Mẫu đơn kháng cáo ly hôn

Mẫu đơn kháng cáo ly hôn
Chọn file tải về :
Tải về

Mẫu đơn về việc kháng cáo ly hôn là gì? Mẫu đơn kháng cáo ly hôn gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Định nghĩa mẫu đơn kháng cáo ly hôn là gì?

Mẫu đơn kháng cáo ly hôn là mẫu đơn được cá nhân lập ra để kháng cáo về việc ly hôn. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung kháng cáo...

2. Mẫu đơn về việc kháng cáo ly hôn

Mẫu đơn kháng cáo ly hôn

Kháng cáo ly hôn là trường hợp vợ hoặc chồng kháng cáo bản án ly hôn chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Vợ, chồng có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án ly hôn của toà án cấp sơ thẩm.

Căn cứ theo điều 273 Luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Thủ tục kháng cáo bản án ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ kháng cáo bao gồm các gồm đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ bổ sung để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ kháng cáo bản án ly hôn, bạn nộp tại Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục theo quy định.

Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết

Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

Đối với những đơn kháng cáo chưa đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.

Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Đồng thời, thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan biết về việc kháng cáo, kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ. Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ lên Tòa án cấp phúc thẩm.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử kéo dài khoảng 2 tháng, trường hợp có tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thêm 01 tháng. Trong đó, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Và trong thời hạn 01 tháng tiếp theo, phiên tòa xét xử phúc thẩm phải được tổ chức, trường hợp kéo dài không quá 02 tháng.

Như vậy, thời hạn giải quyết việc kháng cáo bản án ly hôn khoảng 04 tháng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.487
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm