Bài thu hoạch chính trị hè 2022 Đà Nẵng

Bài thu hoạch chính trị hè 2022 Đà Nẵng

Bồi dưỡng Chính trị cho cho giáo viên là công tác quan trọng nhằm nâng cao trách nhiệm, tinh thần cống hiến, lao động sáng tạo, phục sự Tổ quốc. Từ đó xây dựng kế hoạch hành động và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022. Sau đâylà nội dung chi tiết bài thu hoạch chính trị hè 2021 TP Đà Nẵng, mời các bạn cùng tham khảo.

Lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2021 được tổ chức với nhiều nội dung quan trọng như quy định Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 34/2021/NĐ-CP...

Câu hỏi bài thu hoạch chính trị hè 2021 Đà Nẵng

Câu 1: Theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, điều kiện được hoãn thi hành quyết định phạt tiền là gì?

Câu 2: Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác được quy định như thế nào tại Nghị định số 34/2021/NĐ-CP?

Câu 3: Qua nghiên cứu và học tập chuyên đề năm 2021, anh/chị hãy đánh giá khái quát thực trạng của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Với chức trách và nhiệm vụ được giao, anh/chị hãy cho biết về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng của bản thân đối với sự nghiệp phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố trong thời gian tới.

Bài thu hoạch chính trị hè Đà Nẵng 2021

Câu 1: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13 và Luật số 18/2017/QH14.

Theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, điều kiện được hoãn thi hành quyết định phạt tiền như sau:

Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền

1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;

b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm hoạ, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.

Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.

3. Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quy định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.

Câu 2: Nghị định số 34/2021/NĐ-CP là Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác được quy định như sau:

Điều 31. Nhiệm vụ về quốc phòng

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quốc phòng tại quận, phường theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a, Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về quốc phòng ở quận, phường;

b, Tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tiếp nhận, tạo diều kiện giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ; phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có liên quan trong xây dựng khu vực phòng thủ theo quy định của pháp luật;

c, Tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ tại địa phương theo quy định của pháp luật

d, Phối hợp xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự, khu kinh tế- quốc phòng trên địa bàn, thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; chính sách hậu phương quân đội; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chi viện nhân lực, vật lực, tài chính cho lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên địa bàn khi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh theo quy định của pháp luật;

đ, Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch quận, phường căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của địa phương tham mưu, đề xuất các chủ trương biện pháp phương án tác chiến để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 32. Nhiệm vụ về an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức thực hiện nhiệm vụ về an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại quận, phường theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a, Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự , an toàn xã hội do cấp có thẩm quyên giao;

b, Tổ chức thực hiện xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, tham gia xây dựng lực lượng công an nhân dân, góp phần tăng cường tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật;

c, Giao Ủy ban nhân dân quận, phường chỉ đạo Công an quận, phường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận, phường; thực hiện chế độ, chính sách với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, chủ trì hoặc phối hợp xây dựng quản lý, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trên địa bàn quận, phường;

d, Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận, phường và các tổ chức thành viên, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở quận, phường;

đ, Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, phường chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn quận, phường; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự, an toàn xã hội ở quận, phường.

2. Chủ tịch quận, phường đề xuất và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng giao.

Điều 33. Nhiệm vụ phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Câu 3: Qua nghiên cứu và học tập chuyên đề năm 2021, anh/chị hãy đánh giá khái quát thực trạng của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Với chức trách và nhiệm vụ được giao, anh/chị hãy cho biết về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng của bản thân đối với sự nghiệp phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố trong thời gian tới.

1/ Thực trạng của ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng thời gian qua là:

· Ưu điểm

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng đã có tiến bộ đáng kể trong thời gian qua; đã triển khai linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo chương trình theo kế hoạch.Chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực, đi vào thực chất. Công tác tuyển sinh; xét, thi tốt nghiệp; các kỳ thi, cuộc thi đã được tinh giản, cải tiến, thay đổi phù hợp với tình hình, yêu cầu mới. Trong tình hình dịch bệnh Covid , với sự chỉ đạo của các cấp, việc ứng phó, giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; áp dụng việc dạy học trực tuyến cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng cấp học.

Với phương châm đổi mới toàn diện giáo dục, các đơn vị trường học đã tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Ngoài việc chú trọng dạy và học trong chương trình, nhiều trường còn tổ chức các buổi học ngoại khóa tại các bảo tàng, các khu di tích lịch sử, ở nông thôn, nhằm giúp học sinh hiểu hơn về địa lý, lịch sử, đời sống người dân; qua đó, rèn luyện kĩ năng, giúp học sinh xử lý tốt các vấn đề của xã hội, bồi dưỡng long yêu quê hương đất nước.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng bộ môn được quan tâm, đáp ứng nhu cầu dạy học cho học sinh học 2 buổi/ ngày và yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐT trong giai đoạn mới.

Đội ngũ CBQL, giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng . Hầu hết tất cả giáo viên đều chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy.

TCBQL và GV đã được giao quyền tự chủ nhiều hơn trong hoạt động quản lý và giáo dục. từ đó đã phát huy nhiều hơn trong việc chủ động sáng tạo của mỗi người, giảm thiểu bệnh thành tích trong giáo dục

· Hạn chế

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tuy có đầu tư song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của sự nghiệp giáo dục thành phố. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, phòng bộ môn đạt chuẩn, thư viện đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu đề ra.

Việc dạy học phân hóa đối tượng, tổ chức các hoạt động theo định hướng phát triển năng lực của học sinh có chuyển biến song hiệu quả chưa cao.

2. Về bản thân :

* Ý chí tự lực và tự cường của bản thân tôi đó là:

- Luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị , kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia- dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Nêu cao tinh thần đoàn kết trong cơ quan và cộng đồng

- Luôn gìn giữ và tu dưỡng phẩm chất của người giáo viên

- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn và CNTT cho bản thân để đáp ứng ngày càng cao về đổi mới trong giáo dục.

- Áp dụng linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh phù hợp với đặc điểm của mỗi lớp và cá nhân.

- Sẵn sàng tham gia vào một số công tác phòng chống dịch covid để cùng cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh.

* Khát vọng của bản thân đối với sự nghiệp phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố:

- Ngành giáo dục tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Các ban ngành chính quyền có cơ chế đãi ngộ về vật chất và tinh thần nhằm bảo đảm cuộc sống của giáo viên để các thầy giáo, cô giáo yên tâm công tác; tăng cường giáo dục thể chất, đạo đức, lối sống, kĩ năng cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học. Xây dựng mỗi trường học là một ngôi trường hạnh phúc dành cho giáo viên và học sinh. Việc dạy và học càng ngày càng đi vào thực chất. Học sinh ngày càng phát triển được năng lực , phẩm chất và kỹ năng cần có trong thời đại mới.

- Các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cần đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sư phạm để thích ứng với tình hình mới; phải luôn giữ vững bản lĩnh, phẩm chất, nhân cách, hoàn thành trọng trách thiêng liêng là “ trồng người” mà đất nước giao phó

- Các thầy giáo, cô giáo tiếp tục phát huy vai trò của người giáo viên; là tấm gương về chuẩn mực đạo đức, sự tận tâm, tận tụy với nghề, truyền cảm hứng cho học sinh , khơi dậy cho các em ý chí tự lực, tự cường lòng yêu quê hương đất nước ; khát vọng phấn đấu trở thành công dân có tài, có đức và có ích cho nước nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.261
0 Bình luận
Sắp xếp theo