Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối học kì 2 cả 3 bộ sách
Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 2023
- 1. Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7
- 2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023
- 3. Đáp án đề thi cuối kì 2 KHTN 7
- 4. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 2 Cánh Diều có đáp án
- 5. Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (3 đề)
- 6. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối học kì 2 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức, đề thi cuối học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo, đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 kì 2 Cánh diều có đáp án và mà trận đề thi chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt hơn. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 2 KHTN lớp 7, mời các em cùng tham khảo.
- Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức (2 đề)
- Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Kết nối tri thức có đáp án
1. Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 7
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
Chủ đề 6: Từ (10 TIẾT) | - Nêu được tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau. - Nêu được khái niệm từ phổ, khái niệm đường sức từ. - Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ. - Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. |
| ||
Số câu:3. Số điểm: 0,75 Tỉ lệ:7.5.% | Số câu: 3 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ 100% | |||
Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (33TIẾT) | - Nêu được khái niệm và vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. - Nêu được khái niệm về quang hợp, hô hấp và một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp. - Nêu được khái niệm về trao đổi khí ở sinh vật - Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. - Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; | - Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ), qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. – Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải. - Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, động vật và vai trò của quá trình này. – Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.Từ đó nêu được chức năng của khí khổng. – Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người) | - Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, động vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sống của thực vật và động vật. | |
Số câu:7 Số điểm: 4,75 Tỉ lệ:47,5% | Số câu: 5 Số điểm: 2.5 Tỉ lệ:53% | Số câu: 1 Số điểm: 0,25 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ:42% |
|
Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật (4 TIẾT) | - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật. - Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật và vai trò của tập tính đối với động vật. | |||
Số câu:3 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ :7,5.% | Số câu: 3 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ:100% |
|
|
|
Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 TIẾT) | - Trình bày được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. –Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một sinh vật (dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật đó) - Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn. | - Giải thích được sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong tự nhiên. Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). | ||
Số câu:2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ : 15.% |
| Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 33% |
| Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ:67% |
Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (8 TIẾT) | - Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính; các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật. Phân biệt được hoa lưỡng tính với hoa đơn tính. – Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. – Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. | |||
Số câu:2 Tỉ lệ : 15.% |
| Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 100% |
|
|
Chủ đề 11: Cơ thể sinh vật là một thể thông nhất(4 TIẾT) | . | Lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức nba8ng của một cơ thể sống. |
| |
Số câu:1 Tỉ lệ :7,5.% |
| Số câu: 1 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 100% |
|
|
Số câu:18 Số điểm: 10đ Tỉ lệ:100% | Số câu:11 Số điểm: 4đ Tỉ lệ: 40% | Số câu: 5 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% | Số câu: 1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 1đ Tỉ lệ: 10% |
2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 Thời gian làm bài: 60 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Em hãy chọn đáp án đúng nhất!
Câu 1: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 2: Mỗi thanh nam châm vĩnh cửu thường có mấy cực?
A. Một cực.
B. Hai cực.
C. Ba cực.
D. Bốn cực.
Câu 3: Phát biểu: “ Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.” Là:
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Trao đổi chất ở sinh vật gồm
A. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
B. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong.
C. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
D. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
Câu 5: Quang hợp là quá trình
A. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
B. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
C. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
D. thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
Câu 6: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế
A. khuếch tán.
B. vận chuyển chủ động.
C. vận chuyển thụ động.
D. thẩm thấu.
Câu 7: Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua
A. lục lạp của lá.
B. khí khổng của lá.
C. mạch gỗ của thân.
D. mạch gỗ của lá.
Câu 8: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường
A. khí carbon dioxide.
B. khí oxygen.
C. khí nitrogen.
D. khí methane.
Câu 9: Cảm ứng ở sinh vật là
A.khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
Câu 10: Tập tính bẩm sinh là
A. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài.
B. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho cá thể.
D. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ nhưng không có tính bền vững.
Câu 11: Vai trò của tập tính là?
A. Tập tính giúp dộng vậ phản ứng lại với các kích thích của môi trường
B. Tập tính giúp động vật lớn lên, sinh trưởng và phát triển.
C. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển
D. Tập tính giúp động vật chống lại các kích thích của môi trường
Câu 12: Hoa lưỡng tính là
A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
C. hoa có nhị và nhụy hoa.
D. hoa có đài và tràng hoa.
II./ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm)
Trao đổi khí ở sinh vật là gì?
Quan sát hình 27.5, em hãy mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
Câu 14: (1,25 điểm) Sinh sản hữu tính là gì?
Câu 15: (1,25 điểm) Trình bày quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật?
Câu 16: (1,0 điểm) Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió?
Câu 17: (1,0 điểm) Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày nóng bức?
Câu 18: (1,0 điểm) Có ý kiến cho rằng nên bảo quản các loại rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh thay vì trong ngăn mát do ngăn đá có nhiệt độ thấp hơn nên sẽ bảo quản được lâu hơn. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Giải thích?
3. Đáp án đề thi cuối kì 2 KHTN 7
I/ Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0.25 Điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | C | D | C | A | B | A | B | C | A | D | A |
II/ Phần tự luận:
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 13 (1,5 đ) | a. - Trao đổi khí ở sinh vật là sự trao đổi các chất khí (oxygen và carbon dioxide) giữa cơ thể sinh vật và môi trường. b. - Ở người, khi hít vào, khí oxygen trong không khí đi qua khoang mũi, thanh quản, phế quản để vào phổi và đến các phế nang trong phổi. | 0,75 đ
0.25 đ
|
Câu 14 (1,25 đ) | - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. | 1,25 đ
|
Câu 15 (1,25 đ) | - Nước và muối khoáng được hấp thụ vào rễ nhờ lông hút, qua các tế bào phần thịt vỏ, đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong mạch gỗ của thân. - Các chất hữu cơ do lát tổng hợp được vận chuyển đến các cơ quan trong mạch rây của thân | 0,75 đ
0,5 đ |
Câu 16 (1,0 đ) | - Khi nuôi tằm người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió vì tằm là động vật biến nhiệt, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu. | 1,0 đ
|
Câu 17 ( 1,0 đ) | - Người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng nhằm giúp cây có thể hấp thụ được nước và | 0.5 đ
0.5 đ
|
Câu 18 (1 đ) | - Em không đồng tình với ý kiến trên. - Giải thích: Khi khi gặp nhiệt độ quá thấp, nước bên trong các loại rau, củ sẽ nhanh chóng trở thành tinh thể băng, phá vỡ cấu trúc của tế bào. - Bởi vậy, sau khi rã đông, hoa quả và rau củ sẽ bị mềm nhũn, sũng nước không giữ được hương vị và dinh dưỡng như ban đầu. | 0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ |
4. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 2 Cánh Diều có đáp án
5. Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (3 đề)
6. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 i-Learn Smart World
Top 5 Đề thi học kì 2 Toán 7 Cánh Diều có đáp án 2024
Top 2 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
(Có ma trận, đáp án) Đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7 Global Success 2024
3 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2024
Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi trang 92
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 Kết nối tri thức có đáp án
22 đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức cả năm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối học kì 2 cả 3 bộ sách
60,5 KB 21/04/2023 2:23:00 CHGợi ý cho bạn
-
Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam ngắn nhất
-
Thực hành tiếng Việt trang 116 lớp 7 tập 1 KNTT
-
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
-
Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7 (9 mẫu)
-
Thực hành tiếng Việt 7 trang 14 tập 2 Chân trời sáng tạo
-
7 đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức 2024 có đáp án
-
Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc
-
Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Bác Hồ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Đề thi cuối kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức
Ô nhiễm môi trường là gì?
Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?
Đọc kết nối chủ điểm Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo 2024
Cảm nhận về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính hy sinh trong bài Đồng dao mùa xuân