Giáo án Học thông qua chơi lớp 2
HoaTieu.vn xin chia sẻ Kế hoạch bài dạy - Giáo án Học thông qua chơi lớp 2 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Giáo dục địa phương. Giáo án áp dụng lồng ghép Học thông qua chơi khối 2 này sẽ giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng hay để thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng học thông qua chơi thiết thực và hiệu quả cho học sinh của mình.
Sau đây là nội dung chi tiết giáo án tích hợp học thông qua chơi lớp 2. Mời các bạn tham khảo và tải về sử dụng.
Giáo án lớp 2 dạy học thông qua chơi
1. Giáo án Học thông qua chơi môn Toán lớp 2
BÀI SOẠN MÔN TOÁN ÁP DỤNG KĨ THUẬT THÔNG QUA CHƠI
Ngày soạn: 13/12/20...
Ngày giảng: Thứ tư ngày 15/12/20...
Người thực hiện:
Môn Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết mốt số tình huống gắn với thực tiễn.
- Gọi đúng tên thành phần, kết quả phép nhân, phép chia.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực:
-Thông qua việc vận dụng bảng chia 2, bảng chia 5 để tính nhẩm, để giải quyết vấn đè, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:Sách giáo khoa, Laptop; màn hình máy chiếu; tranh bài tập 3 để chơi trò chơi.
- HS:Sách giáo khoa, vở bài tập, bảng con,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Khởi động * Ôn bài: - Cả lớp đọc bảng nhân 2? - Cả lớp đọc bảng chia 5? - Nhận xét. Khen 1 số bạn đọc to, rõ rang thuộc bảng * Giới thiệu bài: Luyện tập chung | - HS đọc đồng thanh : 2 x1 = 2, 2 x 2 = 4,… - HS ghi đầu bài vào vở. |
B. Hoạt động thực hành, luyện tập 1. a. Tính nhẩm: 2 x 5 = 5 x 4 = 2 x 4 = 10 : 5 = 20 : 5 = 8 : 2 = - Yêu cầu HS tìm kết quả các phép nhân và phép chia. - Sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả ứng với mỗi tính. - Nhận xét gì phép tính 2 x 5 = 10 và 10 : 2 = 5 ? b. Tính: 2 cm x 6 = 5kg x 10 = 2dm x 8 = 25dm : 5 = 10l : 2= 30 kg : 5 = - Đọc lại các phép tính? - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: Áp dụng kĩ thuật thông qua chơi. - Các em có thích chơi trò chơi không ? * Tên trò chơi: Nối đúng , nối nhanh” GV đưa tranh bài tập 3 hướng dẫn các phép tính ở lá sen, kết quả của các phép tính ở mình các con ếch, các em giúp các con ếch tìm đúng lá sen của mình. *Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội (mỗi 5 em) đội 1 và đội 3 lên chơi, đội 2 làm trọng tài. * Luật chơi: Lần lượt thứ tự từng em của đội lên chơi nối kết quả với phép tính tương ứng. Trong 3 phút đội nào nối đúng, nối nhanh thì đội đó thắng cuộc và có thưởng.
- Khen đội thắng cuộc, cả lớp thưởng cho đội thắng 1 tràng vỗ tay. - Qua trò chơi các em ôn lại các phép tính nào đã học ?
Bài 3: Chọn dấu (+, -, x, : ) thích hợp: - GV yêu cầu HS chọn dấu (+, -, x, : ) thích hợp. - Thảo luận cặp đôi. - Yêu cầu HS trao đổi với nhau theo cặp những lập luận để nói cho bạn hiểu tại sao chọn dấu nào, dấu nào thì thích hợp. - Làm bài vào vở bài tập - Gọi hS nêu kết quả bài làm. - GV nhận xét, sửa sai. |
- HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở và đặt câu hỏi cho nhau theo hướng dẫn của GV. 2 x 5 = 10 5 x 4 = 20 2 x 4 = 8 10 : 5 = 2 20 : 5 = 4 8 : 2 = 4 - Phép tính chia lại ngược lại của phép nhân. - HS đọc yêu cầu - HS làm bảng con 2 xăng-ti-mét nhân 6 bằng 12 xăng-ti-mét, .....
- Có ạ.
HS quan sát và lắng nghe.
- HS đội 1 và đội 3 xếp thành 2 hàng ( mỗi hàng 5 em) Đội 2 ở dưới đếm từ 1 đếm 10. - HS chơi
- Đội trọng tài phân thắng bại.
- Bảng nhân 2, bảng nhân 5,bảng chia 2 và bảng chia 5 - HS nêu yêu cầu: chọn dấu (+, -, x, : ) thích hợp. - HS thảo luận cặp đôi. - HS làm bài. 12 – 4 = 8, 25 + 5 = 30, …….. |
C. Củng cố, dặn dò - Qua bài này, các em ôn được kiến thức gì? - 1 HS đọc bảng chia 5? - Về nhà các em đọc lại Bảng chia 2, Bảng chia 5, chuẩn bị tiết 2. - Nhận xét tiết học. | - HS nêu: Các phép tính nhân 2, chia 2, nhân 5, chia 5. - 5 chia 5 bằng 1,…… |
VI. Điều chỉnh, bổ sung: .......................................................................
................................................................................................................
2. Giáo án Học thông qua chơi môn Tiếng Việt lớp 2
TẬP ĐỌC
ĐÀN GÀ MỚI NỞ (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực ngôn ngữ
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài: líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn. Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, sự che chở của gà mẹ với đàn con.
- Nhận diện được từ chỉ đặc điểm, trả lời CH Thế nào?.
- Luyện tập về dấu phẩy.
Năng lực văn học :Nhận diện được một bài thơ. Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
Phẩm chất :Trách nhiệm, nhân ái
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ….
Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||||||||
I – Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và vận đông theo bà “ Đàn gà con” - Dẫn dắt vào tiết 2 II – Thực hành Hoạt động 2: Đọc hiểu - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong phần Đọc hiểu trang 4. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lồi câu hỏi + (Câu 1): Tìm những khổ thơ tả: a. Một chú gà con. b. Đàn gà con và gà mẹ. + (Câu 2): Gà mẹ làm gì để che chở cho gà con? + (Câu 3): Hãy tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối tả cảnh mẹ con gà làm gì? - Qua bài thơ, các em hiểu điều gì? III. Vận dụng - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi. (Câu 1): Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong những câu sau: Lông/vàng/mát dịu Mắt/đen/sáng ngời Áp dụng “ Học thông qua chơi” - GV tổ chức cho HS trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” + GV hướng dẫn cách chơi + GV chia lớp làm 3 đội chơi ( mỗi đội 4 HS)
+ Nghe hiệu lệnh, các đội nhanh tay điền từ ngữ chỉ đặc điểm vào - GV nhận xét, tuyên dương (Câu 2): Các từ nói trên trả lời cho câu hỏi nào? Trong các câu trên, chúng được dùng để tả những gì? - Y/c HS làm cá nhân vào VBT - Y/c HS đổi vở kiểm tra bạn + (Câu 3): Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau? Gà lợn trâu bò,...là những vật nuôi trong nhà. - Y/c HS làm VBT - GV yêu cầu mỗi tổ tiếp nối nhau đọc 1 khổ thơ của bài Đàn gà mới nở. - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài thơ; tìm được từ ngừ chỉ đặc điếm trong câu thơ tả đàn gà mới nở. * Dặn dò: GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Luyện đọc: Bồ câu tung cánh. | - HS hát và vận động theo bài hát - HS đọc câu hỏi. - Từng cặp HS: em hỏi - em đáp, trả lời các câu hỏi. + Câu 1: Khổ thơ 1 tả một chú gà con. Các khổ thơ 2, 3, 4, 5 tả đàn gà con và gà mẹ. + Câu 2: Khi ngẩng đầu nhìn lên, thoáng thấy bóng bọn diều, bọn quạ, gà mẹ dang đôi cánh cho đàn con nấp vào trong. Khi lũ diều, quạ đã đi, nguy hiểm đã qua, gà mẹ thong thả đi lên đầu, dắt đàn con bé tí líu ríu chạy sau. + Câu 3: Những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con: Lông vàng mát dịu. Mắt đen sáng ngời. Đàn con bé tí, líu ríu chạy sau. Đàn con như những hòn tơ nhỏ, chạy lăn tròn trên sân, trên cỏ. - HS trả lời: Khổ thơ cuối tả cảnh mẹ con gà ngủ trưa. Đàn gà con ngủ trưa trong đôi cánh của mẹ. Chỉ nhìn thấy một rừng chân của gà con dưới bụng gà mẹ. - Qua bài thơi em hiểu nội dung bài thơ là đàn gà mới nở rất đáng yêu. Chúng được gà mẹ âu yếm, chăm sóc., che chợ, bảo vệ. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. + HS lắng nghe + 3 đội thực hiện theo yêu cầu
- HS lắng nghe - HS làm VBT + Các từ vàng, mát dịu, đen, sáng ngời đều trả lời cho câu hỏi Thế nào?: Lông thế nào? Mắt thế nào? Chúng được dùng đế tả bộ lông và đôi mắt của chú gà con. - HS thực hiện, đánh giá bạn. - HS làm VBT + Câu 3: Gà, lợn, trâu, bò,... là những vật nuôi trong nhà. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng ngăn cách các từ ngữ có cùng nhiệm vụ trong câu: gà - lợn - trâu - bò; giúp câu văn dễ hiểu, dễ đọc. - HS đọc bài. - Mỗi tổ tiếp nối nhau đọc 1 khổ thơ của bài Đàn gà mới nở. - HS chuẩn bị bài mới ở nhà. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC
………………………………………
3. Giáo án Học thông qua chơi môn Tự nhiên xã hội lớp 2
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI- KHỐI 2
BÀI 28: CÁC MÙA TRONG NĂM (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được tên và một số đặc điểm (thời tiết, cảnh vật) của các mùa xuân, hạ, thu, đông; nêu được nơi có thời tiết bốn mùa ở nước ta.
- Nêu được tên và một số đặc điểm của mùa mưa, mùa khô; nêu được nơi có thời tiết hai mùa ở nước ta.
- Có ý thức theo dõi dự báo thời tiết để thực hiện việc lựa chọn trang phục và đồ dùng phù hợp với thời tiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, giáo án powerpoint, phiếu bài tập
- HS: SGK, đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
- Phương pháp: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi, cá nhân, nhóm.
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn. Trò chơi: Rung chuông vàng.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Bài ca bốn mùa. - Cho HS chia sẻ với bạn về những hình ảnh bốn mùa mình mang tới lớp. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu bốn mùa. -GV chiếu 4 tranh - GV chiếu từng tranh và yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình và cho biết: Cảnh vật trong hình là mùa nào trong năm? Vì sao em biết? - Đưa ra 4 tranh 1, 2, 3, 4 vừa tìm hiều và kết luận - Đồng thời, phát phiếu, YC HS hoàn thành đặc điểm các mùa với những từ gợi ý vào phiếu học tập. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Hoạt động 2:Hoàn thành phiếu bài tập theo gợi ý - Đưa phiếu bài tập và các gợi ý
Mẫu: Mùa Xuân: ấm áp, hoa đua nở - HĐ này sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn + Làm việc CN + Thảo luận N để thống nhất ý kiến + Thư ký ghi kết quả chung vào bảng N. -Nhóm trưởng nhận vận phẩm của N - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Tìm hiểu hai mùa mưa, khô. -GV đưa hình 5 6 (105) để HS quan sát: + Hình nào thể hiện mùa mưa? + Hình nào thể hiện mùa khô? + Vì sao em biết? (GV gợi ý một số từ ngữ về hai mùa) - Nhận xét, tuyên dương. 3. Vận dụng - Nơi em đang sống có các mùa nào? - Nêu đặc điểm thời tiết của mùa đó? - Hiện tại đang là mùa nào? - Gọi HS đọc lời chốt của Mặt Trời. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cho HS xem tư liệu giới thiệu về các mùa trong năm. 4. Củng cố, dặn dò: - HD HS chơi trò chơi: Rung chuông vàng - GV HD cách chơi: Đưa ra các gợi ý, HS chọn đáp án đúng - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhắc HS về nhà nghe dự báo thời tiết. |
- HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS quan sát - HS trả lời: Mùa xuân, hạ (hè), thu, đông - HS cha sẻ và bổ sung ý kiến -HS lắng nghe - HS thực hiện. - HS chia sẻ trước lớp. - Đọc phiếu và các gợi ý - HS làm CN trên phiếu
-Thảo luận cùng nhóm để thống nhất ý kiến -Thư ký ghi kết quả chung vào bảng N. - Trưng bày sản phẩm -HS đọc lại đặc điểm các mùa - HS quan sát - Trả lời câu hỏi: + Hình 1: Mùa mưa + Hình 2: Mùa khô - HS nêu - Xuân - Bài học: Nơi em ở trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: xuân, hạ thu, đông: có nơi chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. - HS xem tư liệu. - HS chọn đáp án đúng và ghi vào bảng con |
........................
4. Giáo án Học thông qua chơi Giáo dục địa phương lớp 2
GIÁO ÁN KHỐI 2
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
BÀI 6: CÁC DÂN TỘC Ở THÁI NGUYÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tìm hiểu về các dân tộc ở Thái Nguyên.
- Tìm hiểu về một số kiểu trang phục dân tộc ở Thái Nguyên.
- Chia sẻ được với các bạn về dân tộc của mình.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giữ gìn, bảo vệ phát huy truyền thống của các dân tộc. Luôn có giữ gìn vệ sinh trang phục của bản thân và mọi người…
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Giáo án PowerPoint, mạng internet.
- Học sinh: sách “Tài lệu giáo dục địa phương tình Thái Nguyên” (HS học trực tuyến: mạng internet; điện thoại thông minh (máy tính)
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
- Phương pháp: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi, cá nhân.
- Trò chơi: Đóng vai.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động - Chiếu video màn múa của đoàn dân gian Việt Bắc - Đố các em vừa xem màn múa của dân tộc nào? - Đây là một màn múa của dân tộc Dao. 2. HĐ khám phá Các em ạ Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc nơi đây đều có bản sắc văn hóa riêng. Trang phục là điểm đầu tiên là người ngoài có thể nhận diện phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc kia. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về tên các dân tộc và một số trang phục dân tộc của tỉnh Thái Nguyên. - Yêu cầu HS đọc bài đọc phần đóng khung. (trang 30) + Tỉnh Thái Nguyên có bao nhiêu dân tộc? + Kể tên các dân tộc được nhắc đến trong bài đọc? + Liên hệ:Trong các dân tộc mà các bạn vừa kể, thì em thuộc dân tộc nào? - Chiếu 2 hình ảnh dân tộc: DT Dao, DT Nùng. GV: Dân tộc là đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong qua trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Được phân biệt bởi ngôn ngữ, văn hóa và ý thực tự giác trong cộng đồng mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong lớp mình có rất nhiều dân tộc, dân kinh là nhiều hơn, còn các dân tộc khác là dân tộc ít người. Những dân tộc ít người sống ở vùng sâu, vùng xa sẽ được Nhà nước quan tâm. 3. Thực hành: a) Chiếu 4 hình ảnh (chiếu từng hình đố HS đó là DT nào?) Đố các em biết đây là những dân tộc nào? - Chiểu từng hiệu ứng GT các DT. - Quan sát hình ảnh và chia sẻ về trang phục truyền thống dân tộc? + Chiếu trang phục dân tộc Mông. Hỏi: Em thấy trang phục người Mông thế nào? + Chiếu trang phục dân tộc Tày. Hỏi: em có nhận xét gì về trang phục dân tộc Tày? + Chiếu trang phục dân tộc Dao. Hỏi: Em thấy trang phục người Dao thế nào? Mở video giới thiệu về trang phục dân tộc. - Các em đã được quan sát và nghe giới thiệu về trang phục dân tộc nào? - Em có nhận xét gì về các trang phục đó? GV: Mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống thường được mặc trong các ngày lễ, hội. Một số dân tộc ở vùng sâu vùng xa trang phục đó họ mặc hàng ngày. Con dân tộc sống ở các vùng gần thị trấn, thị xã. . . bây giờ họ mặc trang phục như chúng ta bây giờ. 4. Vận dụng: a)- Kể tên các dân tộc khác ở Thái Nguyên mà em biết? (Thái, Cao Lan (sán chay). . . (- Các em có muốn biết cô kể thêm 1 số DT của tỉnh Thái Nguyên thì các em đặt câu hỏi để cô trả lời) GV: Ở Thái Nguyên có 46 dân tộc. Ngoài các dân tộc các em vừa kể con có các dân tộc: Lô lô, Cống, Hà Nhì, Chứt, Thổ, Giáy, Khơ mú, Tà ôi….còn nhiều dân tộc khác nữa. VD: kể tên dân tộc, giới thiệu: Trang phục Thái, Sán chay…. b) Kể tên dân tộc của em? *Kể tên những dân tộc ở xã Hà Thượng mà em biết? Kinh, Dao, Tày, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí, Mường, Ê đê, Nùng. Các em nên nhớ dân tộc của mình để thuận tiện khi cần thông tin về cá nhân của các em. c) Giải quyết tình huống: - Trò chơi: Đóng vai + HD cách chơi: Một HS đóng vai bạn Hiền, một HS đóng vai bạn đề giải quyết tình huống. GV Chiếu tình huống: Bạn Hiên thường viết, vẽ, bôi bẩn hoặc đánh đổ mực . . . lên quần áo. + HS đóng vai bạn sẽ đưa ra lời khuyên Kết luận: Trang phục của mỗi người cần giữ gìn sạch sẽ. Trang phục sạch sẽ tiết kiệm được xà phòng, nước, và công sức của bố mẹ. Trang phục gọn gàng sạch sẽ, gọn gàng được mọi người quý mến. 5. Tổng kết: - Nhắc lại ND bài học - NX, khen ngợi HS tích cực học tập | - HS quan sát. - Chia sẻ về những điều quan sát và biết. - Lắng nghe - Cá nhân đọc 2-3 HS - Chia sẻ cá nhân trước lớp. - HS chia sẻ ý kiến trước lớp - 2- 3 HS nêu dân tộc của mình - Quan sát - Quan sát, chia sẻ. - HS chia sẻ ý kiến trước lớp - Lớp bài cá nhân trước lớp. - HS chia sẻ ý kiến trước lớp - Một số HS chia sẻ trước lớp (nếu biết) đặt câu hỏi với bạn (với cô giáo nếu chưa biết) - Chia sẻ cá nhân trước lớp. - HS nêu ý kiến - Lắng nghe - Tham gia chơi |
Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu có liên quan tại chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn
Tham khảo thêm
Thầy cô hãy chọn một đặc điểm được thể hiện nhiều nhất và một đặc điểm thể hiện ít nhất trong lớp học của mình
Giáo án Học thông qua chơi lớp 1
Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi
Đáp án Mô đun 5 Học thông qua Chơi
Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi
Phân tích đoạn video minh họa áp dụng Học thông qua Chơi
Đáp án Module 3: Bảng kiểm Học thông qua Chơi
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Giáo án Học thông qua chơi lớp 2
31/10/2024 11:23:00 SAGợi ý cho bạn
-
PowerPoint STEM Hộp đựng bút đa năng
-
Giáo án Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo (Đầy đủ cả năm)
-
Bài tập cuối khóa tập huấn chương trình STEM tiểu học lớp 2
-
Giáo án lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn
-
(2 cột, 3 cột) Giáo án Âm nhạc 2 Kết nối tri thức Cả năm Word
-
Giáo án PowerPoint Toán 2 Cánh Diều (Đầy đủ cả năm)
-
PowerPoint STEM Thực hành nhân nhẩm, chia nhẩm
-
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức (Đầy đủ cả năm)
-
Kế hoạch bài dạy Khẩu trang của em lớp 2 (Word, Powerpoint)
-
Bài giảng PowerPoint Tiếng Việt 2 KNTT buổi 2
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 2
Giáo án Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 năm 2024-2025
Giáo án PowerPoint Âm nhạc lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều (Đầy đủ cả năm)
Giáo án Hoạt động trải nghiệm sinh hoạt dưới cờ lớp 2 Kết nối tri thức 2024
PowerPoint STEM Hộp đựng bút đa năng
Giáo án lớp 2 bộ sách Cánh Diều - Tất cả các môn