Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô tài liệu tham khảo viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08 theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch là bài thu hoạch về quản trị tài chính trong nhà trường.
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
- Cách đăng nhập Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên
Lưu ý: Đây chỉ là tài liệu tham khảo nhằm giúp đỡ các thầy cô có tài liệu tự viết bài thu hoạch cho bản thân mình.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08: Quản trị tài chính trong nhà trường
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Quan niệm tài chính trong nền kinh tế thị trường.
Tài chính ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhất định khi mà ở đó xuất hiện nền sản xuất hàng hóa cùng với tiền tệ và xuất hiện nhà nước.
Trên bề mặt của hiện tượng xã hội, tài chính được cảm nhận như những nguồn lực tài chính, những quỹ tiền tệ khác nhau, đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên cần phân biệt tài chính với tiền tệ. Nhìn bề ngoài tài chính được xem như những quỹ tiền tệ của những chủ thể khác nhau trong xã hội. Nhưng tài chính không phải là tiền tệ vì tiền tệ về bản chất chỉ là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa với chức năng vốn có của nó: biểu hiện giá cả hàng hóa, phương tiệ trao đổi (gồm phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán) và phương tiện tích lũy. Tài chính về bản chất là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy trong lĩnh vực phân phối, nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Tài chính trong nền kinh tế thị trường là những quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối, sử dụng những của cải xã hội bao gồm cả những tích lũy của quá khứ, tổng sản phẩm quốc nội và một phần của cải bằng tiền từ nước ngoài đưa vào trong nước. Thông qua các quan hệ này để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
Bản chất của tài chính trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị được thể hiện qua các quan hệ kinh tế chủ yếu sau đây:
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các cơ quan hành chính sự nghiệp
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các doanh nghiệp
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với hộ kinh tế
- Quan hệ kinh tế giữa đơn vị này với đơn vị khác.
Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các Nhà nước khác và các tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới WB, ngân hàng châu Á ADB, quĩ tiền tệ quốc tế IMF…) trong việc phát triển Giáo dục và Đào tạo.
2. Chức năng của tài chính
Theo quan điểm hiện hành tài chính VN có 2 chức năng:
2.1. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính biểu hiện bản chất của phạm trù tài chính và được vận dụng vào đời sống kinh tế xã hội để phân phối của cải vật chất thông qua tiền tệ.
- Về nội dung: Phân phối tài chính là sự phân chia các nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định để tạo lập các quỹ tích luỹ và tiêu dùng. Quỹ tích lũy nhằm phục vụ việc tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế. Quỹ tiêu dùng nhằm phục tiêu dùng cho nhà nước và cá nhân.
- Về hình thức: Quá trình phân phối của tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị và luôn luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
- Về phạm vi: Phân phối tài chính bắt nguồn từ phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng xã hội và tái đầu tư .
- Về mục đích: Chức năng phân phối hướng vào việc giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, cơ sở thực hiện tái sản xuất mở rộng, xác lập cơ cấu kinh tế – xã hội hợp lí làm nền tảng cho quá trình phát triển phù hợp với các qui luật khách quan.
2.2. Chức năng giám đốc
Là sự giám sát các hoạt động kinh tế thông qua sự vận động của vốn tiền tệ từ nơi làm ra sản phẩm quốc dân đến nơi có nhu cầu, nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng một cách tốt nhất, hợp lí nhất. Chức năng này tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện trong cả trước, trong và sau các hoạt động tài chính.
Trong thực tiễn chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng và có những đặc trưng sau:
- Về đối tượng: Đối tượng giám đốc của tài chính là giám đốc phân phối các nguồn tài chính trong xã hội, giám đốc việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ ở tất cả các khâu của hệ thống tài chính.
- Về hình thức: Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động tài chính. Do đó trở thành một hình thức giám đốc nhanh nhạy và hiệu quả cao vì mọi kết quả đều được biểu hiện dưới hình thái giátrị.
- Về phạm vi: Giám đốc của tài chính có phạm vi rộng, là giám đốc từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ phân phối sản phẩm quốc dân và được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của tàichính.
- Về mục đích: Mục đích của giám đốc tài chính là nhằm thúc đẩy phân phối các nguồn tài chính của xã hội cân đối, hợp lí phù hợp với các quy luật kinh tế và đòi hỏi của xã hội; thúc đẩy việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo mục đích đã định với hiệu quả cao; thúc đẩy chấp hành tốt Luật Tài chính.
3. Nguồn tài chính trong nhà trường
Nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính. Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác định.
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của toàn thể dân cư trong xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ bên cạnh các trường công, đã phát triển trường bán công, trường dân lập, tư thục ở các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục bao gồm nhiều nguồn như: ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế ; đóng góp của nhân dân ; nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ; nguồn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Xuất phát từ nội dung đổi mới trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phần chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước hiện nay được giới hạn trong trách nhiệm của nhà nước cho từng lĩnh vực hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội nên ngành giáo dục có nhiều khả năng khai thác và tạo lập vốn.
Trong trường phổ thông, nguồn tài chính trong trường ngoài ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường bao gồm:
Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: Học phí, quỹ xây dựng do học sinh đóng góp; các lệ phí tuyển sinh, thi cử.
Các khoản thu gắn với hoạt động của nhà trường: Các khoản thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của nhà trường, khai thác cơ sở vật chất dịch vụ do nhà trường cung cấp; thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm thí nghiệm.
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Ngoài những khoản thu sự nghiệp nêu trên, các trường phổ thông được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động hợp pháp của nhà trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
4. Nội dung chi trong nhà trường phổ thông
Nội dung chi trong nhà trường phổ thông bao gồm:
4.1. Chi thường xuyên
Các trường phổ thông được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
Chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của nhà trường
Chi cho cán bộ giáo viên và lao động hợp đồng: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.
Chi cho học sinh: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng; chi cho các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của học
Chi quản lý hành chính: Chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng,công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax…
Chi nghiệp vụ giảng dạy, họctập:
+ Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi tham quan, học tập…
+ Chi phí thuê giáo viên hợp đồng giảng dạy, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên của nhà trường.
+ Chi cho công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi
Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạtầng.
Chi cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí
Chi cho các hoạt động dịch vụ như chi thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm chi tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, nộp thuế theo quy định của phápluật…
4.2. Chi không thường xuyên
- Chi không thường xuyên gồm:
- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ của cán bộ, giáo viên;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
- Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước;
- Các khoản chi khác theo qui định của pháp luật (nếu có).
5. Các hình thức quản lí tài chính
5.1. Quản lý theo lối dự toán
Thế nào là đơn vị dự toán
Đơn vị dự toán là những đơn vị hành chính sự nghiệp (sự nghiệp giáo dục, kinh tế, văn hóa và các cơ quan dân chính đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang…) hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hay cấp trên cấp phát, hoặc nguồn kinh phí khác như: hội phí, học phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ….
Đơn vị dự toán giáo dục và đào tạo được chia làm 3 cấp:
Đơn vị dự toán cấp I: là cơ quan chủ quản ngành giáo dục và đào tạo thuộc trung ương và địa phương. Đơn vị dự toán cấp I (là kế toán cấp I) trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính cung cấp.
Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I (kế toán cấp II).
Đơn vị kế toán cấp III: trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và II, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II, là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (kế toán cấp III).
Nhiệm vụ của đơn vị dự toán
Điều 26 Luật Ngân sách Nhà nước đã qui định nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán như sau:
Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi được giao
Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao, nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo qui định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu chi ngân sách các đơn vị trực thuộc
Quản lí, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị theo đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả
Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của nhà nước, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo chế độ qui định.
Đơn vị hoạt động được gọi là đơn vị dự toán. Đơn vị dự toán có tài khoản riêng, được nhà nước cấp kinh phí để hoạt động, quyết toán với nhà nước.
5 .2. Quản lý theo lối hạch toán kinh tế
Hạch toán kinh tế (phương pháp quản lý kinh tế): là tính toán sao cho tiền thu về bù đắp được mọi chi phí kể cả chi phí để đầu tư phát triển nhà trường.
Đối với các loại hình trường không dùng nguồn vốn của nhà nước phải quản lý tài chính theo hình thức này.
6. Nhận thức đúng về trách nhiệm đối với việc quản lý tài chính của hiệu trưởng
Tài chính được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong nhà trường. Tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường là chính sách vận động đồng tiền để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo học sinh. Bản chất của vấn đề tài chính cho giáo dục, vấn đề đầu tư cho giáo dục là sự thực hiện đầu tư cho phát triển, cho việc hoàn thiện mục tiêu nhân cách. Quản lý tài chính trong trường học là quản lý việc thu chi một cách có kế hoạch, tuân thủ được các chế độ tài chính, sư phạm đã quy định và tạo ra được chất lượng giáo dục.
Điều tiên quyết trong công tác quản lý tài chính là phải bảo đảm đúng luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, hiệu trưởng cần phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là huy động và sử dụng nguồn tài chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao nhất. hiệu trưởng phải biết năng động, sáng tạo trong việc huy động nguồn tài chính và biết tổ chức phân phối, sử dụng các nguồn tài chính hợp lí nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập ngày càng tốt, đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong công tác quản lý tài chính, hiệu trưởng phải tuân thu các chế độ, các quy định tài chính, phải liêm khiết trong công tác quản lý tài chính trong nhà trường. Những vi phạm các quy định về tài chính, phân phối không công bằng, lợi dụng quyền hạn của Hiệu truởng để thu lợi cá nhân sẽ dẫn đến các hậu quả không tốt trong công tác quản lý nhà trường cũng như đối với cá nhân người hiệu trưởng.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Kế hoạch tài chính và lập dự toán
1.1. Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính là kế hoạch xác định việc thu chi trong nhà trường: Thu những nguồn nào? Vào thời gian nào? Thời gian nào chi cái gì, chi bao nhiêu, thuộc nguồn kinh phí nào?
Kế hoạch tài chính phải phù hợp với nhiệm vụ năm học và điều kiện của nhà trường, đặc biệt là đảm bảo đúng thời gian để nguồn vốn đạt hiệu quả cao. Nhưng năm tài chính không giống với năm học, do đó hiệu trưởng không những phải nắm vững yêu cầu nhiệm vụ năm học, tình hình sửa chữa, xây dựng nhà trường trong năm học này mà còn phải dự đoán tình hình phát triển nhà trường về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn nửa năm sau để có kế hoạch tài chính chính xác, cụ thể.
Hiệu trưởng cần lập kế hoạch tài chính cụ thể để lập dự toán dễ dàng hơn.
1.2. Lập dự toán
Đây là khâu đầu tiên trong việc quản lí tài chính, do đó lập dự toán thu chi phải đi đôi với việc lập kế hoạch về các hoạt động của nhà trường.
1.2.1 Nguyên tắc lập dự toán
Nhà trường có nhiệm vụ lập dự toán trước cấp trên, do hiệu trưởng ký tên và đóng dấu thì dự toán mới có giá trị pháp lý. Dự toán vừa phải đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ vừa thể hiện được yêu cầu tiết kiệm.
Cần nhận thức rõ: Tài chính là điều kiện và dự toán ngân sách là kế hoạch điều kiện. Do đó khi xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, đồng thời phải có kế hoạch điều kiện tương ứng và hợp lí.
1.2.2. Các căn cứ để lập dự toán
Những căn cứ để lập dự toán:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao cho năm kế hoạch.
- Căn cứ vào sự đánh giá việc thu chi của kỳ trước, có phân tích cụ thể.
- Căn cứ vào các chế độ chính sách hiện hành, các định mức chi đã qui định cho từng loại trường, bậc học, cấp học
- Căn cứ vào khả năng lao động, vật tư, khả năng thực hịên của nhà trường.
- Căn cứ vào số học sinh, số giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.
Sau đây là một số cơ sở để lập dự toán :
- Số học sinh bình quân cả năm
Số học sinh bình quân cả năm thường được tính theo công thức sau:
H = ( H1 x t1 + H2 x t2)/12(tháng)
Ở đó: H : Số học sinh bình quân trong năm ngân sách hiện tại
H1 : Số liệu học sinh của năm kề trước (thường là số liệu thống kê giữa năm học của năm học kề trước)
H2 : Số liệu học sinh của năm kề sau (thường là số liệu thống kê đầu năm học của năm học kề sau)
t1: Số tháng giao nhau của năm học kề trước với năm ngân sách hiện tại
t2: Số tháng giao nhau của năm học kề sau với năm ngân sách hiện tại
- Số lao động bình quân cả năm.
L = Lo + (\(\sum_{ }^{ }\)Li ti - \(\sum_{ }^{ }\)Lj tj)/12
Lo : Số lao động hiện có đầu năm
Li : Số lao động tăng; ti : Số tháng tăng tương ứng
Lj : Số lao động gỉam; tj : Số tháng giảm tương ứng
Sở dĩ phải tính số bình quân vì năm học không trùng với năm tài chính.
- Đối với đơn vị trường công lập có thu, công tác dự toán phải căn cứ vào nghị định của chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sư nghiệp công lập.
Theo nghị định này, hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) được sử dụng theo trình tự như sau:
Đối với trường công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển sự nghiệp;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường;
+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do hiệu trưởng nhà trường quyết định căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Đối với trường công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển sự nghiệp;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định;
+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Trong trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển sự nghiệp, trong đó, đối với hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi trích không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Các trường công lập có thu cũng phải lưu ý rằng không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ nguồn kinh phí do nhà nước cấp về các khoản sau: kinh phí thực hiện chương trình đào tạo cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hằng năm; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp qua năm sau thực hiện.
Để xem hết nội dung mời bạn tải file về.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 08
354,6 KB 03/06/2020 10:28:00 SAGợi ý cho bạn
-
Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THPT module 5
-
Nguồn học liệu số dùng chung môn Tự nhiên xã hội module 9
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo
-
Gợi ý đáp án mô đun 4.0
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
-
(Full) Đáp án tập huấn sách giáo khoa Âm nhạc 5 Cánh Diều 2024-2025
-
Đáp án trắc nghiệm video giới thiệu chương trình môn Hoạt động trải nghiệm
-
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK mới Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh Diều
-
Tài liệu tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức (File PowerPoint, Pdf)
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT5
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
(Mới) Đáp án tập huấn Giáo dục thể chất 9 Chân trời sáng tạo
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Đạo đức cấp tiểu học
(Full) Tài liệu tập huấn SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Đáp án trắc nghiệm tìm hiểu chương trình GDPT tổng thể
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH19
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo (Bản 1, 2)