Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 07

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 07 theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch là bài thu hoạch về quản trị tổ chức, hành chính trong nhà trường.

Bài thu hoạch BDTX cán bộ quản lý QLPT 07

Lưu ý: Đây chỉ là tài liệu tham khảo nhằm giúp đỡ các thầy cô có tài liệu tự viết bài thu hoạch cho bản thân mình.

I. MỞ ĐẦU

Phương pháp quản lí có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của công tác quản lí. Bất kỳ người làm công tác quản lí nào cũng phải liên quan tới con người (cấp trên, cấp dưới, cán bộ các đơn vị phối thuộc,…) và công việc được phân công. Sự thành công của công tác quản lí phụ thuộc vào cách thức tổ chức thực hiện công việc và cách ứng xử của người quản lí. Khả năng thúc đẩy công việc và tạo ra sự tận tâm và hợp tác trong đơn vị phụ thuộc vào việc vận dụng hệ thống các phương pháp quản lí của người quản lí.

- Phương pháp quản lí là lĩnh vực đặc biệt, vừa liên quan tới con người, vừa vận động chạm tới công việc, đòi hỏi người quản lí phải có một số phẩm chất quan trọng về trí tuệ và về tâm lí. Những người làm công tác quản lí giáo dục cần hiểu rõ nội dung và bản chất của các phương pháp quản lí giáo dục để có thể tác động một cách đúng đắn tới công việc, tới con người, tới môi trường xung quanh, nhằm mang lại hiệu quả quản lí cao.
Phương pháp quản lý có hiệu quả phải phù hợp với nguyên tắc quản lý, với trình độ của chủ thể quản lý cũng như của hoàn cảnh KT-XH..

Sử dụng phương pháp quản lý đúng và mang lại hiệu quả cao được xem là nghệ thuật quản lý

II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC:

1. Khái niệm về phương pháp QLGD.

1.1. Định nghĩa.

- Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.

- Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

- Phương pháp quản lí nhà nước là các biện pháp, thủ thuật mà các chủ thể quản lí nhà nước áp dụng nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được nhà nước giao cho.

- Phương pháp quản lí giáo dục là các biện pháp, thủ thuật mà cơ quan quản lí giáo dục các cấp áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lí đã dự kiến.

- Phương pháp quản lí giáo dục trong nhà trường về thực chất là phương thức tác động của người Hiệu trưởng tới nhận thức, tình cảm và hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, của học sinh và tập thể học sinh nhằm thực hiện mục tiêu quản lí đã dự kiến của nhà trường.

- Sự tác động của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí có thể theo hai phương thức cơ bản : bắt buộc và động viên khuyến khích.

1.2. Đặc điểm của phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý.

Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng những nguyên tắc đã định. Nguyên tắc chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định. Vì vậy vận dụng các PPQL là một nội dung cơ bản của hoạt động quản lý

Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý chỉ được thực hiện thông qua tác động của PPQL.

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý.

Trong những hoàn cảnh cụ thể, PPQL có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại các mục tiêu và nhiệm vụ quản lý.

PPQL khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động sáng tạo của người lao động và tiềm năng của hệ thống

2. Phương pháp quản lý mang tính chất đa dạng và phong phú, là bộ phận năng động nhất trong hệ thống quản lý.

PPQL là nhân tố biến đổi hệ quản lý từ trạng thái tĩnh (cơ cấu, cơ chế, thể chế quản lý giáo dục…) sang trạng thái động (thể hiện trong các quá trình QLGD…).

PPQL phải luôn luôn thích nghi với những biến đổi bên trong (thay đổi qui mô tổ chức giáo dục, thay đổi qui mô và chất lượng đội ngũ giáo viên…) và bên ngoài hệ thống (tiến bộ KHKT, môi trường KT-XH, môi trường giáo dục…).

PPQL là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng

3. Phương pháp quản lý phải phù hợp với mục tiêu quản lý; mục tiêu quản lý quyết định việc lựa chọn PPQL.

Người lãnh đạo có quyền lựa chọn PPQL song không chủ quan, tùy tiện.

Mỗi PP sử dụng tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có của nó.

Trong nhà trường, không phải bất cứ lúc nào và với bất kể đối tượng nào (GV, HS), người HT cũng có thể dùng cách ra lệnh là đạt hiệu quả.

4. Phương pháp quản lý phải phù hợp với nguyên tắc quản lý.

PPQL lại chịu sự chi phối lần thứ 2 bởi NTQL, ngoài lần thứ nhất bởi MTQL.

5. Sử dụng PPQL vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Tính khoa học đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vững đối tượng quản lý với những đặc điểm vốn có của nó để có những tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp.

Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết chọn đúng, biết kết hợp khéo léo, linh hoạt các PPQL nhằm đạt hiệu quả cao nhất MTQL đã đề ra nguyện vọng của mỗi cá nhân.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 4.348
0 Bình luận
Sắp xếp theo