo cáo bằng miệng hoặc bằng bảng con, bảng lớp; phiếu học tập; thi đua giữa các nhóm hoặc trình bày cá nhân.

Lưu ý: Báo cáo kết quả làm bài là hoạt động của học sinh. Giáo viên chú ý không báo cáo thay học sinh, không làm thay học sinh những việc học sinh có thể tự làm.

- Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả thực hành:

+ Các hình thức đánh giá có thể là: học sinh tự đánh giá; học sinh đánh giá nhau trong nhóm; học sinh đánh giá nhau trước lớp; giáo viên đánh giá học sinh.

+ Các biện pháp đánh giá có thể là: khen, chê (định tính); cho điểm (định lượng).

- Trước hết, căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình và sách giáo khoa đã phần nào tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức để dẫn dắt học sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh trong lớp, điều kiện lớp học để xây dựng kế hoạch bài học.

Mục đích giờ học không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình và học sinh nghe, ghi nhớ, nhắc lại. Mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chiếm lĩnh được tri thức, hình thành, phát triển được kĩ năng.

- Các hoạt động trong bài hình thành kiến thức cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó học sinh chủ động, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Quá trình tự tìm tòi. Khám phá kiến thức sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức do chính mình (hoặc cùng các bạn) tìm ra kiến thức đó.

- Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới , cần lưu ý:

+ Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh.

+ Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề.

+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả.

+ Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi, khám phá hay không.

+ Động viên , khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập.

+ Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

+ Lưu ý những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục.

1.4 Một số lưu ý khi thiết kế dạng bài ôn tập theo hướng dạy học tích cực

* Về mục tiêu dạy học:

- Mục tiêu của bài học đã nêu những yêu cầu HS cần đạt sau bài học. Trong đó ghi cụ thể mức độ HS cần đạt được

- Cách viết mục tiêu đã sử dụng các động từ sao cho có thể lượng hóa, kiểm tra và đánh giá được những kĩ năng mà HS thu nhận được.

* Về đồ dùng dạy học:

- Đồ dùng dạy học phong phú, liệt kê tất cả đồ dùng dạy học cần phải có để tổ chức tiết dạy.

- Đồ dùng dạy học không chỉ dành cho giáo viên mà còn phải quan tâm đến đồ dùng để HS học tập

- Đồ dùng dạy học do cả giáo viên và HS chuẩn bị.

* Về các hoạt động dạy học:

- Bài học được chia thành các hoạt động chủ yếu. Các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự, logic hợp lí.

- Các hoạt động trong bài học được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, đúng đặc trưng của loại bài học ôn tập, đó là giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho HS hệ thống lại các kiến thức đã học.

- Chuẩn bị kĩ nội dung trọng tâm cần hướng dẫn HS ôn tập, củng cố dựa trên yêu cầu của bài ôn tập, dựa vào trình độ HS trong lớp… Đồng thời nên xác định rõ kiến thức cần củng cố, kĩ năng cần ôn luyện trong bài học.

- Mục tiêu của bài ôn tập không nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng mới mà là giúp HS củng cố, hệ thống hóa những kiến thức, kĩ năng đã học ở những bài trước đó. Vì vậy, các hoạt động trong giờ ôn tập là các hoạt động luyện tập, thực hành của HS với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

- Để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, nên thiết kế các hoạt động đa dạng, phong phú với nhiếu hình thứctổ chức khác nhau, tạo điều kiện cho HS luyện tập, thực hành một cách tích cực, phát huy cao nhất vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức, kĩ năng các em đã học.

2. Thực hành:

2.1. Một số bài soạn dạng hình thành kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực:

Luyện từ và câu

Tiết 37: Câu ghép

1. Mục tiêu

- Nắm được sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của một câu khác (ND ghi nhớ)

- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1 mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).

- HS yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục I để hướng dẫn HS nhận xét. 4,5 bảng nhóm kẻ sẳn bảng để HS làm bài tập 1 phần luyện tập.

- HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy cô

Hoạt động của trò

* Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra dụng cụ học tập

- Giới thiệu-ghi tựa

* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài

MT: Nắm được sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của một câu khác.

a/ Phân tích ngữ liệu:

- Hướng dẫn HS nhận xét đoạn văn BT1.

- Gọi 1 HS đọc BT.

- Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới đây:

- Cho HS thảo luận nhóm đôi:

-Yêu cầu 1: Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn xác định CN-VN trong từng câu.

- Gạch một gạch chéo ngăn cách CN và VN.

- Yêu cầu 2: Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm câu đơn, câu ghép.

- Gọi HS trình bày.

- GV chốt ý đúng

- Cho HS thảo luận nhóm đôi:

- Yêu cầu 3: Có thể tách mỗi cụm C-V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

- GV nhận xét-chốt ý.

b/ Ghi nhớ:

- Câu ghép là gì?

- Mỗi vế câu ghép có cấu tạo như thế nào?

- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ .

- Cho HS nêu lại nội dung ghi nhớ.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập

MT: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

* Bài tập 1:

- Gọi HS đọc BT.

- Bài tập yêu cầu gì?

- Cho HS làm vào SGK.

- 1 HS làm bài trên bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng nhóm.

- GV nhận xét- chốt ý đúng

* Bài tập 2.

- Gọi HS đọc BT.

- Bài tập yêu cầu gì?

- Cho HS trao đổi theo cặp.

- Yêu cầu HS khá, giỏi cho biết ý kiến và giải thích lí do vì sao.

- Nhận xét chốt ý: không tách mỗi vế câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác.

* Bài tập 3.

- Gọi HS đọc BT.

- Bài tập yêu cầu gì?

- Cho HS làm vào vở bài tập. 2 HS làm bảng phụ.

- Đính bảng phụ

- Gọi HS nhận xét bài làm bảng phụ.

- GV nhận xét lại:

+ Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nẩy lộc

+ Mặt trời mọc, sương tan dần.

+ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam.

+ Vì trời mưa to nên đường ngập nước.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò

- Câu ghép là gì?

- Mỗi vế câu ghép có tạo như thế nào?

- Liên hệ GD.

- Về nhà xem lại bài

- Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

- Hát

- HS nhắc lại

- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi SGK và đọc thầm đoạn văn

- Nêu yêu cầu.

- HS thực hiện SGK.

- Thực hiện theo nhóm đôi.

- Trình bày.

- Nhận xét.

- Thực hiện theo nhóm đôi.

- Trình bày.

- Trả lời.

- 2HS đọc

- HS nêu nội dung ghi nhớ.

- 1 HS đọc-cả lớp đọc thầm

- Làm vào SGK 1 HS làm vào bảng phụ.

- Trình bày - Nhận xét

- Đọc Y/C bài tập.

- Nêu yêu cầu

- Trao đổi theo cặp.

- HS khá, giỏi phát biểu

- Nhận xét

- 1HS đọc

- Nêu yêu cầu BT

- HS thực hiện

- HS trình bày.

- Nhận xét

- Lắng nghe.

- HS nêu

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Toán

Tiết 94: Hình tròn. Đường tròn

1. Mục tiêu

- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.

- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

2. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, thước, compa. Bộ đồ dùng học Toán 5.Tấm bìa hình tṛòn

- Học sinh: SGK, vở, thước, compa.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy cô

Hoạt động của trò

* Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung.

- Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa.

* Hoạt động 1: Giới thiệu về hình tròn, đường tròn.

MT: HS nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.

- GV đưa ra 1 tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói: “Đây là hình tròn”

- GV dùng com pa vẽ trên bảng 1 hình tròn rồi nói: “Đầu chì của compa vạch ra 1 đường tròn”.

- Yêu cầu HS dùng compa vẽ trên giấy 1 hình tròn.

- GV giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kính hình tròn. Chẳng hạn: Lấy 1 điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm OA là bán kính của hình tròn.

- Yêu cầu HS vẽ bán kính và phát hiện đặc điểm: “Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau”.

- GV giới thiệu tiếp về cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn HS nhắc lại đặc điểm: “Trong 1 hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính”.

* Hoạt động 2: Thực hành

MT: Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.

* Bài 1: Cho HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự vẽ hình vào vở.

- GV kiểm tra hình vẽ của HS, sau đó gọi 2 HS lên bảng vẽ

3 cm 5 cm

- GV và HS nhận xét

* Bài 2: Cho HS đọc đề bài

- GV gọi 1 HS nêu các bước vẽ hình

- Yêu cầu HS vẽ hình vào vở. 1 HS lên bảng phụ vẽ hình

- GV và HS cùng nhận xét kết quả.

* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Hình vẽ có những hình nào ?

- Yêu cầu HS khá giỏi thực hiện

- Hướng dẫn HS đếm ô vuông để xác định tâm. Bán kính của các hình tròn cần vẽ sau đó dùng compa để vẽ hình.

- HS vẽ hình vào nháp.

- GV và HS cùng nhận xét.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là đường tròn.

+ Các bán kính trong hình tròn như thế nào so với nhau ?

+ So sánh độ dài của bán kính và đường kính của 1 hình tròn

- GV nhận xét.

- Liên hệ giáo dục HS

- Nhận xét tiết học.

- Hát

- 4 HS nêu

- Nhận xét

- Theo dõi

- Theo dõi

- HS vẽ

- Theo dõi

- Đọc

- HS vẽ hình

- Theo dõi

- Nhận xét

- Đọc

- Vẽ hình

- Nhận xét

- Đọc

- Nêu

- HS khá giỏi thực hiện

- Thực hiện đếm ô vuông

- Vẽ hình

- Nhận xét

- HS trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe

2.2. Một số bài soạn dạng luyện tập kiến thức theo hứơng dạy học tích cực:

Toán

Tiết 96: Luyện tập

1. Mục tiêu

- Biết tính chu vi hình tṛòn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

- Rèn luyện kỹ năng tính chu vi hình tròn.

- Giáo dục tính cẩn thận chính xác.

2. Chuẩn bị

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: SGK, vở.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy cô

Hoạt động của trò

* Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ: Chu vi hình tròn.

- Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài. Ghi bảng.

* Hoạt động 1: Thực hành

MT: Rèn luyện kỹ năng tính chu vi và đường kính hình tròn.

* Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và kỹ năng tính các số thập phân. Chú ý trường hợp r = 2 cm thì có thể đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số.

- Yêu cầu cả lớp làm bài 1b, 1c.

- Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm bài 1a

- HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra cho cho nhau, 2 HS làm bảng phụ.

- Đính bảng phụ sửa bài

- GV và HS cùng nhận xét kết quả.

- Chu vi hình tròn

a. 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (cm)

b. 4,4 x 2 x 3,14 = 5,66 (dm)

c. 2 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)

* Bài 2: Gọi HS đọc đề toán

- Đề toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi để tìm cách tính đường kính và bán kính hình tròn

- GV hướng dẫn HS cách tìm đường kính và bán kính

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở, 1 HS khác làm trên bảng phụ.

- Thu một số vở nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả:

Bài giải:

a. Đường kính của hình tròn là:

15,7 : 3.14 = 5 (m)

b. Bán kính của hình tròn là:

18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)

Đáp số: a) 5 m; b) 3 dm

* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài

- Đề toán cho biết gì? Hỏi gì?.

- GV yêu cầu HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.

- Cho HS trao đổi nhóm đôi tìm cách giải.

- HS cả lớp làm bài vào nháp, 1 HS khác lên bảng phụ làm.

- Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm bài 3b

- GV thu một si61 vở nhận xét.

- GV nhận xét bài làm bảng phụ. Chốt kết quả đúng:

Bài giải

a. Chu vi của bánh xe đạp đó là:

0,65 x 3,14 = 2,041 (m)

b. Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:

2,041 x 10 = 20,41 (m)

Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là:

2,041 x 100 = 204,1 (m)

Đáp số: a. 2,041m ; b. 20,41m, 204,1 m

* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài và quan sát hình trong SGK.

- GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các bước giải.

- Yêu cầu HS khá, giỏi thực hiện

- HS tự làm bài vào nháp.

Bài giải

Chu vi hình tròn: 6 x 3,14 = 18,84 (cm)

Nửa chu vi của hình tròn:18,84 :2= 9,42 (cm)

Chu vi của hình H: 9,42 + 6 = 15,42 (cm)

- Khoanh vào câu D

- GV và HS cùng nhận xét kết quả

* Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò

- Gọi HS nhắc lại công thức tính chu vi hình tròn.

- Muốn tính bán kính, đường kính khi biết chu vi ta làm sao?

- Liên hệ giáo dục HS

- Nhận xét tiết học.

- Hát

- HS nêu

- Nhận xét

- Lắng nghe

- Đọc

- Theo dõi.

- Thực hiện

- HS khá, giỏi làm thêm bài 1a

- Chữa bài

- Lắng nghe

- Đọc

- Trả lời

- Trao đổi nhóm đôi. Trình bày

- Theo dõi

- Thực hiện giải toán

- Cả lớp nhận xét

- Đọc

- Trả lời

- Trao đổi nhóm đôi

- Thực hiện

- HS khá, giỏi làm thêm bài 3b

- Nhận xét

- Đọc

- Lắng nghe

- HS khá, giỏi thực hiện vào nháp.

- Nhận xét

- Nêu

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Luyện từ và câu

Tiết 42: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

1. Mục tiêu

- HS chọn được quan hệ từ thích hợp(BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả.

- HS yêu quý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. Chuẩn bị

- GV: bảng phụ, VBT.

- HS: nháp.

3. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy cô

Hoạt động của trò

* Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ:

- Câu ghép là gì?

- Mỗi vế câu ghép có cấu tạo như thế nào?

- Nhận xét - Đánh giá.

- Giới thiệu - Ghi tựa

* Hoạt động 1: Luyện tập

MT: HS chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả .

* Bài tập 3:

- HS đọc yêu cầu BT.

- GV HD HS nắm vững yêu cầu

- Cho HS làm vào SGK.

- Gọi HS trình bày, nhận xét.

- Giải thích vì sao em chon quan hệ từ ấy?

- Nhận xét chốt ý

* Bài tập 4:

- Yêu cầu HS đọc BT. Bài tập yêu cầu gì?

- Cho HS làm vào VBT. 1 HS làm bảng phụ.

- HS trình bày. HS khác nhận xét.

- Nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò

- Qua bài học hôm nay, em hiểu được điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Hát

- HS trả lời.

- Nhận xét

- Lắng nghe

- Lớp đọc thầm

- Theo dõi

- Làm vào SGK

- Trình bày

- HS K-G giải thích.

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu bài tập

- Làm VBT

- Trình bày

- Nhận xét.

- Trả lời.

- Lắng nghe

2.3. Một số bài soạn dạng ôn tập kiến thức theo hứơng dạy học tích cực:

Toán

Tiết 109: Luyện tập chung

1. Mục tiêu: Biết:

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

2. Chuẩn bị

- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.

- Học sinh: SGK, vở, nháp.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy cô

Hoạt động của trò

* Khởi động

- Ổn định

- Kiểm tra bài cũ: Luyện tập

- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương

- GV nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài. Ghi bảng.

* Hoạt động 1: Thực hành.

MT: Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải các bài toán.

* Bài 1: Cho HS đọc đề bài.

- Bài toán yêu cầu gì? Cho biết gì?.

- HS vận dụng công thức để giải toán. Chú ý đề bài b không cùng đơn vị.

- Gọi HS nêu cách tính

- Cho HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- Thu một số vở nhận xét.

- Đính bảng phụ sửa bài

- GV và HS chữa bài trên bảng

Bài giải

a. Diện tích xung quanh của hình HCN là:

(2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2)

Diện tích toàn phần của hình HCN đó là:

3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2)

b. 15dm = 1,5m 9 dm = 0,9 m

Diện tích xung quanh của hình HCN là:

(3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1 (m2)

Diện tích toàn phần của hình HCN đó là:

8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1 (m2)

Đáp số: a) 3,6 m2, 9,1 m2

b) 8,1 m2, 17,1 m2

* Bài 2: Cho HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS đọc thầm bảng số liệu trong SGK. - Cho HS nêu cách làm

- Yêu cầu HS khá, giỏi thực hiện

- HS làm vào nháp, 1 HS làm trên bảng phụ kẽ sẵn.

- Yêu cầu HS giải thích kết quả.

- GV và HS cùng nhận xét kết quả trên bảng.

* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm đề bài.

- GV yêu cầu HS làm vào nháp

- GV và HS nhận xét kết quả.

Bài giải

Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tích của một mặt hình lập phương tăng lên 9 lần

* Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò

- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Liên hệ giáo dục HS

- Nhận xét tiết học.

- Hát

- 3 HS nhắc lại

- Nhận xét

- Lắng nghe

- Đọc

- Theo dõi

- Nêu

- Thực hiện vào vở

- Trình bày

- Nhận xét

- Đọc

- Đọc thầm

- HS khá, giỏi thực hiện

- Nhận xét

- Đọc

- Đọc thầm

- Thực hiện vào nháp

- Chữa bài

- Nhận xét

- HS nhắc lại

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Luyện từ và câu

Tiết 57: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)

1. Mục tiêu

- HS tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dầu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).

- Nâng cao kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.

- Biết sử dụng đúng các kiểu câu trong nói hoặc viết

2. Chuẩn bị

- GV: Bảng nhóm, mẫu chuyện trong SGK

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

* Khởi động

- Ổn định

- KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập

- Giới thiệu bài. Ghi tựa

* Hoạt động 1: Luyện tập.

MT: HS tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1); dặt đúng các dầu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).

* Bài tập 1:

- Gọi 1 HS đọc bài tập 1. Nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui.

- GV gợi ý :

+ Mẩu chuyện vui gốm có mấy câu?

+ Tìm 3 loại dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện vui.

+ Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?

- HS làm vào SGK.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét.

* Bài tập 2:

- Gọi HS đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm bài Thiên đường của phụ nữ, trả lời câu hỏi: Bài văn nói điều gì?

- GV HD HS nắm vững yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ, điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp, sau đó viết hoa các chữ đầu câu.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Cả lớp và GV nhận xét- chốt lại ý đúng: (đoạn văn có 8 câu)

* Bài tập 3:

- Gọi HS đọc bài tập 3. Nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở, cả lớp làm bài vào nháp.

- GV đính lên bảng phụ cho 3 HS thi làm bài, sửa lại các dấu câu.

- Cả lớp và GV nhận xét- chốt lại ý đúng.

* Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò

- Gọi HS nhắc lại tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

- GV liên hệ giáo dục thực tế HS.

- Về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập (tt)

- Nhận xét tiết học.

- Hát

- Lắng nghe

- Đọc. Nêu yêu cầu.

- Đọc thầm

- Trả lời

- Thực hiện vào SGK

- 1 HS làm bảng phụ

- Nhận xét.

- Đọc. Nêu yêu cầu.

- Đọc thầm

- Theo dõi

- Làm vào vở bài tập

- Trình bày

- Nhận xét

- Đọc.

- Đọc thầm

- Làm vào nháp

- Trình bày

- Nhận xét

- Trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH14 số 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực

Năm học: ..............

Họ và tên: .................................................................................................................

Đơn vị: .....................................................................................................................

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? Luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí giáo dục.

Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.

Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Bài viết xin đề cập đến vấn đề này trên góc nhìn một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH.

1. Quy trình chuẩn bị một giờ học

Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.

Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.

Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể như sau:

a. Các bước thiết kế một giáo án

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm của các GV lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GV không chỉ có KN tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có KN định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho HS. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những KT, KN cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch KT, KN và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch KT, KN.

Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN. Nếu nắm vững nội dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp.

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
12 44.112
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH14
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm