Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT10

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT10 - Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT10 - Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những khó khăn và rào cản về tâm lí trong học tập. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT10: Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT

Năm học: ..............

Họ và tên: .....................................................................................................

Đơn vị: ..........................................................................................................

1 Khó khăn tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập

- Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người thực hiện và đạt được mục đích của hoạt động.

Trong sự phát triển giai đoạn lứa tuổi, hoạt động học tập của học sinh THPT giúp các em tiếp thu những tri thức khoa học, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo... góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải việc học lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi mà có những lúc gặp khó khăn, bế tắc mà bản thân học sinh khó giải quyết được, dẫn tới việc học tập trì trệ và kết quả không cao, không đạt được mục đích đề ra... Đó là khi các em đang gặp những khó khăn tâm lí trong học tập.

- Khó khăn tâm lí trong học lập chính là các trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình học tập làm cho học sinh khó đạt hoặc không đạt được mục tiêu học tập. Khó khăn tâm lí được biểu hiện ở các mặt:

- Mặt nhận thức: chú thể chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ hoạt động của minh, chưa đánh giá đúng khả năng của bản thân trong hoạt động. (Đánh giá quá cao hay quá thấp khả năng của bản thân trong hoạt động).

+ Mặt xúc cảm - tình cảm: Thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm, tình cảm, thờ ơ với hoạt động.

- Mặt hành vi: Những người có khó khăn tâm lí trong hoạt động thường biểu hiện các hành vi lung tung, nói năng thiếu chính kiến, hoạt động thiếu lôgic, hành vi diễn ra bộc phát, không làm chủ được trong quá trình hoạt động.

- Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những khó khăn tâm lí:

- Nguyên nhân chủ quan có thể là: Những yếu tố bên trong xuất phát từ bản thân nội tâm mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động: Đó là sự thiếu hiểu biết sâu sắc về hoạt động, vốn kinh nghiệm hạn chế, việc thực hiện các thao tác không phù hợp trong quá trình hoạt động.

- Nguyên nhân khách quan có thể là: Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động; Đó là những điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường...

Mức độ của khó khăn tâm lí trong học tập có cả mức độ thấp là những yêu cầu, thử thách các phẩm chất tâm lí học sinh để đạt được mục tiêu và cả mức độ cao làm cản trở động lực tiến hành các hành động học tập đạt đến mục tiêu học lập. Khi ở mức độ cao ấy khó khăn tâm lí trở thành những rào cản tâm lí.

* Khái niệm về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh còn nhiều bất cập đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí, thể chất của học sinh. Mặt khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản thân còn hạn chế, nên ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, trong việc tìm tòi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, với cha mẹ và với các thầy cô giáo. Học sinh THPT với những đặc điểm đặc trưng nổi trội trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi thì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu. Một số khó khăn tâm lí ở một mức độ nào đó có thể trở thành động lực cho hoạt động của học sinh, làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở mức độ cao, phức tạp và nhiều chiều có thể cho học sinh cảm thấy nản chí, không muốn vượt qua, không có động lực tiến hành mọi hoạt động của mình lúc đó, nhũng khó khăn tâm lí này thực sự trở thanh thách thức, trở ngại với các em - tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.

Rào cản tầm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trở ngại ở mức độ nhỏ, làm giảm động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động.

Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là nhũng khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

2. Nhiệm vụ

* Nhiệm vụ 1: phân tích khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.

- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.

- Tìm các ví dụ và các luận cú làm rõ khái niệm và một số biểu hiện về khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.

- Phân tích được khái niệm về khó khăn tâm lí trong học tập.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
2 6.834
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm