Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô đang công tác
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô đang công tác là Đề bài tự luận Module 6 mà giáo viên phải hoàn thành. Để giúp thầy cô có thêm tư liệu tham khảo nhằm nhanh chóng hoàn thiện Bài thu hoạch Module 6 THCS của mình, Hoatieu.vn xin chia sẻ mẫu kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường THCS do đồng nghiệp chia sẻ. Mời thầy cô cùng theo dõi nhé!
- Bài tập cuối khóa Module 6
- Gợi ý Đáp án Module 6 đầy đủ 4 nội dung
- Đáp án trắc nghiệm module 6
- Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường học Tiểu học/THCS/THPT
Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS năm 2025
- 1. Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường THCS số 1
- 2. Kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường THCS số 2
- 3. Kế hoạch giáo dục cá nhân xây dựng văn hóa nhà trường THCS số 3
- 4. Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS số 4
1. Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường THCS số 1
ĐỀ BÀI:
THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC/DẠY HỌC
NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG LÀNH MẠNH,
THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG THCS, NƠI THẦY CÔ CÔNG TÁC.
BÀI LÀM
Kế hoạch triển khai cuộc thi viết
“Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm học 2023-2024
Môn học: Giáo dục trải nghiệm
(Thời lượng: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực nhận thức khoa học:
+ Trình bày được những trải nghiệm thực tế, những kỷ niệm đáng nhớ về
thầy cô giáo, cán bộ giáo viên của trường đã học (kể cả Tiểu học và THCS).
+ Nhận thức được vai trò của cuộc thi nhằm tri ân những công lao, đóng góp của cán bộ, giáo viên, những người công tác trong ngành giáo dục; vai trò của tình bạn trong học tập và rèn luyện.
- Năng lực tìm hiểu khoa học:
+ Tìm hiểu cách thức, thể thức trình vày văn bản, cách hành văn.
+ Thấy được các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề trong văn bản tự sự.
- Năng lực vận dụng kiến thức khoa học:
+ Biết vận dụng cách thức trình bày văn bản để hoàn thành văn bản tự sự nói về tình cảm của bản thân với bạn bè, thầy cô, mái trường.
+ Biết truyền tải các thông điệp của cuộc sống qua văn bản viết; phân biệt được cách thức trình bày văn bản nói và văn bản viết.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Ý thức học tập nghiêm túc, chủ động tích cực trong nhiệm vụ được phân công;
- Trách nhiệm:
+ Tuyên truyền, lan tỏa các tấm gương người tốt, việc tốt của nhà trường ra cộng đồng. từ đó HS biết bản thân mình phải có trách nhiệm xây dựng VHNT, giá trị cốt lõi mà nhà trường đang hướng tới như việc: duy trì truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc Việt Nam; hưởng ứng thi đua “Dạy tốt - Học tốt”…
+ Chia sẻ những hiểu biết của bản thân
- Yêu nước: yêu quê hương, yêu trường mến lớp
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch triển khai cuộc thi viết được nhà trường phê duyệt
- Danh sách ban giám khảo, ban cố vấn cuộc thi (nếu có)
- Thể lệ, cách thức tổ chức
2. Học sinh
- Giấy A4.
- Bút, tư liệu, hình ảnh (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thông qua cuộc thi tích hợp xây dựng văn hóa nhà trường trong hoạt động 1
1. Mở đầu
2. Hình thành kiến thức mới::
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về điều lệ cuộc Thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm học 2023-2024
a. Mục tiêu: HS nắm được các quy định của cuộc thi trong Điều lệ về: cách thức, hình thức viết; thời gian, địa điểm viết; cách chấm và công bố kết quả; xếp giải và khen thưởng các cá nhân có bài viết tốt. Qua đó giáo viên liên hệ tới việc xây dựng VHNT, hướng tới các giá trị cốt lõi như:truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc Việt Nam; hưởng ứng thi đua “Dạy tốt - Học tốt”…
b. Nội dung: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu Điều lệ cuộc thi từ đó gắn với sự cần thiết của việc xây dựn VHNT, nội dung cốt lõi mà nhà trường đàn hướng tới.
c. Sản phẩm: Các ý kiến của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động tập thể - GV: Thông qua yêu cầu, các quy định và mục đích của cuộc thi tới học sinh: - GV hỏi học sinh về các nội dung đã triển khai xem có ý kiến thắc mắc gì không? - HS: Tham gia đặt một số câu hỏi liên quan đến cuộc thi. - GV: Giải đáp các thắc mắc mà HS muốn tìm hiểu rõ 1. Thời gian, địa điểm 2. Hình thức, cách thức 3. Các quy định khác 3. Hình thức chấm và khen thưởng | - Thời gian, địa điểm: 90 phút, bắt đầu từ 8h00’ đến 9h30’ ngày ... tháng 11 năm 2023 tại Phòng học lớp 9 - Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có). Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman. - Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi. Các thông tin bắt buộc, bao gồm: họ và tên, lớp; thông tin về nhân vật trong tác phẩm. - Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do Bộ, Ngành, Trung ương tổ chức tính đến ngày tổ chức. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình. - Các bài chấm được ban giám khảo gỡ trang đầu (thông tin về tác giả) để chấm độc lập (3 giáo viên); tính điểm trung bình qua 3 lần chấm. 10 bài thi có điểm số cao nhất sẽ tiến hành xếp giải và khen thưởng 01 giải nhất: 200.000 đồng/giải 02 giải nhì:150.000 đồng/giải 03 giải ba: 50.000 đồng/giải 04 giải khuyến khích: 30.000 đồng/giải |
2.2. Hoạt động 2: Viết bài “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm học 2023-2024
2.3. Hoạt động 3: Chấm bài thi viết về “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm học 2023-2024
2.4. Công bố kết quả và trao thưởng
3. Nhận xét, tổng kết rút kinh nghiệm về cuộc thi
* Dặn dò
2. Kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh thân thiện ở trường THCS số 2
PHÒNG GDĐT.................... TRƯỜNG THCS ................. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số:..... /KH- THCS | ..............., ngày... tháng... năm...... |
KẾ HOẠCH
Thực hiện xây dựng Môi trường văn hóa trường học
Năm học 2023-2024
Thực hiện Hướng dẫn số................ của phòng GDĐT ................... về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2023 - 2024;
Thực hiện Kế hoạch Giáo dục năm học 2023 - 2024 của nhà trường;
Trường THCS................ xây dựng Kế hoạch thực hiện xây dựng Môi trường văn hóa trường học như sau:
I. Đặc điểm tình hình
1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
* Tổng số CB GV, NV : 25
- Biên chế:19; Hợp đồng GV: 04; NV: 02 (Bảo vệ và VSMT);
- Dân tộc : 08; Đảng viên: 11 ; CBQL : 02
- Trình độ chuyên môn (Không tính NVHĐ):
+ Thạc sĩ: 01 ; Đại học : 17
+ Cao đẳng : 04 - Trung cấp : 01
2. Học sinh:
* Tổng số học sinh : 232 em; Trong đó: Nam: 111- Nữ: 121
Dân tộc: 63 ; Con TBBB : 0
Con hộ nghèo: 06 ; Con hộ cận nghèo : 03
Khuyết tật: 03
* Tổng số lớp : 08 , trong đó:
Khối 6 : 02 (69 học sinh) ; Khối 7 : 02 ( 64 học sinh)
Khối 8 : 02 (52 học sinh); Khối 9 : 02 (47 học sinh)
I. Mục đích và yêu cầu
1.Mục đích:
- Triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua (đặc biệt chú trọng phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực) nhằm huy động sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
- Phổ biến nội dung các văn bản có liên quan để quán triệt việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu của phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị. Tham mưu phối hợp cùng các ban ngành của phường trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân để mọi người cùng biết, tạo sự đồng tình và tích cực ủng hộ nhà trường.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phối hợp thực hiện các nội dung kế hoạch triển khai phong trào xây dựng trường học văn hóa.
-Tổ chức sơ kết , động viên và khen thưởng kịp thời việc thực hiện phong trào vào cuối năm đối với cá nhân, tập thể có thành tích tốt.
2. Yêu cầu:
- Tập trung nguồn lực để cơ bản giải quyết những hạn chế còn tồn tại về cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tạo điều kiện cho học sinh được học tập trong môi trường đảm bảo tính văn hóa.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và của cộng đồng.
- Phát huy tính năng động, sáng tạo của các thầy, cô giáo đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.
- Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tế.
III. Nội dung
1.Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ với nội dung, hình thức phù hợp.
- Tổ chức tuyên truyền các nội dung về giá trị văn hóa, đạo đức nhằm khơi dậy lòng tự hào và phát huy truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động tập thể thiết thực như: tìm hiểu lịch sử địa phương, trò chơi dân gian, vui hội Trung thu, hội diễn văn nghệ, thi Giai điệu tuổi hồng, thi vẻ đẹp đội viên… phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và địa phương trong việc giáo dục, xây dựng và gìn giữ môi trường văn hóa lành mạnh.
2. Xây dựng và triển khai quy tắc ứng xử trong trường học:
* Quan hệ ứng xử của người học:
- Với bản thân người học: Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Với bạn bè: Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.
- Với thầy giáo, cô giáo, nhân viên, người lao động trong nhà trường: Kính trọng, lễ phép.
- Với khách đến làm việc: Kính trọng, lịch sự.
- Với gia đình: Kính trọng ông bà, bố mẹ, cô, chú, bác, anh chị, thương yêu giúp đỡ mọi người.
- Với môi trường: Tham gia các hoạt động bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Với cộng đồng xã hội : Chấp hành đúng pháp luật của nhà nước.
* Quan hệ ứng xử của Nhà giáo, CBQL, giáo viên, nhân viên, người lao động:
- Với bản thân: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người cán bộ công chức, viên chức.
- Với trẻ em, học sinh: Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của học sinh.
- Với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp: Kính trọng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
- Với cơ quan, trường học khác: Hợp tác, thân thiện.
- Với người thân trong gia đình: Kính trọng, phối hợp trong công tác giáo dục
- Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài: Kính trọng, tuân thủ Hiến pháp- Pháp luật.
- Với môi trường: Có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Với cộng đồng xã hội: Chấp hành đúng pháp luật của nhà nước.
3. Xây dựng, sử dụng khẩu hiệu trong khuôn viên trường học:
Các khẩu hiệu trong khuôn viên trường, các khẩu hiệu trong các phòng chuyên môn, lớp học được thực hiện theo nguyên tắc và yêu cầu đối với trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
IV. Tổ chức thực hiện
- Kế hoạch được triển khai tới toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
- Ban Giám hiệu, tổ trưởng CM, trưởng các đoàn thể trong trường tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời phát hiện, uốn nắn khắc phục thiếu sót. Đồng thời biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua./.
Nơi nhận: - Bộ phận CM (t/h) - Lưu VT | HIỆU TRƯỞNG |
3. Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường THCS số 3
XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ
ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, AN TOÀN.
Các căn cứ pháp lí: Thực hiện kế hoạch số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25 tháng 02 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 228/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc đẩy mạnh môi trường văn hóa trong trường học;
Các căn cứ thực tiễn: Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Xây dựng các giá trị văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn mực để cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lấy đó làm mục tiêu để phấn đấu và đạt được. Bồi dưỡng các kỹ năng thiết lập giao tiếp ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên.
- Tạo các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội, và điều kiện thực tế của địa phương, để thu hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện.
- Biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hoá trong trường học là góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN.
2. Yêu cầu
- Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đảm bảo an toàn tiết kiệm, thiết thực, mang tính giáo dục cao.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cần thực hiện đúng các quy định và thống nhất chung trong nhà trường đảm bảo dân chủ, quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường đảm bảo chuẩn mực và thể hiện đúng tinh thần "Tôn sư trọng đạo".
- Xây dựng hệ thống khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường có nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Thiết kế đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với không gian nhà trường và của các nhóm lớp.
II. XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC.
1. Nội dung
- Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“;
- Thông qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với học sinh. Có nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, khách….
* Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng
- Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh
- Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận
- Phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phù hợp với mục tiêu, tình hình thực tế và đặc điểm của nhà trường, ngành, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, dân chủ và nhân văn.
* Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử
- Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
- Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.
-Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy – thầy, thầy – trò, thầy – cha mẹ học sinh, trò – trò, trò – cha mẹ học sinh) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.
- Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
* Nội dung Bộ quy tắc ứng xử
– Quan hệ ứng xử của người học
+ Với bản thân người học.
+ Với bạn bè.
+ Với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong nhà trường.
+ Với khách đến làm việc.
+ Với gia đình.
+ Với môi trường.
+ Với cộng đồng xã hội.
– Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
+ Với bản thân.
+ Với trẻ em, học sinh.
+ Với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
+ Với cơ quan, trường học khác.
+ Với người thân trong gia đình.
+ Với cha mẹ người học.
+ Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài.
+ Với môi trường.
+ Với cộng đồng xã hội.
2. Chỉ tiêu
100% CB, GV, NV, HS thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường
3. Giải pháp
- Nhà trường bám sát bộ quy tắc ứng xử của Bộ giáo dục và đào tạo để xây dựng.
- Nhà trường phối hợp với BCH công đoàn để thành lập tổ tư vấn xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Tổ chức lấy ý kiến của CB, CC, VC, NLĐ để tham gia đóng góp ý kiến bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm tạo sự đồng thuận chung.
- Nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ xung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch và bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường văn hoá trường học.
- Làm bảng, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền có nội dung về các quy tắc ứng xử trong trường học.
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt Bộ quy tắc về văn hoá trường học một cách có hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường, cách thức thực hiện quy tắc ứng xử văn hoá của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Đưa ra các biện pháp tích cực để chỉnh sửa sau các lần kiểm tra, góp ý.
- Chủ động trực tiếp mở ra các cuộc thi về văn nghệ, thể thao giữa các nhóm lớp, các đơn vị bạn.
2. Đối với giáo viên
- Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong trường học do nhà trường ban hành. Thực hiện đúng quy định về đạo đức nhà giáo.
- Tham gia nghiên cứu học hỏi Quy tắc ứng xử văn hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp, bạn bè.
- Chủ động sáng tạo lồng ghép các quy tắc ứng xử văn hoá cho học sinh vào các hoạt động giáo dục học sinh hàng ngày.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện bộ quy tắc xây dựng môi trường văn hoá tại lớp mình phù hợp với tình hình thực tế của lớp, địa phương.
3. Đối với học sinh
- Có ý thức tham gia các hoạt động của cô có lồng ghép nội dung về quy tắc ứng xử đối với thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động tập thể văn hoá, văn nghệ của lớp, nhà trường.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng Môi trường văn hoá trong trường học của trường THCS........, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần thực hiện nghiêm túc để nhà trường trở thành một môi trường văn hoá lành mạnh, an toàn, thân thiện.
4. Kế hoạch giáo dục cá nhân xây dựng văn hóa nhà trường THCS số 4
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
(Tích hợp trong hoạt động dạy học và giáo dục)
Thời gian | Tên chuyên đề | Mục tiêu | Nội dung công việc | Lực phối hợp | Đánh giá kết quả |
Học kì/tháng/tuần (1) | (Lựa chọn 1 thành tố của VHNT đề thực hiện) (2) | (Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung xây dựng văn hoá nhà trường) (3) | (Xác định được môn học/HĐGD có bài/chủ đề lồng ghép nội dung xây dựng VHNT; xây dựng hoạt động để thực hiện) (4) | (Ghi rõ lực lượng phối hợp thực hiện) (5) | (Dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu) (6) |
Tuần 3 tháng 9 | Quảng bá giá trị cốt lõi “yêu thương” | - Trinh bay được giá trị cốt lõi của nhà trường, ý nghĩa của nó và những việc làm cụ thể để thực hiện giá trị này. | - Thực hiện HĐ lồng ghép chủ đề “Trường học của em” vào tiết sinh hoạt lớp 9. HĐ 1” Học sinh tìm hiểu và chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và đề xuất những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống này. HĐ 2” Tổ chức thiết kế biểu tượng về giá trị cốt lõi yêu thương. | GVCN, Tổng phụ trách Đội. | - Phỏng vấn để đánh giá mức độ học sinh xác định được giá trị cốt lõi của nhà trường, ý nghĩa của nó và thực hiện được việc làm cụ thể để thực hiện giá trị cốt lõi. - Đánh giá qua sản phẩm học tập. |
Tuần 6 tháng 10 | Xây dựng lớp học an toàn, bảo vệ môi trường | Tham gia thiết kế nội quy bảo vệ môi trường và an toàn | - Thực hiện 1 hoạt động lồng ghép vào bài TH nối dây dẫn điện môn Công nghệ lớp 9. - HĐ 1: Học sinh đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện nối dây dẫn điện đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung của lớp học - HĐ 2: Xây dựng nội quy an toàn lao động và an toàn điện khi nối dây. | GVCN, GVBM | - Đánh giá thông qua sản phẩm học tập biện pháp giữ vệ sinh lớp học, phòng học sạch sau tiết thực hành. - SPHT: Nội quy an toàn lao động và an toàn điên |
Tuần 11 tháng 11 | Xây dựng trường học an toàn | Tham gia thiết kế được nội quy an toàn điện khi lắp đặt và sửa chữa. | - Thực hiện 1 hoạt động lồng ghép vào bài TH lắp đặt mạch điện bảng điện môn Công nghệ lớp 9: Xây dựng nội quy an toàn điện khi lắp đặt và sửa chữa. | GVBM, GVCN | - SPHT: Nội quy an toàn điện khi lắp đặt và sửa chữa. |
Tuần 22 tháng 02 | Hành vi ứng xử của học sinh | Tự tin phản biện trong hoạt động học tập môn Tin học. | - Lồng ghép vào hoạt động thực hành lớp 8 ở chủ đề “Sử dụng câu lệnh điều kiện” Môn Tin học. - Tổ chức cho cá nhân, nhóm phản biện lẫn nhau trong hoạt động thực hành trên máy tính. | GVCN | - Quan sát biểu hiện của HS trong quá trình tổ chức hoạt động. |
Học kì II Tuần 25 Tháng 3 | Tích cực tham gia các hoạt động góp phần rèn luyện sức khỏe, tinh thần thể thao | - Có ý thức, tích cực tham gia các hoạt động góp phần rèn luyện sức khỏe, tinh thần thể thao và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện | - Lồng ghép, hướng dẫn vào chương trình học môn Giáo dục Thể chất lớp 7, các nội dung: Chạy bền, Chạy cự ly ngắn…. -Tổ chức hội thao cấp trường : Bóng đá, Điền kinh,….. - Tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện thị xã - Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tuyên truyền về việc tham gia thể dục thể thao trong nhà trường nhằm rèn luyện sức khỏe và thành lập được đội tuyển | - BGH nhà trường - Giáo viên môn Giáo dục Thể chất - Giáo viên chủ nhiệm. - Tổng phụ trách đội - Học sinh các lớp tham gia thi đấu, hỗ trợ thi đấu và tham gia cổ động. | - Tham gia thực hiện những việc làm cụ thể để rèn luyện sức khỏe trong học đường. - HS có ý thức tập luyện TDTT - Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia. - Tham gia chủ động tích cực các nội dung thi đấu cấp trường và cấp Huyện, thị xã, tỉnh. |
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô đang công tác
48,9 KB 25/01/2024 9:42:00 SAGợi ý cho bạn
-
Kế hoạch dạy học Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024
-
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Kế hoạch dạy tích hợp An toàn giao thông lớp 4 (sách giáo khoa mới)
-
Kế hoạch dạy học môn Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Phân phối chương trình Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức
-
Kế hoạch dạy học Giáo dục thể chất 5 Kết nối tri thức
-
Kế hoạch Tích hợp giáo dục Quyền con người lớp 5 năm 2024-2025 (KNTT, CD)
-
Phân phối chương trình Tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo 2025
-
Nếu không thực hiện theo Kế hoạch dạy học môn Đạo đức, giáo viên sẽ gặp những trở ngại gì?
-
Kế hoạch dạy học các môn học lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Kế hoạch dạy học
Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 11 năm học 2021-2022
Kế hoạch dạy học STEM Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
Kế hoạch dạy tích hợp lớp 3 (Đủ KNS, QCN, GDLTCM, BVMT, QPAN, STEM, ATGT)
(File word) Kế hoạch dạy học Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 9 giảm tải theo công văn 4040
Mẫu phân phối chương trình Đạo đức lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống