Đáp án cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Đáp án cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”. Bài viết nêu rõ những nội dung chính để trả lời cho 12 chủ đề của cuộc thi, có biểu điểm chấm từng nội dung. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

Đáp án trắc nghiệm tìm hiểu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022

Đáp án thi tìm hiểu quan hệ Việt Lào 2022 - tuần 3

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập, đã gây dựng được cơ sở tại Lào vào thời gian nào?

Tháng 1 năm 1927

Tháng 2 năm 1927

Tháng 2 năm 1928

2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

Tháng 10 năm 1930

Tháng 10 năm 1931

Tháng 10 năm 1932

3. Tại cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tỉnh Xavẳnnakhệt đón chào Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia Chính phủ Lào, Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới...”.

Cuộc mít tinh này diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 1 tháng 10 năm 1945

Ngày 3 tháng 10 năm 1945

Ngày 5 tháng 10 năm 1945

4.“Nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương.”

Trong cuộc mít tinh lớn tại sân vận động thành phố Viêng Chăn, tuyên bố trước toàn thể nhân dân nền độc lập của quốc gia Lào, Chính phủ Lào Ítxalạ đã nêu chủ trương nêu trên. Cuộc mít tinh này diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 8 tháng 10 năm 1945

Ngày 10 tháng 10 năm 1945

Ngày 12 tháng 10 năm 1945

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc với chủ trương “Thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược” vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 5 tháng 11 năm 1945

Ngày 15 tháng 11 năm 1945

Ngày 25 tháng 11 năm 1945

6. Tiêu biểu cho tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của Liên quân Lào - Việt trong năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc.

Trận chiến đấu này diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 19 tháng 3 năm 1946

Ngày 21 tháng 3 năm 1946

Ngày 23 tháng 3 năm 1946

7. Các lực lượng quân sự của Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào được tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là “Quân tình nguyện” từ ngày, tháng, năm nào?

Ngày 20 tháng 10 năm 1949

Ngày 25 tháng 10 năm 1949

Ngày 30 tháng 10 năm 1949

8. Trong các lá cờ dưới đây, đâu là quốc kỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

9. Việt Nam có những tỉnh nào tiếp giáp với Lào?

Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

10. Mời bạn thưởng thức ca khúc dưới đây và cho biết tên ca khúc này?

Bài ca Việt - Lào

Tình Việt - Lào

Sải chay Lào - Việt (Tấm lòng Lào – Việt)

Đáp án cuộc thi tìm hiểu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2017

TỈNH ỦY THÁI BÌNH

BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thái Bình, ngày 16 tháng 6 năm 2017

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CUỘC THI
TÌM HIỂU “LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO- VIỆT NAM”

I- CÁCH THỨC CHẤM

Người dự thi lựa chọn 1 trong 12 chủ đề gợi ý của Ban Tổ chức Cuộc thi để làm bài. Bài dự thi được chấm theo thang điểm 10, cụ thể:

1- Nội dung (6,0 điểm)

Bài dự thi nêu đủ ý, có bố cục chặt chẽ, bám sát chủ đề đã lựa chọn theo đề cương gợi ý trả lời.

2- Hình thức (2,5 điểm):

- Bài dự thi trình bày sạch, đẹp, khoa học (1,0 điểm)

- Có tư liệu, hình ảnh minh họa độc đáo, phong phú, sinh động. (1,5 điểm)

3- Điểm cộng (1,5 điểm)

- Bài dự thi có phương pháp thể hiện độc đáo, sáng tạo; nhìn nhận, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử sâu sắc; có liên hệ thực tiễn với địa phương, đơn vị; có những kiến nghị, giải pháp có tính thuyết phục. (0,5 điểm)

- Bài dự thi viết tay (1,0 điểm)

II- NỘI DUNG

Chủ đề 1: Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam (5-9-1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.

Mục đích: Làm rõ những nhân tố tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giaoViệt Nam-Lào, Lào-Việt Nam và ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu được:

Gợi ý trả lời

Biểu điểm

Ghi chú

Nội dung

(6 điểm)

* Những cơ sở của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam

- Nêu được các yếu tố hình thành và phát triển dựa trên những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội; truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai dân tộc và tinh thần tự nguyện phối hợp chiến đấu của nhân dân hai nước, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn đặt nền móng và được phát triển không ngừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ ở Đông Dương.

1,0

- Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cần phải củng cố, phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương. Từ đó, tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên cùng một trận tuyến chống lại kẻ thù chung.

1,0

* Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước

- Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.

1,0

- Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương.

1,0

- Khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.

1,0

- Là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.

1,0

Hình thức

(2,5 điểm)

- Bài viết trình bày sạch, đẹp, khoa học, đảm bảo tiêu chí đề ra (tối đa 5.000 từ).

1,0

- Có tư liệu, hình ảnh minh họa phong phú, sinh động.

1,5

Điểm cộng

(1,5 điểm)

- Bài dự thi có phương pháp thể hiện độc đáo, sáng tạo; nhìn nhận, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử chính xác; nêu bật được cơ sở lý luận, thực tiễn và ý nghĩa sâu sắc, có tính thuyết phục của việc thiết lập, xây dựng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

0,5

- Bài dự thi viết tay

1,0

Tổng điểm

10,0

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
12 65.789
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi