Mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án

Mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án là gì? Mẫu bản báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án là gì?

Mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, kết quả thẩm định...

2. Mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

………….., ngày …... tháng …… năm …….

BÁO CÁO
Kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm B, nhóm C

Kính gửi: (Tên Cơ quan trình thẩm định)

Cơ quan thẩm định (Tên cơ quan thẩm định) nhận được Tờ trình số ... ngày ... tháng ……năm ………. của Cơ quan (Tên Cơ quan trình thẩm định) đề nghị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án (Tên dự án); Cơ quan thẩm định (Tên Cơ quan thẩm định) đã tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án và báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án (Tên dự án) như sau:

Phần thứ nhất

TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

I. HỒ SƠ TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH

1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

2. Báo cáo thẩm định nội bộ của Cơ quan quản lý dự án.

3. Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư công.

4. Ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc (được bãi bỏ) các cấp đối với các dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do địa phương quản lý đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ (hồ sơ này áp dụng cho việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định).

5. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH

1. Luật Đầu tư công.

2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.

3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).

III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đơn vị chủ trì thẩm định:

2. Đơn vị phối hợp thẩm định:

3. Hình thức thẩm định: tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).

Phần thứ hai

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN …………

I. MÔ TẢ THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CƠ QUAN/ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ………………………

1. Tên dự án:

2. Dự án nhóm:

3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án:

4. Cấp quyết định đầu tư dự án:

5. Tên chủ đầu tư (nếu có):

6. Địa điểm thực hiện dự án:

7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể).

8. Nguồn vốn đề nghị thẩm định:

9. Ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng nguồn vốn đề nghị thẩm định:

10. Thời gian thực hiện (tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án):

11. Hình thức đầu tư của dự án:

12. Các thông tin khác (nếu có):

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định của Chính phủ.

III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án phải phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định của Chính phủ.

Các ý kiến thẩm định tập trung vào các nội dung quy định tại Điều 25 của Nghị định này, trong đó làm rõ các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Về nguồn vốn: Ý kiến thẩm định cần làm rõ về sự phù hợp của dự án đối với nguồn vốn đầu tư; có đúng mục đích, đối tượng được đầu tư bằng nguồn vốn dự kiến sử dụng hay không; dự án thuộc ngành, lĩnh vực, chương trình nào được bố trí vốn.

2. Về cân đối vốn: Ý kiến thẩm định cần làm rõ khả năng bố trí vốn cho dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng ngành, lĩnh vực, chương trình cho từng cơ quan theo thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật.

3. Mức vốn có thể bố trí cho dự án là bao nhiêu theo từng nguồn vốn cụ thể và thời gian nào.

(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)

IV. KẾT LUẬN

Dự án (Tên dự án) đề xuất nguồn vốn và mức vốn đầu tư phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn (chưa phù hợp với khả năng cân đối vốn) trong thời gian (nêu cụ thể thời gian có khả năng cân đối vốn). Đề nghị Cơ quan (Tên Cơ quan trình) hoàn chỉnh (hoặc điều chỉnh) cơ cấu nguồn vốn để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án và triển khai các bước tiếp theo.

Trên đây là ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án …………………, đề nghị Cơ quan (Tên Cơ quan trình thẩm định) xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh (nếu yêu cầu điều chỉnh) hoặc hoàn chỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án (nếu chấp thuận đề xuất của Cơ quan trình thẩm định)./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư/ Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư dự án;
- Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án;
- Các cơ quan liên quan khác;
- Lưu: …………

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Tên người đại diện

Mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án

Mẫu báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 421
0 Bình luận
Sắp xếp theo