Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN5

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN5 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN5 là bài thu hoạch về đặc điểm phát triển thẩm mĩ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mĩ.

Bài thu hoạch BDTX mầm non module MN5

NỘI DUNG 3 TỰ CHỌN

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THẨM MĨ, NHỮNG MỤC TIÊU KẾT QUẢ MONG ĐỢI TRẺ MẨM NON VẾ THM

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong module này, giáo viên mầm non có thể:

Xác định được mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non.

Phân tích được những đặc điểm phát triển thẩm mĩ đối với trẻ mầm non.

Nêu lên sự khác biệt giữa các độ tuổi về những đặc điểm phát triển thẩm mĩ đối với trẻ mầm non.

Phân định rõ kết quả mong đợi về giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non.

Thiết kế được các hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non.

II. NỘI DUNG

Hoạt động 1: Xác định đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non

MỤC TIÊU

Giáo viên có được bức tranh tổng thể vẻ đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non, làm cơ sở giúp giáo viên biết cách lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thích nhạy cảm với những “cái đẹp" xung quanh, có thể coi đây là thời điểm phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trục tiếp với “cái đẹp". Từ những xúc cảm tích cực, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật.

Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mẩm non ở hoạt động giờ tạo hình

Hoạt động tạo hình (HĐTH) còn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật bằng ngôn ngữ, phương tiện tạo hình. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa đường nét - màu sắc - hình khối và bố cục trong không gian.

HĐTH luôn gắn liền với đời sống hiện thực nhằm thoả mãn nhu cầu về cái đẹp cửa con người trên hai lĩnh vực:

Một là, tạo ra các tác phần nghệ thuật tạo hình

Hai là, đưa cái đẹp vào cuộc sống

Nghệ thuật tạo hình bao gồm các chuyên ngành hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, trang trí thủ công mĩ nghệ.

Đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở trẻ mầm non

HĐTH của trẻ em chưa phái là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm HĐTH của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành

HĐTH ở trẻ nhỏ gồm các dạng: vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép. Khả năng thể hiện tính truyền cảm qua các phương thức HĐTH cửa trê được phát triển theo từng độ tuổi.

Trẻ 2-3 tuổi

Thể hiện bằng đường nét, hình dạng song chua thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng, biểu cảm bằng cách sử dụng một sổ chấm vạch, đường nét khác nhau bố sung vào các hình do người lớn vẽ sẵn hoặc hình vẽ do trẻ tình cờ tạo nên trước đó.

Trẻ 3-4 tuổi

Các kỉ nâng tạo hình của trẻ 3-4 tuổi ở mức độ đơn giản. trẻ có thể vẽ tương đối chuẩn xác các hình hình học (tròn, vuông, tam giác) và rất tích cực, linh hoạt vận dụng phương thức vẽ các hình cơ bản này để thể hiện các sự vật đơn giản mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh.

Trẻ 4-5 tuổi

Cùng với việc hoàn thiện dần các kĩ năng tạo hình, trẻ ở lứa tuổi này đã hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình khối. Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh các nét vẽ, tạo ra nhiều hình khác nhau.

Trẻ 5-6 tuổi

Cùng với sự tăng lên của các kinh nghiệm nhận thứ, năng lực thẩm mĩ, các ấn tượng, xúc cảm tình cảm và phát triển kĩ năng vận động tính khéo léo, trẻ 5-6 tuổi có thể sử dụng các đường nét liên mạch, uyển chuyển, mềm mại để miêu tả tính trọn vẹn của đối tượng trong cấu trúc và bố cục hợp lí.

Đặc điểm cơ bản của hoạt động âm nhạc ở tuổi mầm non

1. Hoạt động âm nhc

Ở trường mầm non, đặc biệt là đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả nâng diễn tả hứng thú của trẻ.

Khác với các loại hình nghệ thuật như hội họa, văn học,.,... âm nhạc không hoàn toàn sác định rõ những hình ảnh cụ thể. âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hỏa âm, tiết tấu... cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẩn, lầm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

b. Đặc điểm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ mầm non

Trẻ 3-4 tuổi

Đây là giai đoạn chuyển từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Về ngôn ngữ, trẻ đã nói được liên tục hơn. Những biểu hiện về thái độ cũng rõ rệt hơn như ngạc nhiên, thích thú, chăm chú... được bộc lộ rõ trong vận động như: giậm chân, vỗ tay, vẩy tay... theo âm nhạc.

Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú với âm nhạc, đôi khi trẻ hứng thú với một dạng âm nhạc hoặc với một tác phần âm nhạc nào đó. Tuy nhiên, cảm xúc và hứng thú âm nhạc chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất ngay.

Trẻ có thể tự hát hoặc có sự hỗ trợ chút ít của người lớn để hát những bài hát ngắn, đơn giản.

Trẻ độ tuổi này có thể làm quen với một số nhạc cụ gõ đệm như: trống con, chũm chọe..., tập sử dụng gõ đệm theo nhịp bài hát.

Trẻ 4-5 tuổi

Trẻ ờ tuổi này đã thể hiện tính độc lập. Trẻ đặt ra các câu hỏi như: Vì sao? Thế nào?... Trong tư duy trẻ bất đầu nắm được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Trẻ có thể xác định được các âm thanh cao, thấp, to nhỏ. Âm sắc (tiếng hát của bạn hoặc tiếng đàn). Biết phân biệt tính chất âm nhạc: Vui vẻ, sôi nổi, Êm dịu, nhịp độ nhanh hay chậm... Trẻ hiểu được yêu cầu của bài hát, sự phối hợp động tác trong khi múa. Ở độ tuổi này, giọng trẻ đã âm vang (tuy chưa lớn) và linh hoạt hơn. Âm vục giọng đã ổn định trong khoảng quãng 6 (RÊ - XI). Khả năng phối hợp giữa nghe và hát cũng ổn định hơn. Hứng thú với từng dạng hoạt động âm nhạc ờ từng trẻ, khả năng thể hiện sự phân hoá rõ rệt, trẻ thích hát trẻ thích múa, trẻ thích chơi các dụng cụ âm nhạc...

Trẻ 5-6 tuổi

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc. cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích luỹ được nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt độ cao, thấp, của âm thanh giai điệu đi lên hay đi xuống, độ to, nhỏ, thậm chí cả sự thay đối cường độ âm thanh (mạnh hay yếu) âm sắc cửa một sổ nhạc cụ, giọng hát. Giọng hát đã vang hơn, âm sắc ổn định, tầm cữ giọng cũng mở rộng, trong khoảng quãng (Đô 1 - Đô 2). Sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát cũng tốt hơn.

1. Đặc điểm hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non

Trẻ 3-4 tuổi

Trẻ đã có những cảm xúc âm nhạc và có những biểu hiện bên ngoài như: ngạc nhiên, thích thú, vẫy tay,... Trẻ có khả nâng phân biệt và nhắc lại những giai điệu đơn giản. Tuy nhiên những cảm xúc và hứng thú âm nhạc đó vẫn chưa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất đi ngay.

Trẻ 4-5 tuổi

Trẻ có những biểu hiện ổn định về mặt cảm xúc, đôi khi biết hưởng ứng vui vẻ, mạnh mẽ với giai điệu mang tính chất vui vẻ, rộn rã.

Bước đầu trẻ đã có những biểu hiện quan tâm tới nội dung bài hát với những câu hỏi “Nói về cái gì?", “về ai?".

Trẻ có biểu hiện về trí nhớ âm nhạc, bước đầu nắm được những ấn tượng về tác phẩm âm nhạc,

Trẻ 5-6 tuổi

Sự chú ý của trẻ cao hơn và kéo dài. Trẻ biết tập trung nghe âm nhạc. Trẻ có khả năng cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc. Trẻ biết thể hiện nhu cầu đối với âm nhạc và có ý thức hơn, biết xác định được tính chất âm nhạc vui, buồn, âm thanh cao, thấp, to, nhỏ, nhanh, chậm.

Các vận động cơ bản đã hoàn thiện hơn, đặc biệt khả năng vận động của các cơ lớn. Trẻ biết phối hợp động tác tay, chân, thân mình biết múa cùng bạn, múa với các đội hình đơn giản, các động tác phong phú hơn.

CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1

Câu hỏi I: Vì sao cần phải xác định được đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ mầm non?

Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non.

Câu hỏi 3 : Trình bày đặc điểm của hoạt động âm nhạc lứa tuổi mầm non

Hoạt động 2: Xác định mục tiêu giáo dục phát trin thẩm mĩ cho trẻ mầm non

MỤC TIÊU

Giáo viên có được cách nhìn tổng thể về mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non, giúp giáo viên triển khai nội dung lĩnh vục giáo dục phát triển thẩm mĩ một cách đúng hơn.

NỘI DUNG

- Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non bao gồm:

- Mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ nhà trẻ (3-36 tháng).

- Mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi).

ĐỌC THÔNG TIN SAU

Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ nhà trẻ nằm trong mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ, đó là: Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình...

Mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo:

+ Có khả nàng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật.

+ Có khả nàng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.

+ Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật

2.4. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2

Câu hỏi 1: Vì sao cần phải nắm được mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ ở trẻ mầm non?

Câu hỏi 2. Hãy trình bày mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ nhà trẻ.

Câu hỏi 3. Hãy trình bày mục tiêu giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo.

Hoạt động 3: Xác định kết quả mong đợi về sự phát trin thm mĩ ở trẻ mầm non

MỤC TIÊU

Giáo viên có được cách nhìn tổng thể kết quả mong đợi về sự phát triển thẩm mĩ ở trẻ mầm non. Từ đó, giúp giáo viên định hướng cách lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) cho trẻ trong trường mầm non.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Kết quả mong đợi về s phát triển thẩm mĩ tr nhà tr.

Kết quả mong đợi

12 - 24 tháng tuổi

24 - 36 tháng tuổi

Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/to nhỏ, vẽ nặn; xếp hình, xem tranh

- Thích nghe hát và vận động theo nhạc dậm chân, lắc lư, vỗ tay).

- Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/ bản nhạc quen thuộc

- Thích vẽ, xem tranh

- Thích từ mẫu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).

Kết quả mong đợi về thẩm tr mẫu giáo.

Kết quả mong đợi

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp cửa thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

- Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của minh khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.

- Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.

- Tán thưởng, khám phá, bát chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cám nồi lên cám xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.

- Chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc.

- Chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lấc lư theo bài hát, bản nhạc.

- Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cám xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc.

- Vui sướng, chỉ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng,..) của các tác phẩn tạo hình.

- Thích thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cám nhận của mình (về màu sắc, hình dáng...) của các tác phẩm tạo hình.

- Thích thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố cục...) của các tác phẩm tạo hình.

Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé dán, xếp hình).

- Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.

- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ...

- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...

- Vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa).

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa).

- Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).

- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình dể tạo ra sản phẩm theo sự

- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.

- Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.

- Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.

- Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

- Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

2.5. Xé theo dải, xé vụn và dán thành các sản phẩm

- Xé, cắt theo đường thẳng, đường ngang... và dán thành sản phẩm

- Phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành

- Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phần có 1 khối hoặc 2 khối.

- Làm lõm, vo bẹt, bè loe, vuốt nhọn, uổn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm cồ nhiều chi tiết.

- Phối hợp các kĩ năng nặn để tạo thánh sán phẩm có bố cục cân đối.

- Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thánh các sản phẩm có cẩu trúc đơn giản.

- Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm cồ kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

- Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm cồ kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Nhận xét các sản phẩm tạo hình.

- Nhận xét các sản phẩm tạo hình vẽ màu sắc, đường nét, hình dáng.

- Nhận xét các sản phẩn tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.

Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).

- Vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc.

- Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc.

- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.

- Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

- Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát

- Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.

- Đặt tên cho sản phẩn tạo hình.

- Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

- Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

- Đặt tên cho sản phần tạo hình

- Đặt tên cho sản phẩn tạo hình

Hoạt động 4: Thiết kế các hoạt động âm nhạc/tạo hình, trên cơ sở của việc xác định đặc điểm, mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non theo nội dung chương trình giáo dục mầm non

MỤC TIÊU

Giáo viên có được những gợi ý về việc tổ chức các hoạt động âm nhạc, tạo hình cho trẻ, được tổ chức trong hoạt động học ở trường mầm non. Các hoạt động gợi ý này nhằm giúp giáo viên tham khảo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). Từ đó, giúp giáo viên biết cách thiết kế các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) được tổ chức cho trẻ ờ độ tuổi do giáo viên phụ trách trong trường mầm non.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 8.632
0 Bình luận
Sắp xếp theo