Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH2
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH2 - Đặc điểm tâm lí của học sinh thiểu số dân tộc ít người, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH2 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH2 là bài thu hoạch về đặc điểm tâm lí của học sinh thiểu số vùng dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Năm học: ..............
Họ và tên: ..................................................................................................................
Đơn vị: .......................................................................................................................
1. Một số đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương
Giáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên luôn là nhiệm vụ hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó là việc dạy học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tại dải đất này, các dân tộc như Ê – đê, Jrai, Bahnar... mục đích của việc giáo dục ngôn ngữ này là nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, cùng sống dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngôn ngữ, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mới. thế nhưng xét về mặt chất lượng, hiệu quả giáo dục ngôn ngữ hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên, như Gia Lai, KonTum, ĐăkLăk vẫn còn thấp học sinh không đủ vốn từ vựng để hiểu các môn học khác. Nguyên nhân của tình trạng trên là năng lực ngôn ngữ, kiến thức tiếng Việt của các em còn hạn chế, việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở những tỉnh trên vẫn chưa mang lại hiệu quả mong đợi. Là những người làm công tác giáo dục, chúng ta hãy suy ngẫm về đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc.
a) Đặc điểm về nhận thức
Nhìn chung, các nét tâm lí như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật,... của học sinh dân tộc chưa được chuẩn bị chu đáo. Bên cạnh đó, nhận thức cảm tính phát triển khá tốt: cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo. Tuy nhiên nó chưa được hoàn thiện: cảm tính, mơ hồ không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng.
Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát phát triển chậm, khả năng tư duy (thao tác tư duy) nói chung và khả năng tiến hành các thao tác trí óc nói riêng hình thành khó khăn. Quá trình tư duy của các em chỉ đạt mức trung bình. Từ những đặc điểm tâm lí nói trên, có thể thấy: khả năng tư duy kinh nghiệm đạt mức cao so với trình độ chung lứa tuổi; song khả năng tư duy lí luận còn thấp so với yêu cầu (thiếu toàn diện, hệ thống). Tri thức thói quen được hình thành bằng con đường kinh nghiệm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các thao tác trí tuệ của các em: khả năng ghi nhớ có ý thức, có chủ định còn yếu. Đặc biệt, về ngôn ngữ dùng quen tiếng mẹ đẻ, trong khi đó quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức ở trường lại diễn ra bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Như vậy, xét về mặt giao tiếp các em gặp khó khăn.
Học sinh dân tộc có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quí thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm, bên cạnh những học sinh rụt rè, nhút nhát, tự ty, tự ái, nhiều học sinh có lòng vị tha, ham hiểu biết, đặc biệt là ý chí phấn đấu. Trong lối sống các em không bị gò bó, có những thói quen không tốt (như tác phong chậm chạp, thiếu ngăn nắp, thiếu vệ sinh,...) ảnh hưởng đến công tác giáo dục khi các em theo học ở trường.
Cần trang bị cho học sinh ngôn ngữ phổ thông để mở rộng phạm vi nhu cầu giao tiếp, hiện thực hoá những nhu cầu đặc trưng lứa tuổi và những nét riêng trong nhu cầu của học sinh dân tộc hiện nay.
b) Tính tự ty, tự ái là những đặc điểm cơ bản của học sinh dân tộc ít người ở địa phương
Tính tự ty cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần quá thấp so với học sinh kinh, tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng.
Đồng thời học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười ... các em dễ xa lánh thầy giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Nếu giáo viên không hiểu rõ sẽ thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những vướng mắc của các em.
Ngoài ra, trong học sinh dân tộc ít người, thường các em ít nói, e dè, dễ xấu hổ, thiếu những hoài bão, ước mơ cần thiết. Cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho những em này bỏ học, lấy chồng sớm....
Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, năng lực, hoàn cảnh gia đình ... của từng học sinh lớp chủ nhiệm. Quan tâm nhiều hơn đến học sinh là người đồng bào.
Giáo dục và cảm hoá được học sinh tích cực tham gia vào việc học tập và các sinh hoạt tập thể.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH10
Mẫu sổ theo dõi sử dụng sách giáo khoa
Mẫu phiếu làm bài thi trắc nghiệm 2024 Cập nhật mẫu mới nhất
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm năm học 2022-2023
Thủ tục thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính
Mẫu xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến