Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5 - Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH5 là bài thu hoạch về công tác tổ chức học tập cho học sinh học ở lớp ghép. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH3

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH5: Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép

Năm học: ..............

Họ và tên: ..............................................................................................................

Đơn vị: ..................................................................................................................

1. Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép có hiệu quả:

* Khái niệm dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép

Là hình thức tổ chức DH mà GV phân chia HS trong nhóm cùng trình độ hay trong lớp ghép thành các nhóm nhỏ gồm 4 đến 6 em để các em thực hiện những nhiệm vụ học tập. (Hình thức này có ý nghĩa rất quan trọng trong DHLG, không chỉ vì dạy nó cho phép GV có điều kiện để làm việc trực tiếp với NTĐ khác hay cá nhân trong lớp mà còn có khả năng giáo dục rất lớn đối với HS)

- Là phương pháp dạy học; là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng, là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.

Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau:

Dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học.

Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS.

HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.

* Thực trạng dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép:

+ Ưu:

Dạy học theo nhóm nhỏ đã được GV sử dụng khá phổ biến và thường xuyên: Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của HS, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. GV đã có ý thức trong việc sử dụng dạy học nhóm trên giờ học.

- GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm nhỏtrong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS, như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v... và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v...; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.v....

- HS bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm.

+ Tồn tại:

- Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể là:

- Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ chưa được GV thực hiện đầy đủ: Sự không đầy đủ được thể hiện ngay từ khâu thiết kế họat động nhóm khi soạn giáo án. GV chủ yếu chỉ chú ý đến việc chuẩn bị phiếu học tập cho nhóm, chú ý đến kích cỡ nhóm làm việc là bao nhiêu. Khi tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nhóm trên lớp, GV cũng chủ yếu chú trọng đến việc giao nhiệm vụ học tập cho nhóm, sau đó theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả làm việc của nhóm.

- GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm nhỏ: Khi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, GV chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng GD cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế.

Ngoài ra, cũng do không hiểu hết những ích lợi XH mà dạy học nhóm mang lại, nên trong thực tiễn triển khai vô hình chung GV đã "hành chính hóa" nhóm trưởng và thư kí và thường là những em học khá, nhanh nhẹn hơn và như vậy cơ hội cho những em khác được hưởng những lợi thế của làm việc nhóm sẽ không có.

Sau khi các nhóm thảo luận GV ít quan tâm chốt lại những kiến thức, kết luận chung làm cho HS không biết ý kiến nào là phù hợp.
- Dạy học nhóm nhỏ chưa được sử dụng đồng đều ở tất cả các môn học

- Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm

Nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng để HS buộc phải phân chia công việc hay phải trưng cầu ý kiến riêng của từng người trong nhóm.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 13.174
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi