Tải tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Toán lớp 10 Giáo dục thường xuyên file doc

Tải về

Tài liệu hướng dẫn dạy học môn Toán học 10 GDTX

Tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Toán học 10 Giáo dục thường xuyên vừa được Bộ giáo dục ban hành tại Quyết định 2556/QĐ-BGDĐT ngày 6 tháng 9 năm 2023 về phê duyệt Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT). Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

Tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Toán học

MỤC LỤC

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. MỤC TIÊU

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Yêu cầu về phẩm chất

2. Yêu cầu về năng lực

3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn học

III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

1. Nội dung giáo dục

2. Thời lượng giáo dục

IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .

1. Định hướng về phương pháp giáo dục

2. Hình thức tổ chức dạy học

3. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục

Phần thứ hai

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN MÔN TOÁN LỚP 10

I. MỤC TIÊU MÔN HỌC

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Nội dung khái quát

2. Phân bố các mạch nội dung ở các lớp

3. Nội dung và yêu cầu cần đạt cụ thể của Lớp 10

4. Nội dung và yêu cầu cần đạt cụ thể đối với các chuyên đề học tập Lớp 10

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

1. Thời lượng thực hiện nội dung môn Toán

2. Phương pháp dạy học môn Toán

3. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục

4. Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học

Phần thứ ba

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10

A. MẠCH ĐẠI SỐ

PHẦN I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP

CHỦ ĐỀ 1: MỆNH ĐỀ

CHỦ ĐỀ 2: TẬP HỢP. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP

ÔN TẬP PHẦN I

PHẦN II: BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH

BẬC NHẤT HAI ẨN

CHỦ ĐỀ 3: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

CHỦ ĐỀ 4: HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

ÔN TẬP PHẦN II

PHẦN III: HÀM SỐ BẬC HAI VÀ ĐỒ THỊ

CHỦ ĐỀ 5: HÀM SỐ

CHỦ ĐỀ 6: HÀM SỐ BẬC HAI

CHỦ ĐỀ 7: DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI

CHỦ ĐỀ 8: PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

ÔN TẬP PHẦN III

PHẦN IV: ĐẠI SỐ TỔ HỢP

CHỦ ĐỀ 9: QUY TẮC CỘNG, QUY TẮC NHÂN, SƠ ĐỒ HÌNH CÂY

CHỦ ĐỀ 10: HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP VÀ TỔ HỢP

ÔN TẬP PHẦN IV

PHẦN V: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC

CHỦ ĐỀ 11: GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ 0° ĐẾN 180°

CHỦ ĐỀ 12: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC. GIẢI TAM GIÁC

ÔN TẬP PHẦN V

PHẦN VI. VECTƠ

CHỦ ĐỀ 13: CÁC KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU.

CHỦ ĐỀ 14: CÁC PHÉP TOÁN VECTƠ

ÔN TẬP PHẦN VI

CHỦ ĐỀ 15: TỌA ĐỘ CỦA VECTƠ.

CHỦ ĐỀ 16: ĐƯỜNG THẲNG TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

CHỦ ĐỀ 17: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ.

CHỦ ĐỀ 18: BA ĐƯỜNG CONIC TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

ÔN TẬP PHẦN VII

C. MẠCH THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

PHẦN VIII: THỐNG KÊ

CHỦ ĐỀ 19: SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ

CHỦ ĐỀ 21: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM MẪU SỐ LIỆU

CHỦ ĐỀ 22: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO MỨC ĐỘ PHÂN TÁN

ÔN TẬP PHẦN VIII

PHẦN IX: XÁC SUẤT

CHỦ ĐỀ 23: XÁC SUẤT VÀ BIẾN CỐ

CHỦ ĐỀ 24: THỰC HÀNH TÍNH XÁC SUẤT

ÔN TẬP PHẦN IX

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

CHUYÊN ĐỀ 10.1: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC.

CHUYÊN ĐỀ 10.2: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT BA ẨN

CHUYÊN ĐỀ 10.3: BA ĐƯỜNG CONIC VÀ ỨNG DỤNG

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. MỤC TIÊU

- Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt được trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Mục tiêu chung của Chương trình GDTX cấp THPT nhằm giúp học viên (HV) tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, hoàn thiện học vấn THPT và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng yêu cầu có thể tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Chương trình GDTX cấp THPT nhằm cụ thể hoá mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp THPT đối với GDTX, giúp HV làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực; phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

1. Yêu cầu về phẩm chất

Chương trình GDTX cấp THPT hình thành và phát triển cho HV những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2. Yêu cầu về năng lực

Chương trình GDTX cấp THPT hình thành và phát triển cho HV những năng lực cốt lõi sau:

a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục gồm: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục gồm: Năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ.

3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu

Phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

Yêu nước

- Tích cực, chủ động và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.

- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Nhân ái

Yêu quý mọi người

- Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.

- Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.

Chăm chỉ

Ham học

- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

- Tích cực tham gia học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.

Chăm làm

- Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.

- Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động.

- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Trung thực

- Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

- Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt.

- Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Trách nhiệm

Trách nhiệm với bản thân

- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

Trách nhiệm đối với gia đình

- Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.

- Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.

Trách nhiệm với nhà trường và xã hội

- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích của nhà trường và xã hội.

- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

- Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm với môi trường sống

- Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

....................

Mời các bạn xem nội dung chi tiết trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 65
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm