Giáo viên nên làm gì trong tiết học đầu tiên của năm học mới?
Những điều giáo viên nên làm trong buổi học đầu tiên năm học mới
Cách gây ấn tượng với học sinh trong buổi đầu tiên của năm học mới là điều rất quan trọng để tạo cho học sinh và giáo viên có những giờ học thật bổ ích và gần gũi. Vậy giáo viên nên làm gì trong tiết học đầu tiên của năm học mới để tạo không khí thoải mái nhất cho cả cô và trò? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Buổi học đầu tiên của năm học mới là khoảng thời gian rất quan trọng để gợi nên hứng thú học tập cho học sinh sau một kỳ nghỉ hè dài. Sau đây là những lưu ý quan trọng của thầy giáo Trần Hoài Thanh (Tài liệu chia sẻ đã được sự cho phép của tác giả) chia sẻ đến các thầy cô nên biết để buổi học đầu tiên trong năm học mới trở nên dễ dàng hơn nhé.
Đây là những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy hay và hữu ích do thầy Trần Hoài Thanh biên soạn và chia sẻ mọi người cùng tham khảo. Mọi vấn đề thắc mắc cũng như tìm hiểu thêm về các phương pháp dạy học mới, các bạn có thể truy cập Facebook Trần Hoài Thanh của thầy giáo cùng trao đổi.
1. Cách gây ấn tượng tốt với học sinh trong ngày đầu năm học mới
Bước 1: Quét mắt
Vì là buổi đầu nên chúng ta cấn thể hiện CÁI UY của người GV trước tiên bằng việc ĐỨNG IM GIỮA BỤC GIẢNG và QUÉT MẮT để kiểm soát lớp học.
Không nói gì cả cho đến khi lớp thực sự đã trật tự 100% và tất cả HS đều đứng dậy chào chúng ta.
Lợi ích:
+ Không mất nhiều thời gian cho việc ổn định lớp
+ Thể hiện được AI mới là người nắm giữ quyền lực mạnh nhất trong lớp học.
Bước 2: Phá băng lớp học
Dù là HS của lớp năm ngoái hay HS mới hoàn toàn thì HS đều có phản ứng phòng thủ, dò xét xem: GV này như thế nào, năm nay có thay đổi gì không ... Tức là có sự dè chừng nhất định.
+ Đưa ra 2 câu hỏi kiểm soát để kéo HS vào cuộc trò chuyện tiếp theo của mình.
Tôi lấy ví dụ mở đầu cho việc GV và HS sẽ thẳng thắn với nhau trong tiết học này (để chuẩn bị đưa ra các quy tắc, luật lệ chung trong môn học, tiết học...)
VD: GV: Bao nhiêu trong số các bạn (BNTSCB) chưa từng thấy cô/thầy trên tivi vui lòng giơ cao tay? (tạo thói quen giơ tay, giơ cao hơn thể hiện 100% năng lượng)
HS: Bắt đầu giơ tay. (vì GV lạ, chưa thấy bao giờ ...)
GV: : Bao nhiêu trong số các bạn (BNTSCB) chưa từng thấy cô/thầy trên báo đài, tiktok, youtube ... lại vui lòng giơ cao tay 1 lần nữa? (tạo thói quen giơ tay lần 2)
HS: Tiếp tục giơ tay
GV: Thực ra thầy cô đúng là chưa từng xuất hiện trên tivi và báo đài. Các bạn rất thẳng thắn và trung thực. Và với thái độ rất tốt về sự thẳng thắn và trung thực như vậy thì chúng ta sẽ cùng thẳng thắn trao đổi với nhau một số điều trong tiết học này. BNTSCB sẵn sàng trao đổi cùng với thầy/cô?
+ Giới thiệu tên, môn học và các nội dung tổng quát nhất bao trùm cả năm học.
Lợi ích:
+ Để HS nhớ tên, môn học, được tưởng tượng là mình sẽ học được những điều gì trong năm học với môn học này, tùy thuộc vào cách diễn đạt của từng GV.
+ Hãy để HS thấy được rằng: Tôi sẽ học được gì, trở thành, gì, nhận được gì khi học môn này, chứ không phải "Tôi phải làm những gì”.
BƯỚC 3: Đưa ra các quy tắc, luật lệ chung (rõ ràng tạo ra sức mạnh)
+ Thưởng, phạt để HS tâm phục khẩu phục.
VD: Cộng điểm cho HS hăng hái giơ tay, giơ tay trả lời mà sai thì vẫn được cộng 0.5 vào điểm miệng: giơ tay trả lời đúng được cộng 1 điểm vào điểm miệng ...
+ Đưa điều lệ, nội quy, nguyên tắc cho cả GV và cả HS trong lớp.
Hai điều trên, GV có thể tự quy định hoặc "tung ra” để lấy ý kiến chung của tất cả HS, rồi thống nhất thành quy tắc chung. Việc đưa quy tắc chung cần đảm bảo HS chấp thuận và nằm trong giới hạn mà thầy cô đã đặt ra từ trước.
VD: Không làm bài về nhà thì ...; nói chuyện riêng trong lớp thì ... bị ghi trong số đầu bài thì ... nghỉ học không phép thì ..... trốn học thì ..., đạt điểm cao thì....
+ GV cần làm gương cho HS, viết vào bộ quy tắc chung như:
Nếu GV vào muộn thì ...
Nếu GV sử dụng điện thoại hoặc gọi điện thoại trong giờ thì ...
Nếu chúng ta chỉ "xin lỗi các em, tôi vào muộn” thì HS cũng sẽ " xin lỗi cô, em đi học muộn ...” và chẳng có chuyện gì xảy ra ở đây cả.
Điều này không chỉ giúp HS thấy sự công bằng mà còn ép bản thân mình vào khuôn khổ và làm gương cho HS. Có như vậy những điều chúng ta nói với HS mới có trọng lượng và HS tâm phục khẩu phục. Không chỉ áp dụng cho GV mà các bậc Phụ huynh học sinh cũng phải làm gương cho con cái, thưởng phạt công bằng.
+ Có sự nhất quán và thống nhất chung giữa GVCN và GVBM.
-> Tránh trường hợp: "Tránh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, thành ra HS không biết phải nghe ai và từ chối ai.
+) Giữ lời
Chúng ta đã hứa thì chúng ta phải làm, tránh trường hợp há miệng mắc quai, sợ bị "hớ' đâm ra chúng ta lại tạo thêm thử thách cho HS. Điều đó làm thui chột niềm tin của HS với chúng ta. HS từ nghe lời sẽ bất mãn và không phục. Còn chúng ta không làm được thì đừng hứa gì cả thầy cô nhé.
Khi mọi thứ đều đã được thông qua, việc tiếp theo là chúng ta bắt đầu với *PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC MỌI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH” bằng việc liên tục ghi nhận, cảm ơn, khích lệ động viên HS tham gia vào bài học.
2. 5 yếu tố then chốt giúp GVBM, GVCN khiến học sinh tôn trọng và quý mến
1. Sẵn sàng học hỏi
Đa phần chúng ta thất bại là bởi không sẵn sàng học hỏi và không sẵn sàng áp dụng những điều được học và trong lớp học của mình. Ta học hỏi người khác nhưng lại sợ thua kém họ, học hỏi người khác thì là đang hạ thấp mình. Cây lúa xanh mọc thẳng, cây lúa chín nghiêng mình. Cái chúng ta cần là KẾT QUẢ TỐT ĐẸP. Sự học là trọn đời và việc không ngừng học hỏi chẳng có gì phải xấu hổ cả. -> Đọc sách, tham gia hội thảo, khóa học về dạy học, phương pháp dạy học ...
- Tạo dựng thói quen sử dụng google keep và pocket.
2. Làm gương
GV. Việc chúng ta làm gương không chỉ hoàn thiện bản thân mà còn tạo niềm tin và yêu mến của HS.
3. Nhất quán, thống nhất trong lời nói, hành động
Tránh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, như đã phân tích ở trên. Đúng quy tắc, luật lệ đã đề ra để thực hiện, tránh thiên vị.
4. Giữ lời
5. Mượn lực trợ lực từ chuyên gia
- Học hỏi từ các chuyên gia, các thầy cô đồng nghiệp, cùng chuyên môn.
- Đôi khi những người xung quanh, thậm chí khác ngành nghề, khác chuyên môn lại có những giải pháp hay và độc đáo.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Thái Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Tài liệu tập huấn sách Khoa học 4 Cánh Diều
-
18+ Mẫu thiệp, làm thiệp chúc mừng ngày của Cha 2024
-
Sách giáo khoa lớp 11 Chân trời sáng tạo
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
-
Nêu cách thức tải và cài đặt các phần mềm 3D-GeoGebra ứng dụng dạy học tương tác hình học động trong không gian 3 chiều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý
Cách xếp loại học lực cấp 2 mới nhất 2024
Bộ câu hỏi ôn thi Rung Chuông Vàng Trung học phổ thông 2024 có đáp án
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Cánh Diều
Đáp án tập huấn Ngữ Văn lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THCS