Thực hiện xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp sớm trong tư vấn học đường THCS
Thực hiện xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp sớm trong tư vấn học đường THCS như thế nào? Tư vấn học đường THCS là một chương trình quan trọng bởi THCS là lứa tuổi có nhiều sự biến đổi trong tâm lý.
Tư vấn tâm lý học đường
1. Tư vấn học đường cho học sinh THCS
Lứa tuổi THCS có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo", “tuổi khủng hoảng", “tuổi bất trị "...
- Mục đích của tư vấn học đường cho học sinh THCS:
Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
- Nhiệm vụ của nhà trường trong tư vấn tâm lý học đường:
Dự báo, khảo sát định kỳ phân loại đối tượng học sinh về những vấn đề sức khỏe, tâm lý học sinh và thực hiện hoạt động tham vấn phòng ngừa.
Sàng lọc, phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, tâm lý học sinh và thực hiện hoạt động tham vấn trực tiếp cho học sinh.
Tổ chức các chương trình phòng ngừa và can thiệp tới toàn bộ học sinh nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng để học sinh tự ứng phó và giải quyết các vấn đề gặp phải. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề và tư vấn cho giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhà trường về những chủ đề có liên quan tới tâm sinh lý, giáo dục dành cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động, các chuyên đề, hội thảo chuyên sâu về tâm lý lứa tuổi cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm làm công tác TVTLHĐ
2. Thực hiện xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp sớm trong tư vấn học đường THCS
Bước 1: Nhận diện vấn đề
Lập tổ hỗ trợ học sinh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà trường với các thành phần gồm ban giám hiệu, cán bộ đoàn đội, giám thị, giáo viên chủ nhiệm, trưởng ban phụ huynh và đội ngũ cán bộ tâm lý học đường.
Nhiệm vụ của tổ hỗ trợ học sinh là nhận diện nhu cầu của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh đối với các hoạt động hỗ trợ tâm lý. Hàng năm vào đầu năm học, tổ hỗ trợ triển khai lấy phiếu đánh giá nhu cầu được tham vấn, hỗ trợ tâm lý từ tất cả các lớp trong nhà trường. Qua đó lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động phòng ngừa, tọa đàm, tham vấn tâm lý cho cả năm học.
Bước 2: Phân tích vấn đề
Thông qua những thông tin thu dược từ các phiếu nhu cầu, cũng như thông tin trực tiếp từ những giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ tâm lý nghiên cứu các trường hợp cụ thể để lên kế hoạch tác động.
- Đối với các hoạt động phòng ngừa
Trên cơ sở thông tin thu được đầu năm, phòng tâm lý xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học đối với từng khối lớp sao cho các hoạt động phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi và tính chất học tập.
- Đối với các hoạt động can thiệp
Với những trường hợp học sinh có nhu cầu tự tìm đến, cán bộ tâm lý trên cơ sở hồ sơ tâm lý đã lưu kết hợp với các phương pháp trò chuyện, trao đổi để phát hiện những vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh, qua đó lên kế hoạch tác động hoặc hỗ trợ.
Tương tự như vậy, đối với những học sinh được giáo viên chủ nhiệm đưa xuống, văn phòng sẽ tiếp nhận và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề của học sinh. Những thông tin này được ghi chép cẩn thận vào hồ sơ tâm lý. Đối với những tình huống quen thuộc, cán bộ tâm lý có thể thực hiện ngay các biện pháp tác động. Trong trường hợp vấn để của học sinh phức tạp, cán bộ tâm lý sẽ phải ghi chép đầy đủ thông tin để đưa ra hội đồng chuyên môn trước khi can thiệp.
Bước 3: Các hoạt động can thiệp
Tại bước này, văn phòng áp dụng mô hình can thiệp 3 bậc gồm các nội dung sau:
- Can thiệp phổ quát: Thiết lập nền tảng can thiệp toàn trường cho tất cả học sinh.
Chú trọng nhiều đến can thiệp phòng ngừa với các nhóm học sinh theo từng cấp học đặc biệt đi với học sinh khối 6 sẽ chú trọng cung cấp kiến thức về những thay đổi về cơ thể và tinh thần khi đến tuổi dạy thì; với học sinh khối 7,8,9 tập trung vào các hoạt động tọa đàm, các khóa tập huấn kỹ năng về phòng trách các tệ nạn xã hội; sử dụng chất kích thích; lạm dụng các trò chơi nguy hiểm đến tính mạng…
- Can thiệp trung tâm: Can thiệp sớm cho một số học sinh.
Với một số học sinh có một vài biểu hiện của các vấn đề về hành vi và tâm lý như lo âu căng thẳng… sẽ được can thiệp theo nhóm hoặc cá nhân thông qua các hoạt động thay đổi hành vi, cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc….
- Tập trung sâu: Can thiệp sâu cho một số học sinh.
Với học sinh gặp phải những khó khăn tâm lý ở mức độ nặng, văn phòng tập trung can thiệp nhiều cả về mặt thời gian và mức độ tác động. Các em được can thiệp cá nhân với nhà tham vấn 1 tuần 1 lần và làm liên tục hơn 10 buổi. Trong một số trường hợp tác động của cán bộ tâm lý không khả quan, văn phòng sẽ liên hệ với các cơ sở y tế chuyên ngành để kịp thời can thiệp.
Bước 4: Xây dựng các chiến lược củng cố và phòng ngừa sớm
- Các biện pháp giáo dục đối với học sinh.
Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và kỹ năng xã hội được chú ý với học sinh toàn trường và chú ý mức độ thường xuyên thực hiện và có sự đánh giá.
Vấn đề bạo lực đang ngày càng gia tăng tại trường học vì vậy các nhà tham vấn chú ý hỗ trợ trong các chương trình giảm bạo lực và kiểm soát giận dữ đối với học sinh. Điều này phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn đồng lứa hỗ trợ hòa giải, giảm thành kiến và gia tăng hợp tác với các học sinh.
Giáo dục luật pháp và phòng ngừa tội phạm, phòng chống băng đảng hoặc kết bè băng đảng trong trường học cũng như ngoài cộng đồng. Giáo dục thanh thiếu niên về bạo lực trong các buổi hò hẹn, bạo lực trong gia đình và tấn công tình dục.
- Các biện pháp giáo dục từ gia đình.
Tập huấn các kỹ năng làm cha mẹ cho các bậc cha mẹ giúp học có kiến thức và kỹ năng trong việc giáo dục con cái. Giúp phụ huynh lập ra và truyền đạt các tiêu chí về hành vi rõ ràng cho con cái qua hành động và lời nói để con cái thực hiện.
Tổ chức các buổi tập huấn giúp phụ huynh cải thiện các biện pháp kiểm soát và kỷ luật con cái mà không cần đến các giải pháp về bạo lực như đánh đập và mắng trẻ. Giúp phụ huynh nêu gương cho con cái noi theo.
Việc thông báo kết quả tư vấn cho phụ huynh học sinh là một việc làm cần thiết và mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của mô hình can thiệp. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy nếu phụ huynh học sinh biết được những khó khăn tâm lý mà con em mình mắc phải thì chính họ sẽ là người động viên, hỗ trợ con em mình vượt qua những khó khăn tâm lý đó một cách có hiệu quả và bền vững
- Các biện pháp giáo dục từ môi trường sư phạm.
Xây dựng văn hóa học đường với các giá trị và chuẩn mực thống nhất và phù hợp với lứa tuổi, văn hóa truyền thống và các quy định chung của nhà trường. Nhất quán trong khen thưởng và trừng phạt đối với học sinh. Tập huấn các kỹ năng quản lý lớp học cho giáo viên, huấn luyện can thiệp phi bạo lực cho giáo viên và nhân viên nhà trường. Dùng phương pháp giám sát tự nhiên đối với học sinh và giáo viên.
Sự phối hợp chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp có một ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tư vấn cho học sinh. Chính thầy cô giáo là người có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học sinh có tham gia hoạt động tư vấn hay không.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp thông tin về Thực hiện xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp sớm trong tư vấn học đường THCS. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Âm nhạc 8 Cánh Diều
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học Mô Đun 2
Điểm khác biệt giữa cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512 với cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là gì?
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Anh lớp 3 Cánh Diều
Đối tượng tham gia cuộc thi Thầy cô trong mắt em