Phương pháp dạy học chinh phục mọi học sinh
Bí quyết dạy học thành công với mọi học sinh
Để tiết học trở nên hiệu quả hơn mỗi giáo viên đều có những cách làm riêng của mình. Tuy nhiên để dạy học hiệu quả đối với mọi học sinh thì không phải thầy cô nào cũng nắm rõ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số phương pháp dạy học hiệu quả, các thầy cô có thể tham khảo để áp dụng trong lớp học của mình nhé.
Để mỗi tiết học trở nên thật hiệu quả, các thầy cô nên tham khảo nhiều phương pháp khác nhau để áp dụng trong lớp học. Dưới đây là một số bí kíp dạy học của thầy Trần Hoài Thanh (Tài liệu đã được sự cho phép chia sẻ của thầy) giúp gắn kết thầy và trò cũng như nâng cao hiệu quả học tập trong lớp.
Đây là một tài liệu rất hay và hữu ích do thầy Trần Hoài Thanh biên soạn và chia sẻ mọi người cùng tham khảo. Mọi vấn đề thắc mắc cũng như tìm hiểu thêm về các phương pháp dạy học mới, các bạn có thể truy cập Facebook Trần Hoài Thanh của thầy giáo cùng trao đổi.
Phương pháp dạy học giúp học sinh ngày càng tiến bộ
I. MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mở rộng vùng thoải mái
+ Vùng thoải mái hay còn gọi là vùng an toàn.
VD: Một học sinh rất ngại đứng trước đám đông, chỉ cần có quá 20 người là cảm thấy mất tự tin, ko giao tiếp ... => có thể đứng trước đám đông thuyết trình một bài giảng?
(Một trong những nỗi sợ lớn nhất của con người là đứng trước đám đông).
- Mở rộng biên độ con lắc, mở rộng ngưỡng chấp nhận.
VD: Biến đổi, chuyển hóa một học sinh từ việc cho rằng 4 điểm tiếng anh là tốt lắm rồi trở thành học sinh cho rằng 4 điểm tiếng anh là không thể chấp nhận được, mình có thể đạt được 7 điểm, 8đ (tự học, trao đổi với bạn giỏi hơn; lên google tìm tài liệu, tham gia các khóa học ...)
- Làm sao để mở rộng vùng thoải mái ?
+ Làm cho họ TIN rằng: Họ có thể làm được.
+ HS yếu kém có thể làm được bài.
+ Khi cha mẹ tin rằng họ có thể thay đổi tính cách con cái thì hành động sẽ khác với những bậc cha mẹ cho rằng: Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
+) Làm thế nào?
- Rất nhiều đổi mới về chương trình giáo dục, thay SGK ... nhưng đó chỉ là bề nổi.
- Chúng ta không thể thay đổi được cả nền giáo dục, cũng không thay đổi được tất cả học sinh.
- Một buổi coaching, một buổi tâm thái chỉ có thể truyền lửa cho hs 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng nhưng sau đó nếu chúng ta bẵng đi một thời gian, mọi thứ lại trở về trạng thái cũ như chưa từng có điều gì xảy ra.
- Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi chính mình, thay đổi cách nhìn về nghề của mình, về học sinh, về tư duy, về phương pháp dạy học ... mà hiện nay đã có rất nhiều khóa học cộng đồng dành cho các thầy cô.
- Và chúng ta cũng rất cần các nhóm để kết nối, tạo động lực cho nhau xuyên suốt quá trình học hỏi và áp dụng vào thực tế. Có không ít thầy cô cũng đi học các khóa học nhưng khi trở về trường thì không biết bắt đầu từ đầu, áp dụng như thế nào.
II. VAI TRÒ CỦA HỌC SINH - HỌC SINH LÀ TRUNG TÂM
+ Là người quyết định đến vai trò của người thầy.
+ Là trung tâm của mọi vấn đề, quyết định mọi vấn đề.
+) Việc đào tạo chỉ quan tâm đến sự thay đổi và chuyển hóa của học sinh.
- HỌC SINH LUÔN CÓ NHỮNG ĐIỂM CHUNG
+) Mỗi học sinh có hoàn cảnh khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của ngoại cảnh khác nhau do đó chúng lớn lên phát triển về tâm sinh lý khác nhau, tại sao chúng ta phải khổ sở chiều theo những cái riêng đó?
+) Một lớp học 45 con người là 45 cái riêng, tại sao chúng ta có thể phân nhóm chính xác?
-> Tìm ra những điểm chung, để tất cả thầy và trò cùng hòa hợp, cùng cộng hưởng.
- MONG MUỐN CỦA HỌC SINH
+) Là lứa tuổi khao khát được thể hiện bản thân
-> GV phải nắm bắt được tâm lý đó, giao cho những nhiệm vụ hay công việc có tính thử thách. +) Là lứa tuổi khao khát được thừa nhận và tôn trọng, được quan tâm, được là một phần quan trọng của cuộc sống. (cái này bất cứ ai trong chúng ta cũng mong muốn vì nó là mong muốn cơ bản)
+) Dễ bị kích động về tâm lý, tích cực rất nhanh mà tiêu cực cũng nhanh.
III. VAI TRÒ NGƯỜI THẦY: TRAINER = LEADER
+) Là người dẫn dắt, chỉ đường.
+) Tin tưởng vào người mà mình dẫn dắt.
+) Dẫn dắt học sinh từ khởi đầu đến lớn mạnh hơn.
-> Xem học sinh làm như thế nào, áp dụng ra sao mới là người thầy hiện đại.
+ Nói bằng sự trải nghiệm, cái học được, làm được.
+ Niềm tin tuyệt đối vào người mình dẫn dắt. Đừng đánh giá người khác thông qua hình dáng, học thức ...
+ Tin rằng họ có thể và chắc chắn làm được.
IV. CẤP ĐỘ HIỂU BIẾT KIẾN THỨC
Trong một tiết học có nhiều nội dung kiến thức, cấp độ để HS có thể hiểu được kiến thức là:
1. Công thức
2. Luyện tập để thuộc công thức.
3. Luyện tập để thành bản năng. -> GV đừng mong mọi thứ phải thật hoàn hảo, trong giáo dục và đào tạo, để đạt được sự hoàn hảo thì phải chấp nhận mất nhiều thời gian hơn, mất nhiều nguồn lực hơn, mất nhiều công sức hơn, dục tốc bất đạt không bao giờ là sai cả.
V. 3 CHÌA KHÓA ĐỂ CÓ TIẾT HỌC THÀNH CÔNG
1. Bối cảnh
+ Bối cảnh là: Thời gian, không gian, luật lệ, nghi thức, kĩ năng, bài tập, sức khỏe của HS, thể trạng của GV, sự chuẩn bị của GV và HS ...
+) Bối cảnh như một ly nước, bất cứ khi nào các yếu tố kia có vấn đề lập tức bối cảnh sẽ bị phá vỡ.
+) Bảo vệ ở mức cao nhất, kiểm soát hành vi, năng lượng của học sinh, âm thanh, ánh sáng.
+) Không tránh khỏi những yếu tố bất ngờ như: đang dạy thì hỏng máy chiếu, hỏng loa, máy tính không lên, làm thí nghiệm hỏng ... thì phải bình tĩnh xử lý (đây là thước đo bản lĩnh của người thầy)...
VD:
HS ra vào tự do, điện thoại, mệt mỏi, ngủ gật ...làm phá vỡ bối cảnh, đều ảnh hưởng đến chất lượng giờ học. -> Do đó giáo viên phải quan sát và xử lý tất cả các tình huống có thể gây ảnh hưởng xấu đến giờ học.
2. Tham gia của học sinh
+) HS cần được nói, nghe, nhìn, trải nghiệm, tham gia vào bài tập tình huống có cảm xúc; giúp học sinh đẩy mức nhận thức kiến thức lên cao nhất.
- Thiết kế bài tập để học sinh làm, còn các bạn chỉ quan sát và để học sinh tự tạo ra kết quả. (Riêng phần này xoáy sâu vào cũng đã có rất nhiều SKKN được khai thác trong từng môn học cụ thể)
3. Ghi nhận, cảm ơn.
- Trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào học sinh tham gia?
+ Mọi học sinh đều được chào đón.
+ Điều vô lí nhất của giáo viên là: Bắt phụ huynh bảo con em họ tích cực giơ tay phát biểu trong giờ học.
+ Học sinh nghĩ gì nói đó, để học sinh bộc lộ tài năng, họ sẽ tham gia nhiều hơn.
+ Mỗi khi GV gọi 1 HS nào đó trả lời, dù đúng hay sai cũng đừng tiếc một lời cảm ơn đến HS, vì trong tình trạng lớp học trầm, có HS tham gia là trân quý lắm rồi, đừng đòi hỏi nhiều, phải làm từng chút một. Chúng ta đôi khi còn sai lầm, hs cũng vậy.
+) Hãy cứ cảm ơn, ghi nhận sự xây dựng bài của hs.
VD: Trong lớp học của tôi: Giơ tay lên bảng làm sai được cộng 0,25đ, giơ tay lên bảng làm đúng được cộng 0,5đ (linh động điểm số). HS rất sợ sai vì nếu sai thì thường sẽ bị giáo viên chỉ trích, lâu dần không dám giơ tay.
+ Tình huống đau lòng nhất là hs giơ tay nhưng trả lời sai, lại bị giáo viên thẳng thắn chỉ trích luôn -> tự đánh mất đi hs tích cực, mà để xây dựng lại rất khó.
+ Với hs điểm số là rất quan trọng, với gv chúng ta điểm số cũng rất quan trọng (các cuộc thi viên chức, thi gvg ...)
+ Tình huống hs trả lời đúng -> Khích lệ: Cảm ơn em, cả lớp cho bạn A một tràng pháo tay (cái này dần sẽ thành thói quen, chứ ko phải chúng ta diễn cho thanh tra, cho người dự giờ xem, hãy làm nó ngay trong từng tiết học).
+ Tình huống hs trả lời sai -> Câu trả lời của em CHƯA CHÍNH XÁC (GẦN ĐÚNG VỚI ĐÁP ÁN RỒI), Cảm ơn em, thầy mời một bạn khác BỔ SUNG (HOÀN THIỆN) cho bạn.
-> HS trả lời sai không những KHÔNG CẢM THẤY XẤU HỔ vì giải sai bài tập mà còn cảm thấy như ĐƯỢC GÓP PHẦN XÂY DỰNG bài học.
- Ghi nhận- Khích lệ- Ghi nhận- Khích lệ
+ So sánh chính con người họ trong lớp học và trong 1 thời gian nhất định.
Ví dụ bài ktra trước hs A được 2 điểm; bài sau được 4 điểm -> thể là tiến bộ rồi, còn mong mỏi gì hơn.
- Ghi nhận sự phát triển của họ.
- KHÔNG SO SÁNH HS VỚI NGƯỜI KHÁC.
+) Cái này thường xảy ra khi gv thường so sánh các bạn trong lớp với nhau, So sánh lớp này với lớp khác -> Tổn thương lòng tự trọng => hs tự ti hơn.
+ Nhiều GV cho rằng so sánh như vậy hs sẽ ganh đua và tích cực hơn, hoàn thiện hơn. Câu trả lời là 50/50. Chúng ta không nên tự cho 1 giải pháp mang tính chất 50/50 vào giáo dục HS. Vì mỗi HS có hệ tư tưởng khác nhau, nó hiệu quả với hs này nhưng lại là tiêu cực với hs khác.
+ Câu chuyện: "Con nhà người ta” là một câu chuyện xấu, chứ không phải là phương pháp đem ra thích dùng lúc nào cũng được. Nó chỉ dành cho đối tượng hs có máu ganh đua, có thiên hướng muốn vượt bạn bè để về nhất, còn đại đa số nó không phù hợp để chúng ta mang ra áp dụng lên tất cả học sinh.
+ Đặc biệt trong buổi họp PHHS, có rất nhiều GV chủ nhiệm nhận xét từng HS trước cả lớp, đối với những PH có con em học tốt thì không sao, họ cảm thấy tự hào và được nở mày nở mặt, thế nhưng ngược lại với những PHHS có con em học kém thì họ cảm thấy xấu hổ không biết giấu mặt đi đâu cả. Rồi hậu quả là những cuộc họp gia đình gay gắt, kiểm điểm Con cái ... khiến những hs đang mất niềm tin vào học tập lại càng cảm thấy bản thân vô dụng kém cỏi, hậu quả rất nghiêm trọng. (Riêng phần này cũng đã có nhiều SKKN có thể được xây dựng).
VI: PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC LỚP HỌC NGAY TỪ LẦN ĐẦU GẶP MẶT
(Dành cho thầy cô đi thi viên chức, thi GVG, phải dạy 1 tiết lớp lạ ...)
TÔN CHỈ: PHẢI PHÁ BĂNG LỚP HỌC TRƯỚC
1. Quét mắt
- Để kiểm soát lớp học, để quan tâm và để thể hiện mình đang bao trùm cả lớp học, kiểm soát chìa khóa BỐI CẢNH.
- Chỉ quét mắt nhìn toàn bộ lớp, không nói gì cả.
2. Hai câu hỏi kiểm soát
- "Bao nhiêu trong số các bạn” (BNTSCB) - BNTSCB thấy trời hôm nay rất đẹp.. - BNTSCB muốn tiết học hôm nay sẽ thực sự thoải mái và vui vẻ! (Bất cứ 2 câu hỏi kiểm soát nào khiến HS bị thu hút về phía mình)
Mục đích: Tạo sự thân thiện, sự tham gia vào bài học của HS, kéo gần HS lạ về phía mình, HS đang phòng thủ bắt đầu cởi mở hơn.
3. Tên/ Chào mừng Chương trình.
+ Tên tôi là .... chào mừng tất cả thầy cô và các em đến với bài học ........ (Đoàn thuyền đánh cá, công thức lượng giác ... tùy từng môn) ngày hôm nay.
4. Ghi nhận/ Cảm ơn/ Tôn vinh
* Cảm ơn Ban giám khảo
+ Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến ......đã (VD: Các thầy cô trong thành phần BGK đã bớt chút thời gian đến đây tham gia dự giờ cùng lớp học, cả lớp cùng dành 1 tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn các thầy cô (để BGK cảm thấy họ được tôn trọng - phá băng thành công BGK) * Cảm ơn HS
+ Tiếp theo tôi xin gửi lời cảm ơn đến một con người, mà nếu không có họ thì sẽ không thể tạo nên thành công cho tiết học ngày hôm nay, hãy giúp tôi dành một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn đến tất cả các em học sinh có mặt trong tiết học ngày hôm nay. Xin cảm ơn. (Phá băng học sinh lần 2).
5. Tóm lược giá trị buổi nói chuyện/ Tiết học:
+ Lí giải vì sao cánh quạt tạo ra gió nhưng lại bám nhiều bụi (cho môn vật lý về bài ma sát)
+ Tại sao lại có vùng đất quanh năm ngập úng, có vùng lại trở thành sa mạc (môn địa ...) (Tùy theo từng môn, từng tiết, đưa ra các ví dụ thực tế khiến hs tò mò).
VII. PHƯƠNG PHÁP BIẾN TIẾT HỌC TRỞ NÊN NGẮN HƠN RẤT NHIỀU TRONG CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH
1. HỌC TẬP RẤT CẦN NĂNG LƯỢNG
- ĐỪNG ĐỂ HỌC SINH THANG MÃI KHÔNG HẾT GIỜ.
-> PHƯƠNG PHÁP THỨC TỈNH VÀ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI
- BÍ MẬT CỦA CÁC CHUYÊN GIA. VD: Hi-Fives (Đập tay vào nhau); thư giãn cơ thể, 2 tay sang trái, sang phải, trước sau: Ôm; Bắt tay với đối tác; Xoa bóp; Nhảy tự do Bất cứ thứ gì khác làm cho cơ thể chuyển động và làm mọi người cười.
- Cù, kể truyện cười, hát, đổi chỗ ngồi, tập thể dục, nhảy ........................ (lựa chọn phương thức cho hợp lý)
VIII: CÁCH KHIẾN HỌC SINH HỌC THUỘC KIẾN THỨC NGAY TRÊN LỚP
"Muốn giỏi thứ gì đó, hãy dạy lại nó cho người khác”.
1. CÔNG THỨC CĂN BẢN
#1 VIẾT RA NHỮNG GÌ VỪA ĐƯỢC HỌC
#2 CHIA SẺ VỚI ĐỐI TÁC
#3 CHIA SẺ TRƯỚC LỚP
2. ĐỐI TÁC CHIA SẺ - CÁCH XÂY DỰNG CẶP, NHÓM THẢO LUẬN NHANH GV:
- "Hãy tìm một đối tác”
- Nếu bạn không tìm được đối tác hãy giơ tay lên,nhìn xung quanh và tìm ai đó cũng đang giơ tay. Hãy đến gặp họ”
- Chia cả lớp thành 2 kiểu người: A và B
-"Chia sẻ những gì bạn vừa ghi ra (hoặc vừa được học - mỗi khi có từ 5 ý trong 1 bài học thì GV cần cho HS trao đổi, ôn ngay
* Thời gian: Bạn sẽ có ... phút dành cho mỗi người"
- "Tôi sẽ thông báo khi nào dừng”
- "A sẽ bắt đầu trước" (B sẽ bắt đầu trước)
* Bắt đầu "
...................................
- "Dừng lại"
-"Cảm ơn đối tác của bạn” (Hi five - Cảm ơn bạn đã chia sẻ)
3. CHIA SẺ TRƯỚC LỚP
GV:
"Ai có thể chia sẽ những gì bạn vừa ghi lại (vừa được học)*(dang rộng 2 tay) (nhớ di chuyển theo đúng vị trí - đối diện với học sinh, đủ bao quát cả lớp học; tuyệt đối không đứng cạnh học sinh và hỏi solo 1-1 như vậy sẽ khiến lớp học không được quan sát chung và giáo viên không quan tâm được cả lớp)
* Cám ơn, dành cho họ một tràng vỗ tay”
"Ai muốn chia sẻ thêm" (dang rộng 2 tay)
- “Cảm ơn,dành cho các bạn một tràng vỗ tay”
- Bao nhiều trong số các bạn học được từ vấn đề vừa rồi” (dang rộng 2 tay)
Với phương pháp này sẽ lập tức khiến học sinh biến kiến thức của thầy cô thành của mình. Được chia sẻ, được ghi nhận - đây là mong muốn và khao khát của tất thảy chúng ta.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Tiến Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tựu trường là gì? Ngày tựu trường là ngày gì?
Khung thời gian năm học 2024-2025
Phụ cấp thâm niên nhà giáo 2024
Hướng dẫn học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh 2021
(Chính thức) Lịch khai giảng toàn quốc 2024 - 2025
Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT 2021
Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp 2022 TP Hồ Chí Minh mới nhất
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Báo cáo chuyên đề Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong môn tiếng Việt
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Mĩ thuật 4 Cánh Diều (Full 15 câu)
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Vật lí 11 Kết nối tri thức
Thần chú lăng nghiêm
Đáp án trắc nghiệm tập huấn mô đun 2 - Tất cả các môn
Phần Vận động cơ bản trong SGK Giáo dục thể chất 3 gồm những chủ đề nào?