2 Mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông
Mẫu khảo sát thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên
Nhằm phục vụ cho công tác lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học cũng như phổ biến dự thảo Thông tư đến toàn thể các giáo viên. Hiện nay Bộ giáo dục đang tổ chức triển khai cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên truy cập vào chức năng “Khảo sát” tại địa chỉ http://temis.csdl.edu.vn để trả lời phiếu khảo sát. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông cùng với cách điền, mời các bạn đọc cùng tham khảo.
KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, DỰ BỊ ĐẠI HỌC
Mẫu số 1
NỘI DUNG XIN Ý KIẾN
*Câu hỏi bắt buộc phải trả lời
Kính gửi các Thầy giáo, Cô giáo
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học thay thế Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009, Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là những quy định rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các Thầy giáo, Cô giáo và hoạt động của các Nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thầy giáo, Cô giáo vui lòng cho biết ý kiến về các nội dung sau:
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
*Câu 1: Thầy/Cô cho biết giới tính của mình
1. Nam
2. Nữ
*Câu 2: Thầy/Cô cho biết độ tuổi của mình (chỉ chọn 1 phương án trả lời)
1. Dưới 30 tuổi
2. Từ 31 đến 35 tuổi
3. Từ 36 đến 40 tuổi
4. Từ 41 đến 45 tuổi
5. Từ 46 đến 50 tuổi
6. Từ 51 đến 55 tuổi
7. Trên 55 tuổi
*Câu 3: Thầy/Cô đang công tác ở cấp học, loại hình cơ sở giáo dục nào? (chỉ chọn 1 phương án trả lời)
1. Tiểu học
2. Trung học cơ sở
3. Trung học phổ thông
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học
5. Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
*Câu 4: Số năm công tác của Thầy/Cô trong lĩnh vực giáo dục? (chỉ chọn 1 phương án trả lời)
1. Dưới 5 năm
2. Từ 5 đến 10 năm
3. Từ 11 đến 15 năm
4. Từ 15 đến 20 năm
5. Trên 20 năm
*Câu 5: Thầy/Cô hiện đang được phân công thực hiện các nhiệm vụ, vị trí việc làm nào? (có thể chọn nhiều phương án trả lời)
1. Giáo viên
2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc
3. Tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và tương đương
4. Công tác công đoàn
5. Tổng phụ trách Đội TNTPHCM
6. Giáo viên chủ nhiệm
7. Giáo viên kiêm nhiệm công tác giáo vụ
8. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh
9. Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư
10. Giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện
11. Giáo viên kiêm nhiệm công tác quản trị công sở
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
*Câu 1: Thầy/Cô cho biết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Một số nội dung chưa đồng bộ với các văn bản khác.
- Một số điều chưa quy định chi tiết chế độ việc làm, một số công việc giáo viên kiêm nhiệm chưa quy định rõ số tiết được giảm trừ. Từ đó giáo viên phải làm việc nhiều quá số tiết quy định nưng không được tính tiền thừa giờ trong năm học.
*Câu 2:
a. Theo quy định hiện hành, định mức tiết dạy của giáo viên được quy định cố định theo từng tuần, cụ thể như sau: giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần; giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người khuyết tật được giảm 02 tiết/tuần so với định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bằng định mức tiết dạy/tuần như hiện hành) và quy định định mức tiết dạy trong 01 năm học (bằng “định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần” x “số tuần dành cho việc giảng dạy”). Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy vượt quá không lớn hơn 25% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần để đảm bảo hiệu suất lao động của giáo viên và đảm bảo quy định về thời gian làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động. (chi tiết tại khoản 5, khoản 6 Điều 3; khoản 2 Điều 4; Điều 6 dự thảo Thông tư). Lí do: Để đảm bảo linh hoạt trong việc phân công, bố trí giáo viên thực hiện CTGDPT 2018 và thuận lợi trong việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
a) “Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết”
b) “… Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy nhiều hơn không vượt quá 25% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần.”
*Câu 3:
a. Theo quy định hiện hành, số tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục cấp THCS và THPT là 37 tuần. Tuy nhiên, theo quy định tại CTGDPT 2018 và hướng dẫn của Bộ GDĐT về khung thời gian năm học, số tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục cấp THCS và THPT hiện là 35 tuần.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định số tuần thực dạy cho tất cả các cấp học là 35 tuần (không bao gồm 02 tuần dự phòng). Đồng thời, trong trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hay các trường hợp bất khả kháng khác phải thay đổi khung kế hoạch thời gian năm học, thì số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên (khoản 1 Điều 5 và điểm c khoản 1 Điều 6 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 4:
a. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, thì giáo viên công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học được áp dụng định mức tiết dạy/năm quy định cho cấp học cao nhất mà giáo viên đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, chưa có quy định về việc quy đổi tiết dạy giữa các cấp học.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định: giáo viên dạy tại trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện quy định về định mức tiết dạy của cấp học đó. Đồng thời, 01 tiết dạy được phân công ở bất kỳ cấp học nào được tính bằng 01 tiết định mức (khoản 4 Điều 4 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 5:
a. Theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất; đồng thời, không giới hạn số nhiệm vụ chuyên môn và vị trí việc làm được kiêm nhiệm nên có giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ (bao gồm cả kiêm nhiệm công việc chuyên môn; kiêm nhiệm chức vụ đảng, đoàn thể và tổ chức khác; kiêm nhiệm vị trí việc làm khác) để đảm bảo giáo viên tập trung cho các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. Đồng thời, nếu giáo viên kiêm nhiệm 02 nhiệm vụ thì số tiết dạy được giảm là tổng số tiết được giảm của cả 02 nhiệm vụ kiêm nhiệm (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 6:
Để tránh việc chi trả trùng chế độ, chính sách cho cùng 01 nhiệm vụ, dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung nguyên tắc: Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III dự thảo Thông tư (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy và không được quy đổi nhiệm vụ đó ra tiết dạy (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
“… Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III Thông tư này (trừ kiêm nhiệm theo Khoản 3, 4 Điều 8; Khoản 2, 3 Điều 9) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được quy đổi ra tiết dạy.”
*Câu 7:
a. Hiện nay chưa có quy định về thời gian nghỉ của giáo viên nữ nếu có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định về trường hợp này như sau: Nếu thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động (chi tiết tại điểm b khoản 3 Điều 5).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 8:
a. Hiện nay chưa có quy định về việc tính tiết dạy cho giáo viên nam trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định mới liên quan đến trường hợp này như sau: Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy
theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù (khoản 3 Điều 5).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 9:
a. Theo quy định hiện hành, định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được quy định ở 03 mức theo từng hạng trường và theo tỉ lệ số tiết định mức/tuần của cấp học tương ứng (giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học). Tuy nhiên, hiện quy định hạng trường không rõ ràng và việc tính số tiết dạy theo quy định trên có thể không phải số nguyên.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến chỉ quy định số tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành 02 mức theo quy mô lớp học (tương đương với định mức tiết dạy của trường hạng 1 và trường hạng 2 hiện hành) và quy định cụ thể số tiết định mức thay vì quy định tỉ lệ (chi tiết tại điểm đ, điểm e, điểm f khoản 2 Điều 6 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 10:
a. Theo quy định hiện hành, giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, trong khi giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp THCS và THPT được giảm 4 tiết/tuần.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến điều chỉnh chế độ giảm định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp cấp tiểu học từ 03 tiết/tuần thành 04 tiết/tuần (khoản 1 Điều 8). Lí do: Để đảm bảo thống nhất giữa các cấp học và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ý kiến của thầy/cô: Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 11:
a. Theo quy chế tổ chức và hoạt động, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú có tổ quản lý học sinh, trong đó có tổ trưởng và tổ phó nhưng chưa có quy định cụ thể về giảm định mức tiết dạy cho đối tượng này.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định giảm định mức tiết dạy cho giáo viên kiêm tổ trưởng, tổ phó tổ quản lý học sinh, số tiết được giảm tương đương với số tiết giảm của tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn (khoản 3 Điều 8).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 12:
a. Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, số tiết dành cho công tác tư vấn học sinh là từ 3 đến 8 tiết/tuần và được quy định cụ thể theo quy mô trường học, theo vùng miền. Trong đó, số tiết dành cho công tác tư vấn học sinh đối với cấp tiểu học ít hơn các cấp học khác. Đồng thời, trong thực tiễn, việc quy đổi số tiết này tại các trường không được thực hiện thống nhất.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến điều chỉnh quy định như sau: Tăng số tiết dành cho công tác tư vấn học sinh đối với các trường tiểu học tương đương với trường THCS và THPT, cụ thể: Trường phổ thông có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1 được sử dụng 08 tiết/tuần; các trường phổ thông còn lại được sử dụng 04 tiết/tuần. Đồng thời, làm rõ quy định số tiết được sử dụng để làm công tác tư vấn học sinh là số tiết dành cho cả tổ tư vấn và tổng số tiết giảm cho từng thành viên trong tổ (là giáo viên kiêm nhiệm) không cao hơn số tiết được sử dụng làm công tác tư vấn học sinh của cả tổ (khoản 2 Điều 10).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 13:
a. Theo quy định hiện hành, giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần; giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiêt/tuần.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định: giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư hoặc công tác quản trị công sở (phụ trách cả phòng tin học) hoặc công tác thư viện (phụ trách cả phòng thư viện) được giảm 03 tiết/tuần/công việc (khoản 3 Điều 10). Lí do: Thực tế còn có trường hợp giáo viên phải kiêm nhiệm công tác văn thư hoặc quản trị công sở hoặc thư viện mà chưa có quy định chế độ.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 14:
a. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy gồm có: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung thêm trường hợp đi khám, chữa bệnh (không vượt quá thời gian quy định) được hiệu trưởng nhà trường đồng ý và có xác nhận khám, chữa bệnh của
cơ sở y tế thì không phải dạy bù đối với các tiết dạy được phân công theo kế hoạch và số tiết dạy này được tính vào định mức tiết dạy của giáo viên (khoản 3 Điều 11).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 15:
a. Bên cạnh hình thức dạy học trực tiếp truyền thống, hiện tại còn tồn tại hình thức dạy học trực tuyến, tuy nhiên chưa có quy định về chế độ làm việc của giáo viên dạy học trực tuyến.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định về việc quy đổi cho hình thức dạy trực tuyến (Điều 12), cụ thể:
- Trường hợp tổ chức dạy trực tuyến không theo lớp học, nếu số học sinh tham gia học trực tuyến nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp thì 01 tiết dạy trực tuyến được tính bằng 01 tiết định mức.
- Trường hợp tổ chức dạy trực tuyến không theo lớp học, nếu số học sinh tham gia học trực tuyến lớn hơn hoặc bằng tổng số học sinh bình quân của 02 lớp thì 01 tiết dạy trực tuyến được tính bằng 1,5 tiết định mức.
- Trường hợp tổ chức dạy trực tuyến theo lớp học, nếu dạy cho 02 lớp trở lên (dạy cùng thời điểm) thì 01 tiết dạy trực tuyến được tính bằng 1,5 tiết định mức.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 16:
a. Hiện nay, chưa có quy định về việc quy đổi tiết dạy cho giáo viên khi tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định việc quy đổi tiết dạy cho giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một (Điều 12) như sau:
- Nếu giáo viên dạy vào thời gian năm học (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được tính bằng 01 tiết định mức.
- Nếu giáo viên dạy vào thời gian hè thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được tính bằng 1,5 tiết định mức.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 17:
a. Hiện nay, để đảm bảo bố trí đủ giáo viên dạy các môn học trong CTGDPT 2018 trong bối cảnh còn thiếu giáo viên, thực tế các địa phương phải bố trí giáo viên ở một số môn phải dạy liên trường. Tuy nhiên, hiện tại chưa có chế độ cho đối tượng này.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định về việc tính tiết dạy cho giáo viên được phân công dạy liên trường như sau: nếu giáo viên được điều động, phân công dạy tăng cường ở cơ sở giáo dục khác thì mỗi tiết dạy của giáo viên ở cơ sở giáo dục đó được tính bằng 01 tiết định mức (khoản 1 Điều 12).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 18:
a. Hiện nay, việc quy đổi đối với trường hợp giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi chưa rõ ràng, đồng thời chưa có quy định việc quy đổi đối với trường hợp giáo viên bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù đổng, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định việc quy đổi các hoạt động này như sau: Giáo viên tham gia các hoạt động trên thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi tối đa không quá 02 tiết định mức. Căn cứ vào từng hình thức bồi dưỡng, cấp tham gia, mà hiệu trưởng nhà trường quyết định việc quy đổi này (khoản 3 Điều 12).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 19:
a. Hiện nay chưa có quy định về việc giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định về việc quy đổi tiết dạy cho giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường như sau: 01 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 01 tiết định mức (khoản 5 Điều 12).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 20:
a. Theo quy định hiện hành, để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thì Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết (hiệu trưởng dạy 02 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 04 tiết/tuần).
b. Dự thảo Thông tư dự kiến tăng định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mỗi vị trí 02 tiết (hiệu trưởng 04 tiết/tuần, phó hiệu trưởng 06 tiết/tuần). Lí do: Với quy định dạy này đảm bảo cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dạy đủ số tiết của môn học cho 01 lớp.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
C. GÓP Ý KHÁC
*Câu 1: Hiện nay trường của thầy/cô có phân công giáo viên kiêm bí thư đảng bộ hoặc bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) không?
Ý kiến của thầy/cô:
Có
Không
*Câu 2: Trong đơn vị thầy/cô đang công tác, những nhiệm vụ hoặc các hoạt động chuyên môn nào mà giáo viên được giao kiêm nhiệm, phụ trách đã được thanh toán thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp?
Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, TPT đội
Câu 3: Nội dung góp ý khác (nếu có):
a) “Tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 04 tiết/tuần.”
b) “Tổ phó chuyên môn hoặc tổ phó tổ quản lý học sinh (trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) được giảm 02 tiết/tuần.”
Trân trọng cảm ơn Thầy/Cô đã cho ý kiến!
Mẫu số 2
Câu 1
Thầy/Cô cho biết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Có một số vướng mắc và bất cập trong quá trình triển khai thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Việc quy định thời gian làm việc theo tuần bất cập, nên điều chỉnh quy định bằng thời gian làm việc theo năm học, quy đổi tiết dạy linh hoạt chưa linh hoạt, chưa giảm định mức tiết dạy cho các vị trí công việc khác như giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư, quản trị công sở, cũng như quy định về nghỉ thai sản, dạy trực tuyến và các hoạt động khác.
*Câu 2:
a. Theo quy định hiện hành, định mức tiết dạy của giáo viên được quy định cố định theo từng tuần, cụ thể như sau: giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần; giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người khuyết tật được giảm 02 tiết/tuần so với định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bằng định mức tiết dạy/tuần như hiện hành) và quy định định mức tiết dạy trong 01 năm học (bằng “định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần” x “số tuần dành cho việc giảng dạy”). Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy vượt quá không lớn hơn 25% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần để đảm bảo hiệu suất lao động của giáo viên và đảm bảo quy định về thời gian làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động. (chi tiết tại khoản 5, khoản 6 Điều 3; khoản 2 Điều 4; Điều 6 dự thảo Thông tư). Lí do: Để đảm bảo linh hoạt trong việc phân công, bố trí giáo viên thực hiện CTGDPT 2018 và thuận lợi trong việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
Do trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đều cùng dạy 45 phút/tiết, hưởng phụ cấp 30% đứng lớp và làm các công việc tương đối giống nhau, thậm chí học sinh còn ở độ tuổi THCS còn cần giáo dục nhiều hơn nhưng định mức giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết/ tuần, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết/ tuần.
Theo dự thảo của Thông tư, nếu không phải là giáo viên dạy ở những trường chuyên biệt, đặc thù, không kiêm nhiệm chức vụ sẽ có số tiết, số thời gian cụ thể như sau: Tổng số thời gian giảng dạy mỗi tuần trên lớp của giáo viên tiểu học sẽ bằng: 23 (tiết) x 35 (phút)= 805 phút. Giáo viên trung học phổ thông dạy tổng thời gian giảng dạy mỗi tuần là: 17 (tiết) x 45 (phút)= 765 phút. Trong khi đó, giáo viên trung học cơ sở dạy theo định mức là 19 tiết/ tuần, nên thời gian giảng dạy hàng tuần là: 19 (tiết) x 45 (phút)= 855 phút. Nếu so sánh giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, thời gian và định mức giảng dạy của giáo viên Trung học cơ sở hiện nay đang nhiều nhất
Vì vậy, tôi đề nghị GV trường trung học cơ sở được dạy theo định mức 17 tiết/tuần.
Câu 3:
a. Theo quy định hiện hành, số tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục cấp THCS và THPT là 37 tuần. Tuy nhiên, theo quy định tại CTGDPT 2018 và hướng dẫn của Bộ GDĐT về khung thời gian năm học, số tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục cấp THCS và THPT hiện là 35 tuần.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định số tuần thực dạy cho tất cả các cấp học là 35 tuần (không bao gồm 02 tuần dự phòng). Đồng thời, trong trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hay các trường hợp bất khả kháng khác phải thay đổi khung kế hoạch thời gian năm học, thì số tuần dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên (khoản 1 Điều 5 và điểm c khoản 1 Điều 6 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 4:
a. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, thì giáo viên công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học được áp dụng định mức tiết dạy/năm quy định cho cấp học cao nhất mà giáo viên đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, chưa có quy định về việc quy đổi tiết dạy giữa các cấp học.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định: giáo viên dạy tại trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện quy định về định mức tiết dạy của cấp học đó. Đồng thời, 01 tiết dạy được phân công ở bất kỳ cấp học nào được tính bằng 01 tiết định mức (khoản 4 Điều 4 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 5:
a. Theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất; đồng thời, không giới hạn số nhiệm vụ chuyên môn và vị trí việc làm được kiêm nhiệm nên có giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ (bao gồm cả kiêm nhiệm công việc chuyên môn; kiêm nhiệm chức vụ đảng, đoàn thể và tổ chức khác; kiêm nhiệm vị trí việc làm khác) để đảm bảo giáo viên tập trung cho các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. Đồng thời, nếu giáo viên kiêm nhiệm 02 nhiệm vụ thì số tiết dạy được giảm là tổng số tiết được giảm của cả 02 nhiệm vụ kiêm nhiệm (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
*Câu 6:
Để tránh việc chi trả trùng chế độ, chính sách cho cùng 01 nhiệm vụ, dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung nguyên tắc: Đối với các vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy định tại Chương III dự thảo Thông tư (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy và không được quy đổi nhiệm vụ đó ra tiết dạy (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
Bổ sung vị trí kiêm nhiệm và các hoạt động chuyên môn theo quy đinh tại chương III dự thảo thông tư
(trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy và không được quy đổi nhiệm vụ đó ra tiết dạy (khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư): Tổ trưởng chuyên môn. Tổ phó chuyên môn
Câu 7:
a. Hiện nay chưa có quy định về thời gian nghỉ của giáo viên nữ nếu có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định về trường hợp này như sau: Nếu thời gian nghỉ hè hằng năm còn lại (nếu còn) ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày đảm bảo tổng số ngày nghỉ bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động (chi tiết tại điểm b khoản 3 Điều 5).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
*Câu 8:
a. Hiện nay chưa có quy định về việc tính tiết dạy cho giáo viên nam trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định mới liên quan đến trường hợp này như sau: Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù (khoản 3 Điều 5).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
*Câu 9:
a. Theo quy định hiện hành, định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được quy định ở 03 mức theo từng hạng trường và theo tỉ lệ số tiết định mức/tuần của cấp học tương ứng (giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học). Tuy nhiên, hiện quy định hạng trường không rõ ràng và việc tính số tiết dạy theo quy định trên có thể không phải số nguyên.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến chỉ quy định số tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành 02 mức theo quy mô lớp học (tương đương với định mức tiết dạy của trường hạng 1 và trường hạng 2 hiện hành) và quy định cụ thể số tiết định mức thay vì quy định tỉ lệ (chi tiết tại điểm đ, điểm e, điểm f khoản 2 Điều 6 dự thảo Thông tư).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
*Câu 10:
a. Theo quy định hiện hành, giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, trong khi giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp THCS và THPT được giảm 4 tiết/tuần.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến điều chỉnh chế độ giảm định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp cấp tiểu học từ 03 tiết/tuần thành 04 tiết/tuần (khoản 1 Điều 8). Lí do: Để đảm bảo thống nhất giữa các cấp học và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
*Câu 11:
a. Theo quy chế tổ chức và hoạt động, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú có tổ quản lý học sinh, trong đó có tổ trưởng và tổ phó nhưng chưa có quy định cụ thể về giảm định mức tiết dạy cho đối tượng này.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định giảm định mức tiết dạy cho giáo viên kiêm tổ trưởng, tổ phó tổ quản lý học sinh, số tiết được giảm tương đương với số tiết giảm của tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn (khoản 3 Điều 8).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
*Câu 12:
a. Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, số tiết dành cho công tác tư vấn học sinh là từ 3 đến 8 tiết/tuần và được quy định cụ thể theo quy mô trường học, theo vùng miền. Trong đó, số tiết dành cho công tác tư vấn học sinh đối với cấp tiểu học ít hơn các cấp học khác. Đồng thời, trong thực tiễn, việc quy đổi số tiết này tại các trường không được thực hiện thống nhất.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến điều chỉnh quy định như sau: Tăng số tiết dành cho công tác tư vấn học sinh đối với các trường tiểu học tương đương với trường THCS và THPT, cụ thể: Trường phổ thông có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1 được sử dụng 08 tiết/tuần; các trường phổ thông còn lại được sử dụng 04 tiết/tuần. Đồng thời, làm rõ quy định số tiết được sử dụng để làm công tác tư vấn học sinh là số tiết dành cho cả tổ tư vấn và tổng số tiết giảm cho từng thành viên trong tổ (là giáo viên kiêm nhiệm) không cao hơn số tiết được sử dụng làm công tác tư vấn học sinh của cả tổ (khoản 2 Điều 10).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 13:
a. Theo quy định hiện hành, giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần; giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiêt/tuần.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định: giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư hoặc công tác quản trị công sở (phụ trách cả phòng tin học) hoặc công tác thư viện (phụ trách cả phòng thư viện) được giảm 03 tiết/tuần/công việc (khoản 3 Điều 10). Lí do: Thực tế còn có trường hợp giáo viên phải kiêm nhiệm công tác văn thư hoặc quản trị công sở hoặc thư viện mà chưa có quy định chế độ.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 14:
a. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy gồm có: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung thêm trường hợp đi khám, chữa bệnh (không vượt quá thời gian quy định) được hiệu trưởng nhà trường đồng ý và có xác nhận khám, chữa bệnh của cơ sở y tế thì không phải dạy bù đối với các tiết dạy được phân công theo kế hoạch và số tiết dạy này được tính vào định mức tiết dạy của giáo viên (khoản 3 Điều 11).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 15:
a. Bên cạnh hình thức dạy học trực tiếp truyền thống, hiện tại còn tồn tại hình thức dạy học trực tuyến, tuy nhiên chưa có quy định về chế độ làm việc của giáo viên dạy học trực tuyến.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định về việc quy đổi cho hình thức dạy trực tuyến (Điều 12), cụ thể:
- Trường hợp tổ chức dạy trực tuyến không theo lớp học, nếu số học sinh tham gia học trực tuyến nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp thì 01 tiết dạy trực tuyến được tính bằng 01 tiết định mức.
- Trường hợp tổ chức dạy trực tuyến không theo lớp học, nếu số học sinh tham gia học trực tuyến lớn hơn hoặc bằng tổng số học sinh bình quân của 02 lớp thì 01 tiết dạy trực tuyến được tính bằng 1,5 tiết định mức.
- Trường hợp tổ chức dạy trực tuyến theo lớp học, nếu dạy cho 02 lớp trở lên (dạy cùng thời điểm) thì 01 tiết dạy trực tuyến được tính bằng 1,5 tiết định mức.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 16:
a. Hiện nay, chưa có quy định về việc quy đổi tiết dạy cho giáo viên khi tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định việc quy đổi tiết dạy cho giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một (Điều 12) như sau:
- Nếu giáo viên dạy vào thời gian năm học (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được tính bằng 01 tiết định mức.
- Nếu giáo viên dạy vào thời gian hè thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được tính bằng 1,5 tiết định mức.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 17:
a. Hiện nay, để đảm bảo bố trí đủ giáo viên dạy các môn học trong CTGDPT 2018 trong bối cảnh còn thiếu giáo viên, thực tế các địa phương phải bố trí giáo viên ở một số môn phải dạy liên trường. Tuy nhiên, hiện tại chưa có chế độ cho đối tượng này.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định về việc tính tiết dạy cho giáo viên được phân công dạy liên trường như sau: nếu giáo viên được điều động, phân công dạy tăng cường ở cơ sở giáo dục khác thì mỗi tiết dạy của giáo viên ở cơ sở giáo dục đó được tính bằng 01 tiết định mức (khoản 1 Điều 12).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 18:
a. Hiện nay, việc quy đổi đối với trường hợp giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi chưa rõ ràng, đồng thời chưa có quy định việc quy đổi đối với trường hợp giáo viên bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù đổng, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b. Dự thảo Thông tư dự kiến quy định việc quy đổi các hoạt động này như sau: Giáo viên tham gia các hoạt động trên thì 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) được quy đổi tối đa không quá 02 tiết định mức. Căn cứ vào từng hình thức bồi dưỡng, cấp tham gia, mà hiệu trưởng nhà trường quyết định việc quy đổi này (khoản 3 Điều 12).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 19:
a. Hiện nay chưa có quy định về việc giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
b. Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung quy định về việc quy đổi tiết dạy cho giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường như sau: 01 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 01 tiết định mức (khoản 5 Điều 12).
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
*Câu 20:
a. Theo quy định hiện hành, để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, thì Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết (hiệu trưởng dạy 02 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 04 tiết/tuần).
b. Dự thảo Thông tư dự kiến tăng định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mỗi vị trí 02 tiết (hiệu trưởng 04 tiết/tuần, phó hiệu trưởng 06 tiết/tuần). Lí do: Với quy định dạy này đảm bảo cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dạy đủ số tiết của môn học cho 01 lớp.
Ý kiến của thầy/cô:
Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến khác (nếu không đồng ý):
Định mức tiết dạy trong 01 năm học cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông: Hiệu trưởng dạy 02 tiết/tuần x số tuần số tuần dành cho việc giảng dạy, phó hiệu trưởng dạy 04 tiết/tuần x số tuần số tuần dành cho việc giảng dạy
C. GÓP Ý KHÁC
*Câu 1: Hiện nay trường của thầy/cô có phân công giáo viên kiêm bí thư đảng bộ hoặc bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) không?
Ý kiến của thầy/cô:
Có
Không
*Câu 2:
Trong đơn vị thầy/cô đang công tác, những nhiệm vụ hoặc các hoạt động chuyên môn nào mà giáo viên được giao kiêm nhiệm, phụ trách đã được thanh toán thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp?
GV Kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, Gv làm công tác công đoàn, Tổng phụ trách.
Câu 3: Nội dung góp ý khác (nếu có):
1. Đề nghị tăng phụ cấp đứng lớp cho gv THCS bằng với phụ cấp đứng lớp của giáo viên Tiểu học là 35%, vì mỗi cấp có mỗi cái khó, cái khổ khác nhau, mỗi gv đều phải làm việc vất vả như nhau. Hơn nữa lứa tuổi THCS là lứa tuổi có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ bởi nó ở giữa giai đoạn tuổi thơ với tuổi trưởng thành, dở dở ương ương, có nhiều sự thay đổi cả về tâm sinh lý nên rất cần giáo viên đồng hành cùng các em vô cùng vất vả.
2. Cần bổ sung quy đổi các buổi coi, chấm điểm các cuộc thi khảo sát thành tiết dạy định mức.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
(Unit 1-8) Giáo án Anh 8 i-Learn Smart World
(Đủ 8 Unit) Powerpoint Tiếng Anh 8 i-Learn Smart World
(Cả 3 bộ sách) Mẫu giáo án dạy học chương trình mới lớp 1-12
Giáo án tiếng Anh 12 Friends Global file word
(Unit 7) Giáo án PowerPoint tiếng Anh 12 Friends Global
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Kế hoạch bài dạy Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo 2024-2025
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
2 Mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông
11/07/2024 3:21:00 CHGợi ý cho bạn
-
Top 65 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 năm học 2023-2024 (5 bộ sách mới)
-
Trong xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học giáo viên bộ môn đóng vai trò gì?
-
(Mới cập nhật) Quyết tâm thư của giáo viên ngày khai giảng 2024
-
(Chính xác) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Kế hoạch giáo dục môn thể dục lớp 8 năm học 2024
-
Phiếu nhận xét cá nhân sách giáo khoa lớp 11 năm 2023 - 2024
-
Phiếu khảo sát sửa đổi Nghị định 84 về Luật giáo dục
-
Đáp án trắc nghiệm Tìm hiểu chương trình STEM Tiểu học
-
Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Toán THCS (cập nhật 2024)
-
(15 môn) Đáp án tập huấn SGK lớp 12 bộ Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Đạo đức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Sinh học 10 Cánh Diều
Bài tập cuối khóa module 9 môn Toán Tiểu học
Đáp án trắc nghiệm module 9 môn Toán THPT (Đủ 4 nội dung)
Bài thu hoạch tập huấn môn lớp 2 sách Cánh Diều - Tất cả các môn
Tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Đạo Đức lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống