Văn học Việt Nam chia làm mấy giai đoạn?

Văn học Việt Nam, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, là tấm gương phản chiếu sinh động đời sống tinh thần, tư tưởng và khát vọng của dân tộc qua từng thời kỳ. Để hiểu rõ sự phát triển của nền văn học nước nhà, việc phân chia các giai đoạn đóng vai trò quan trọng, giúp người học hệ thống hóa kiến thức và nhận diện những đặc trưng riêng biệt của từng thời kỳ. Vậy văn học Việt Nam được chia thành mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn mang dấu ấn lịch sử, văn hóa và nghệ thuật như thế nào? Từ văn học dân gian truyền miệng đến văn học trung đại thấm đẫm tư tưởng Nho giáo, rồi văn học hiện đại với hơi thở cách tân, hành trình ấy là câu chuyện dài đầy thú vị.

Mời các bạn cùng khám phá qua bài viết này để hiểu rõ hơn về sự phân kỳ và những cột mốc quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam!

Văn học viết là gì?

Như tên gọi của nó, văn học viết là thể loại văn học được trình bày và lưu trữ dưới dạng chữ viết, một phát minh của con người trong quá trình sinh sống và phát triển có sự góp mặt của yếu tố chữ viết. Mặc dù ra đời khá muộn, văn học viết vẫn là một bộ phận không thể tách rời của kho tàng văn học Việt Nam, bởi nó không chỉ thừa hưởng những đặc tính vốn có của văn học dân gian, đặc trưng của văn học viết còn cho phép nó tách mình ra khỏi tính cộng đồng vốn có của văn học dân gian, dần khẳng định tính cá nhân trong các tác phẩm. Giờ đây, khi tác giả hoặc nhóm tác giả cùng chung tay xây dựng nên cốt truyện, họ dần lưu lại dấu ấn của mình thông qua nhiều yếu tố khác nhau, tạo nên tính cá nhân trong tác phẩm.

Như vậy, có thể tạm chia văn học Việt Nam thành 2 thể loại chính: văn học dân gian (gồm có văn học chịu hoặc không chịu sự ảnh hưởng của bộ máy nhà nước) và văn học viết. Trong đó, tính cá nhân của văn học dân gian thường mờ nhạt, không được thể hiện rõ trong tác phẩm. Ngược lại, trong 1 tác phẩm văn học viết, dấu ấn cá nhân và mắt thẩm mỹ của cá nhân sẽ được biểu thị rõ rệt và đầy đủ nhất.

Các giai đoạn của văn học Việt Nam

Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại

Các giai đoạn của văn học Việt Nam 

Tóm tắt các giai đoạn phát triển văn học Việt Nam

1. Văn học trung đại (Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)

Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ gao lưu với các vùng trong khu vực.

Gồm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

* Văn học chữ Hán:

– Xuất hiện từ thế kỉ X, tồn tại đến thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

– Tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông như: Nho giáo, phật giáo, tư tưởng Lão Trang.

– Tiếp nhận một phần quan trọng hện thống thể loại và thi pháp cổ của văn học Trung Quốc

– Nhiều tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

* Văn học chữ Nôm:

– Phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao cuối thể kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX

– Có nhiều thành tựu lớn, cùng với sự xuất hiện và phát triển văn học chữ Nôm, các thể loại văn học truyền thống của dân tộc hình thành và phát triển mạnh, các tác phẩm của các tác giả lớn dễ dàng đến với nhân dân lao động.

2. Văn học hiện đại: Là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ

* Trước 1945

– Trải qua một giai đoạn giao thời, từ đầu thế kỉ XX đến những năm ba mươi của thê kỉ XX, Văn học Việt Nam bước vào quỹ đạo của văn học thế giới, tiếp xúc với văn học châu Âu.

– Văn học giai đoạn này có sự kế thừa tinh hoa văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa.

* Sau 1945

– Cách mạng tháng tám – 1945 đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX.

– Văn học phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả những phương diện phong phú, đa dạng.

+ Từ 1945 – 1975: Văn học diễn ra trong hoàn cảnh đấu tranh, giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu.

+ Từ 1975 đến hết thế kỉ XX: Văn học giai đoạn này cùng đất nước bước vào thời kì đổi mới sâu sắc, có sự phát triển mang tính dân chủ sâu sắc, có nội dung nhân bản phong phú và đạt tới phẩm chất nghệ thuật cao.

⇒ Nổi bật nhất của nền văn học thế kỉ XX thuộc về văn học yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, nền văn học Việt Nam đã không ngừng phát triên và hoàn thiện về thể loại.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
18 22.321
Văn học Việt Nam chia làm mấy giai đoạn?
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng